Đề và đáp án kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017
ĐỀ KIỂM TRA PHẦN ĐỌC GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 - 2017 KHỐI 4
ĐỌC THÀNH TIẾNG: (2đ) 
- Học sinh bốc thăm chọn một trong 14 phiếu để đọc và trả lời câu hỏi trong phiếu: 
1/ Đọc đoạn 1 và 2 của bài: Bốn anh tài (trang 4 - TV4 - tập 2)
"
Câu hỏi: Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào ?
2/ Đọc đoạn 3, 4 và 5 của bài: Bốn anh tài (trang 4 - TV4 - tập 2)
Câu hỏi: Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ?
3/ Đọc 6 dòng đầu của bài: Bốn anh tài (tt) (trang 13 - TV4 - tập 2)
Câu hỏi: Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ?
4/ Đọc 10 dòng cuối của bài: Bốn anh tài (tt) (trang 13 - TV4 - tập 2)
Câu hỏi: Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng yêu tinh ?
5/ Đọc 11 dòng đầu của bài: Trống đồng Đông Sơn (sách TV 4, tập 2, trang 17)
Câu hỏi: Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?
6/ Đọc đoạn cuối của bài: Trống đồng Đông Sơn (sách TV 4, tập 2, trang 17)
Câu hỏi: Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng ?
7/ Đọc đoạn 1 và 2 của bài: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (sách TV 4, tập 2, trang 21)
Câu hỏi: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến ?
8/ Đọc đoạn 3 và 4 của bài: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (sách TV 4, tập 2, trang 21)
Câu hỏi: Nêu đóng góp của Giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc ?
9/ Đọc đoạn 1 của bài: Sầu riêng (trang 34 - TV4 - tập 2)
Câu hỏi: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
10/ Đọc đoạn 2 của bài: Sầu riêng (trang 34 - TV4 - tập 2)
Câu hỏi: Dựa vào bài văn, hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng ?
11/ Đọc đoạn 3 của bài: Sầu riêng (trang 34 - TV4 - tập 2)
Câu hỏi: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.
12/ Đọc đoạn 1 của bài: Hoa học trò (sách TV 4, tập 2, trang 43)
Câu hỏi: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò” ?
13/ Đọc đoạn 3 của bài: Hoa học trò (sách TV 4, tập 2, trang 43)
Câu hỏi: Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ?
14/ Đọc đoạn 2 của bài: Khuất phục tên cướp biển (trang 66 - TV4 - tập 2)
Câu hỏi: Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào ?
Đáp án:
GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết ôn tập giữa học kỳ 2.
 Nội dung kiểm tra: GV cho học sinh bốc thăm 1 trong các bài đã chọn ở dưới đây và  HS đọc một đoạn văn được chọn. (Lưu ý cho HS xem trước bài mình sẽ đọc khoảng 2-3 phút trước khi đọc chính thức). 
Sau đó trả lời 1 câu hỏi có nội dung trong đoạn đã đọc.
- GV đánh giá, cho điểm dựa vào nội dung yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0,5 điểm.
       (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm).
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
       (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 dấu câu: 0,5 điểm; Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 dấu câu trở lên: 0 điểm).
+ Giọng đọc có biểu cảm: 0,5 điểm.
       (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm).
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu 85 tiếng/phút: 0,5 điểm.
       (Đọc đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm).
+ Trả lời đúng ý câu hỏi GV nêu: 1 điểm.
       (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm). Nội dung câu hỏi phải tương ứng với đoạn học sinh đọc.
1/
Sức khỏe: ăn một lúc hết chín chõ xôi; 10 tuổi sức đã bằng trai 18.
Tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn - quyết trừ diệt cái ác.
2/
Cùng ba người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tác Nước và Móng Tay Đục Máng.
3/
Bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
4/
Vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường.
5/
Trống đồng Đông Sơn đa dạng về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
6/
Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi nam nữ, 
7/
Ông đã cùng anh em nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc 
8/
Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.
9/
Sầu riêng là đặc sản của miền Nam
10/
Hoa trổ vào cuối năm; thơm ngát như hương cau, hương bưởi; đậu thành từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cách sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
11/
Học sinh có thể dẫn ra một vài câu ở đoạn 1 và đoạn 3.
12/
Vì phượng là loài cây quen thuộc và gần gủi với học trò. Cây phượng thường được trồng trước sân trường, hoa nở vào mùa thi của học trò. Hoa phượng gắn với kĩ niệm của học trò.
13/
Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
14/
Đập tay xuống bàn quát mọi người im; quát bác sĩ : “Có câm mồm không ?”; rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_GHK_II_PHAN_DOC_LOP_4.doc