Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học: 2014 – 2015 môn: lịch sử

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1141Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học: 2014 – 2015 môn: lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học: 2014 – 2015 môn: lịch sử
PHÒNG GD & ĐT TÂN HIỆP 	KỲ THI CHỌN HS GIỎI VÒNG HUYỆN
Đề chính thức	Năm học: 2014 – 2015
Môn: Lịch sử
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (3 điểm)
Những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội của nhà Trần? Em nhận xét gì về quân đội nhà Trần?
Câu 2: (5 điểm)
	Có ý kiến cho rằng: “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á”. Bằng sự hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 3: (3 điểm)
	Hãy nêu những điểm chung nhất của các cuộc cách mạng tư sản thời kì lịch sử cận đại ?
Câu 4: (6 điểm)
	Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản, và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 5 : ( 3 điểm)
	Nhiệm vụ và vai trò của Liên Hợp Quốc là gì? Nêu những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết?
HẾT
Ma trận 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Nước Đại Việt thời Trần (TK XII-XIV)
Những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội của nhà Trần
Em nhận xét gì về quân đội nhà Trần
Số câu 1
Số điểm 3
Tỷ lệ % 100
1/2 câu
 1,5 điểm
50%
1/2 câu
1,5 điểm
50%
1 câu
 3 điểm
30%
Các nước Châu Á
“Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á”. Bằng sự hiểu biết em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Số câu 1
Số điểm 5
Tỉ lệ % 100
1
5 Điểm 
100%
1 câu 
5 điểm
50%
Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản
HS rút ra đặc điểm chung của các cuộc CMTS
Số câu 1
Số điểm 3
 Tỉ lệ % 100
1
3 điểm
100%
1 câu
3 điểm
30%
Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay
Trình bày được sự hình thành, mục đích và vai trò của chức LHQ
Vận dụng liên hệ thực tế những việc làm của LHQ giúp nhân dân VN
Số câu 1
Số điểm 3 
Tỉ lệ % 100
2/3 câu 
2 điểm 
66,7%
1/3 câu
1 điểm
33,3%
1 câu 
3 điểm 
30%
Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay
Chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản, và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
Số câu 1
Số điểm 6
Tỉ lệ % 100
1 câu
6 điểm
100%
1 câu 
6 điểm 
60%
Tổng số câu 5
TSĐ 20
Tỉ lệ %200
1/2, 2/3,1 câu 
9,5 điểm
95%
1/2, 1,1 câu
 9,5 điểm 
95%
1/3 câu
1 điểm
10%
5 câu 
20 điểm 
200%
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM.
Câu 1
Những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội của nhà Trần? Em nhận xét gì về quân đội nhà Trần?
3 điểm
- Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua.
- Ở làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.
- Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “Ngụ binh ư nông” và theo chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
- Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
- Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc.
* Nhận xét:
- Tổ chức quân đội thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
- Mối quan hệ giữa quan - quân đồng nhất.
0,75
0,5
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
Có ý kiến cho rằng: “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á”. Bằng sự hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
5 điểm
*Giới thiệu khái quát về Châu Á
- Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực...
 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn.
*Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế
 - Trung Quốc: 
 * Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới...
 *Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
 - Một số nước khác: 
 * Xin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “ con rồng ở châu Á”.
 * Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%.
 * Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%.
+ Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”... 
0,5
0,5
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
Hãy nêu những điểm chung nhất của các cuộc cách mạng tư sản thời kì lịch sử cận đại ?
3 điểm
HS rút ra đặc điểm chung của các cuộc CMTS
Lật đổ chế độ phong kiến
Mở đường cho sự phát triển của CNTB
Giai cấp tư sản nắm quyền
1
1
1
Câu 4
Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản, và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
6 điểm
 * Chính sách đối ngoại của Mĩ:
- Với tiềm lực kinh tế, quân sự to lớn, sau chiến tranh thế giới thứ hai giới cầm quyền Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm: chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên phạm vi thế giới.
- Mĩ tiến hành viện trợ, lôi kéo khống chế các nước, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
- Tuy thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu song Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại ở Việt Nam (1954-1975).
- Từ 1991 Mĩ ráo riết xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ khống chế. Nhưng giữa tham vọng và thực tế có khoảng cách không nhỏ.
* Chính sách đối ngoại của Nhật Bản:
- Sau chiến tranh, Nhật là nước bại trận, lệ thuộc Mĩ => Kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật” chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ và để Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật.
- Từ nhiều thập niên qua, Nhật thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị để tập trung phát triển kinh tế.
- Từ đầu những năm 90 của TK XX, Nhật nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với tiềm lực kinh tế của mình.
* Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu:
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị với các thuộc địa trước đây: Hà Lan xâm lược trở lại Inđônêxia, Pháp xâm lược Đông Dương, Anh xâm lược Mã Lai nhưng cuối cùng đều thất bại.
- Trong thời kì “chiến tranh lạnh”, các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN.
1
0,5
0,75
0,5
0,75
0,5
0,5
1
0,5
Câu 5
Nhiệm vụ và vai trò của Liên Hợp Quốc là gì? Nêu những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết?
(3 điểm)
* Nhiệm Vụ:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của các dân tộc.
- Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
* Vai Trò:
- Có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa nhất là các nước Á và Mỹ La-Tinh.
* Những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp Việt Nam.
- Cử các chuyên gia sang giúp Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, thông qua các tổ chức: UNICEP, FAO,UNFPA
- Thực hiện các chương trình xã hội như: Chăm sóc trẻ em, tiêm chủng phòng dịch,các dự án trồng rừng
0,5
0,5
1
0,5
0,5
* Lưu ý: Trên đây là những ý mà trong quá trình làm bài học sinh phải đề cập đến. Cho điểm tối đa khi bài làm đầy đủ ý, trình bày khoa học, cấu trúc bài làm đảm bảo tính lôgic chặt chẽ, diễn đạt câu, từ rõ ràng.
Tân Hiệp, ngày 13 tháng 11 năm 2014
Người ra đề
Lê Văn Thẳng

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_mon_Lich_su_HSG_lop_9_20142015.doc