SỞ GIÁO TẠO ĐỒNG THÁP Trường THPT Cao Lãnh I Giáo viên : Đặng Thị Ngọc Thảo SĐT: 098604082 THI HỌC KÌ I MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề 123 Câu 1.Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4-5, hãy xác định lần lượt các tỉnh thuộc điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây ( phần đất liền)nước ta: A. Lai Châu, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. B. Hà Giang, Cà Mau, Phú Yên, Điện Biên. C. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. D. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Lai Châu. Câu 2. Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên thiên nhiên nước ta có đặc điểm: A. Sinh vật đa dạng, phong phú. B. Khí hậu ôn hòa, dễ chịu. C. Khoáng sản da dạng về chủng loại. D. Đất đai rộng lớn, phì nhiêu. Câu 3. Vùng biến nước ta tiếp giáp biển với: A. 7 nước B. 8 nước C. 9 nước D. 6 nước. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 17, hãy cho biết cửa khẩu nằm trên biên giới của Cam-pu-chia với Việt Nam là: A. Hữu Nghị, Lệ Thanh B. Cầu Treo, Lao Bảo. C. Tây Trang, Nậm Cắn D. Xa Mát, Tịnh Biện. Câu 5. Về mặt kinh tế, vị trí địa lý nước ta ảnh hưởng: A. Thuận lợi sử dụng tổng hợp các nguồn lợi biển Đông và sông Mê-Kông. B. Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. C. Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển. D. Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập và thu hút đầu tư của nước ngoài. Câu 6. Khu vực đồi núi cao nhất nước ta tập trung; A. Vùng núi Đông Bắc. B. Vùng núi Tây Bắc C. Vùng núi Trường Sơn Bắc D. Vùng Núi Trường Sơn Nam. Câu 7. Đặc điểm nổi bậc của địa hình Việt Nam: A. Nhiều đồi núi B. Nhiều sông, suối. C. Nhiều đảo, quần đảo D. Hình dáng lãnh thổ trãi dài. Câu 8. Đồng bằng Thanh Hóa thuộc hệ thống sông: A. Đồng Nai B.Mã, Chu C. Đà Rằng D. Thu Bồn. Câu 9. Ý nào không đúng với địa hình chung của nước ta: A. Hướng núi là Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung. B. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi cao. B. Địa hình đa dạng và có sự phân hóa. Câu 10. Đồng bằng Bắc Bộ nước ta nổi bậc với đặc trưng nào sau đây: A. Địa hình thấp và bằng phẳng. B. Hẹp ngang và bị chia cắt nhỏ. C. Hàng năm luôn được bồi đắp phù sa sông. D. Có hệ thống đê ngăn lũ. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13-14, hãy cho biết dãy núi Bạch Mã nằm trọn vẹn trong khu vực: A. Vùng núi Đông Bắc. B. Vùng núi Tây Bắc C. Vùng núi Trường Sơn Bắc D. Vùng Núi Trường Sơn Nam. Câu 12. Hạn chế lớn nhất của vùng cao nguyên badan ở Tây Nguyên nước ta là: A. Dễ xãy ra tình trạng thiếu nước. B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất. C. Dễ xãy ra lũ nguồn, lũ quét. D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất. Câu 13. Các mỏ khoáng sản nội sinh của nước ta thường tập trung ở : A. Vùng Tây Bắc B. Vùng đồi núi C. Vùng Đông Nam Bộ D. Vùng Tây Nguyên Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái quát về biển Đông: A. Biển kín, được bao bọc bới các đảo và quần đảo. B. Biển rộng, diện tích gần 3,477 triệu km2. C. Là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. D. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 15. Khí hậu nước ta giảm khắt nghiệt lạnh khô trong mùa đông, dịu bớt nóng bức trong mùa hè là nhờ: A. Nằm ở rìa bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. B. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. C. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu. D. Tiếp giáp với biển Đông, đường biển dài 3260km. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6-7, hãy xác định vịnh: Hạ Long và Xuân Đài lần lượt thuộc tỉnh: A. Quảng Ninh, Khánh Hòa. B. Quảng Ninh, Phú Yên. C. Đà Nẵng, Phú Yên D. Hải Phòng, Phú Yên. Câu 17. Hiện tượng mà biển Đông thường gây hậu quả nặng nề cho các đồng bằng ven biển vào mùa mưa là: A. Bão B. Triều cường C. Sóng thần D. Xâm thực bờ biển. Câu 18. Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất của nước ta tập trung ở vùng: A. Duyên hải Bắc Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 19. Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nuocs ta hiện nay: A. Nam Côn Sơn và Cửu Long. B. Thổ Chu- Mã Lai và Sông Hồng. C. Nam Côn Sơn và sông Hồng. D. Thổ Chu- Mã Lai và Cửu Long. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, địa điểm nào sau đây của nước ta có lượng mưa lớn nhất : A. Lạng Sơn B. Đà Lạt C. Huế D. Cần Thơ. Câu 21. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng : A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ. C. Phía Nam đèo Hải Vân. D. Trên cả nước. Câu 22. Vào đầu mùa đông, khối khí phương Bắc di chuyển vào nước ta sẽ mang cho miền Bắc: A. Thời tiết lạnh, ẩm có mưa phùn. B. Thời tiết lạnh khô. C. Nhiệt độ thấp dưới 50C. D. Nhiệt độ tăng dần lên. Câu 23. Nguyên nhân dẫn đến vùng cực Nam Trung Bộ có lượng mưa thấp nhất cả nước ta là: A. Sự hoạt động của gió Tín Phong Bắc bán cầu. B. Do hoạt động của gió Lào( gió phơn). C. Có địa hình song song với hướng gió. D. Nằm ở vị trí khuất gió. Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của nước ta: A. Số giờ nắng ở các tỉnh phía Nam cao hơn các tỉnh phía Bắc. B. Nhiệt độ trung bình năm ở phía Nam cao hơn phía Bắc. C. Tổng nhiệt độ năm các tỉnh phía Nam cao hơn các tỉnh phía Bắc. D. Biên độ nhiệt năm các tỉnh phía Nam cao hơn các tỉnh phía Bắc. Câu 25. Khu vực có chế độ nước sông rất chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn là: A. Nam Trung Bộ B. Tây Bắc C. Đông Bắc D. Đông Nam Bộ Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13, hãy xác định dạng địa hình nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc: A. Dãy Hoàng Liên Sơn. B. Dãy núi Pu-Đen-Đinh, Pu-Sam-Sao. C. Cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. D. Các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Tà Phình đến Mộc Châu. Câu 27. Đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung là: A. Vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng B. Thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa. C. Hình thành do phù sa hạ lưu các sông lớn bồi tụ. D. Thềm lục địa thu hẹp, nhiều cồn cát và đồng bằng bị chia cắt Câu 28. Ở độ cao nào của núi, tại đó nhiệt độ quanh năm dưới 150C, đất mùn thô..là chủ yếu: A. 600-700m B. 1600-1700m C. 1800-2600m D. Trên 2600m Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13-14, xác định phạm vi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: A. Hữu ngạn sông Hồng đến dãy núi Bạch Mã. B. Tả ngạn sông Hồng, rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ. C. Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam. D. Từ dãy núi Bạch Mã trở ra Bắc. Câu 30. Đặc điểm nào không đúng đối với cảnh quan đới rừng gió mùa cận xích đạo: A. Khí hậu có hai mùa: khô và mưa rõ rệt. B. Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. C. Có ít nhất 1 tháng nhiệt độ dưới 200C. D. Thuận lợi phát triển các cây ưa nóng. Câu 31. Nguyên nhân không phù hợp với việc bảo vệ, quản lý tài nguyên rừng ở nước ta: A. Định canh, định cư, phát triển kinh tế lên vùng cao. B. Lập các khu bảo tồn, vườn quốc gia. C. Bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phong hộ. D. Mở rộng thêm diện tích trồng cây công nhiệp. Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy cho biết khu bảo tồn Cát Tiên thuộc: A. Thành phố Hồ Chí Minh B. Tỉnh Đồng Nai C.Tỉnh Tây Ninh D. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Câu 33. Dựa vào bảng số liệu: Diện tích rừng của nước ta một sồ năm. (đơn vị: triệu ha). Năm 1943 1983 1999 2014 Tổng diện tích rừng 14,3 7,2 10,9 12,9 Rừng tự nhiên 14,3 6,8 9,4 10,0 Rừng trồng 0,0 0,4 1,5 2,9 Nhận đinh đúng nhất là: A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn. B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi. C. Diện tích và chất rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng. Câu 34. Hiện nay, nguyên nhân chính mà nguồn nước của nước ta ô nhiễm: A. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và sự cố tràn dầu trên biển. B. Hầu hết nước thải công nghiệp, sinh hoạt, đồng ruộng trực tiếp đổ vào sông mà chưa qua xử lý. C. Nông nghiệp đẩy mạnh nên sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu. D. Giao thông trên đường thủy hoạt động nên chất thải từ động cơ trên sông nhiều. Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy xác định các tỉnh có độ phủ rừng trên 60% là: A. Tuyên Quang, Nghệ An, Đắc Nông, Lâm Đồng. B. Lâm Đồng, Quảng Trị, Bắc Kạn, Quảng Nam, Tuyên Quang. C. Quảng Bình, Đắc Nông, Ninh Bình, Kom Tum. D. Kom Tum, Lâm Đồng, Quảng Bình, Tuyên Quang. Câu 36. Địa điểm nào sau đây được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. A. Tam Đảo (Vĩnh Phúc) B. Phú Quốc (Kiên Giang) C. Cần Giờ ( thành phố Hồ Chí Minh) D. Cù lao chàm (Đà Nẵng). Câu 37. Thiệt hại nặng nề nhất của bão ở nước ta là: A. Ven biển Đông Bắc Bắc Bộ. B. Ven biển miền Trung. C. Ven biển Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 38. Nhận định nào sau đây là đúng: A. Vùng ven biển Trung Bộ có diện mưa rộng nhất cả nước. B. Tại vùng biển nước ta, động đất thường tập trung ven biển Nam Bộ. C. Mùa bão nước ta chậm dần từ Nam ra Bắc. D. Trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm nước ta có gần 8,8 cơn bão. Câu 39. Ở nước ta, mùa khô kéo dài 6 đến 7 tháng là đặc điểm của : A. Khu vực Tây bắc B. Khu vực Đông Bắc. C. Khu vực ven biển Nam Trung Bộ. D. Khu vực Tây Nguyên. Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy xác định nhiệt độ trung bình vào mùa hạ cao nhất tập trung : A. Khu vực Tây bắc B. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ. C. Khu vực Tây Nam Bộ. D. Khu vực Tây Nguyên. --------HẾT------ (Học sinh được sử dụng atlat địa lý Việt Nam khi làm bài ) Đáp án . Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A B D D B A B C D Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A B C D B A B A C Câu hỏi 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án B B C D A C D D B C Câu hỏi 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án D B C B D C B D C B
Tài liệu đính kèm: