PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II CHÂU THÀNH Năm học: 2016-2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Lịch sử – Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) I/ Đề thi Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN. Sau khi gia nhập cộng đồng ASEAN thì Việt Nam đã có những thời cơ và thách thức như thế nào? Câu 2. (3,0 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc. Nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ của Việt Nam và Liên Hợp Quốc trong những năm gần đây? Câu 3. (3,0 điểm) Nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đối với ba nước Đông Dương là gì? Câu 4: (1,0 điểm) Như em cũng đã được biết hiện tại Tổng Thống nước Mỹ là Brack Obama, vậy từ những tìm hiểu hay hiểu biết của em hãy cho biết Ông ta đã giúp đỡ Việt nam như thế nào trong các nhiệm kỳ của mình? Hướng dẫn chấm đề Câu 1 - Hoàn cảnh ra đời: + Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. + Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. + Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan ) gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan. * Mục tiêu và nguyên tắc họat động : - Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. - Nguyên tắc: + Giữ vững hòa bình và ổn định khu vực. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau + Giúp đỡ để cùng nhau phát triển. * Thời cơ và thách thức: - Thời cơ: + Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ; + Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến; Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảmt bảo ổn định chính trị của khu vực - Thách thức: + chênh lệch về mức sống và tăng trưởng; + Khác biệt về chế độ chính trị; + lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội; + cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn... Học sinh có thể ghi thêm vài ví dụ dẫn chứng nhưng phải đáp ứng đúng yêu cầu của câu hỏi đặt ra. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 2 Hoàn cảnh ra đời: -Từ 25.4 đến 26.6.1945 tại Xan Phranxixcô (Mỹ) đã tiến hành một cuộc Hội nghị quốc tế với sự tham dự của đại diện 50 nước để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc. Nguyên tắc hoạt động: Gồm 5 nguyên tắc cơ bản: + Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. + Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc. Mối quan hệ của Việt Nam và Liên hợp Quốc: Liên hợp Quốc đã hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt. Vd: Trong suốt nhiều năm gia nhập Liên hợp Quốc, Việt Nam đã được hỗ trợ 2 tỉ USD. Đồng thời còn giúp đỡ phát triển về kinh tế, khoa học kỉ thuật, à Khi gia nhập Liên hợp Quốc thì Việt Nam đã và đang phát triển thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó cũng là một bước tiến khá lớn đối với dân tộc, con người và kin tế Việt Nam. 1đ 1đ 1đ Câu 3 * Nội dung : I. Kinh tế: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng. + Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh) + Công nghiệp: mở mang các ngành dệt, muối, xay xát..., đặc biệt là khai thác mỏ (than) + Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh. + Giao thông vận tải: phát triển, đô thị mở rộng. + Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi. + Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912. II. Chính sách chính trị ,văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp. a. Chính trị: Pháp tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết. Ngoài ra còn cải cách chính trị - hành chính: đưa thêm người Việt vào làm các công sở , lập Viện dân biểu. b. Văn hoá giáo dục: - Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”. - Các trào lưu tư tưởng, khoa học-kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.75đ 0.75đ Câu 4 Từ khi nhận chức Tổng Thống thì Obama đã: - Giúp đỡ Việt Nma về nguồn tài chính, kinh tế. - Giúp đỡ Việt Nam bảo vệ quốc phòng: chống Trung QUốc trên biển Đông để bảo vệ biển đông cũng như bảo vệ hai quần dảo lớn của Việt Nam. - Giúp Việt Nam có nước tiến mới. 1đ
Tài liệu đính kèm: