Đề và đáp án kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn lớp 10

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn lớp 10
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2MÔN NGỮ VĂN 10Đề 1:
Câu 1 (2 điểm): Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu sau:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.”
(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)
Câu 2 (8 điểm) : Thuyết minh về danh thắng núi Bà Đen, qua đó anh/ chị có những hành động thiết thực gì để bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Đề 2: 
Câu 1 (2 điểm): Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu sau:
“Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông”.
(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)
Câu 2 (8 điểm): Thuyết minh về ngôi trường mà anh/ chị đang theo học, qua đó cho biết anh/ chị có những hành động gì để xây dựng ngôi trường ngày càng sạch đẹp.
Đáp án
Đề 1:
CÂU 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
2điểm
- Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu sau:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.”
(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)
- Phép tu từ: phóng đại
1,0
- Tác dụng : thể hiện sức mạnh dữ dội và khí thế hào hùng của nghĩa quân Lam Sơn.
1,0
2
5điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội: Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ, tác phẩm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý. Cần làm rõ các ý chính sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu một vài nét chính về núi Bà Đen: là ngọn núi nổi tiếng không chỉ bởi đây là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ mà còn là nơi hội tụ nhiều cảnh đẹp thiên tạo và sự linh thiêng.
- Cứ mỗi độ xuân về, du khách thập phương lại nô nức về Tây Ninh để hòa mình vào lễ hội du xuân.
0,5
2. Thân bài:
 *Vị trí địa lý của núi Bà Đen:
- Cách thị xã Tây Ninh 11km về phía tây bắc, quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24km².
0,5
* Cấu tạo:
- Núi Bà Đen cao 986m, cao nhất Nam bộ.
- Gồm 3 ngọn núi tạo thành Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen, đây là một địa danh nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh.
1,0
* Truyền thuyết gắn liền với núi Bà: 
- Và đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen) cùng với những truyền thuyết tâm linh khác được lưu truyền từ nhiều đời nay, là điểm thu hút đặc biệt đối với đông đảo du khách khu vực phía Nam khám phá.
* Cảnh quan núi Bà: - Trong núi có rất nhiều hang động đẹp.
- Khu di tích lịch sử du lịch nổi tiếng Núi Bà Đen của tỉnh Tây Ninh được biết đến với hệ thống chùa Điện Bà có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang, động Thiên Thai, động Ông Tà... tọa lạc trên cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ.
- Vào dịp đầu xuân hàng năm, quần thể khu danh thắng di tích núi Bà Đen thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và ngoài nước đến hành hương, tham quan, du ngoạn và dự Lễ hội xuân núi Bà.
* Lễ hội : Lễ hội thường kéo dài suốt cả tháng Giêng âm lịch nhưng chính lễ Vía Bà là đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng.
- Lễ hội núi Bà Đen không chỉ là sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn là sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi vui chơi, cắm trại, sinh hoạt truyền thống của thế hệ trẻ.
3. Kết bài
- Lễ hội xuân núi Bà Đen được xem là một trong những nét đặc trưng của văn hóa dân gian Nam bộ và là nơi trở về với cội nguồn, đời sống tâm linh, một điểm du lịch sinh thái, du lịch truyền thống không chỉ của Tây Ninh mà là của cả khu vực và cả nước.
Những hành động thiết thực gì để bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Yêu cầu cụ thể:
- Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh là tài sản vô giá trong kho tàng di sản lâu đời của dân tộc Việt Nam. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
* Những hành động thiết thực:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động du khách cùng giữ vệ sinh chung khi đến tham quan di tích, giữ cho các khu đền tháp luôn sạch đẹp nhằm thu hút ngày càng đông du khách đến tham quan, nghiên cứu.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, giữ gìn, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường để phát triển du lịch.
- Không trèo, chạy nhảy trên bồn hoa, cây cảnh, phá hoại các công trình kiến trúc, di tích lịch sử.
- Không viết, vẽ bậy lên tường, tượng trong khu di tích.
- Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện như: thu gom rác thải, trồng cây xanh tại khu di tích, tạo cảnh quan sinh thái phát triển hình thức du lịch sinh thái.
* Giá trị của các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh:
- Giá trị tinh thần: khách du lịch có cơ hội chiêm ngưỡng những di tích lịch sử mang đậm chất cổ kính và dấu ấn của thời gian để tìm về cội nguồn dân tộc.
- Giá trị kinh tế:
+ Phát triển du lịch đối với du khách trong và ngoài nước có thề mang về một nguồn ngân sách lớn cho đất nước.
+ Giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho nhiều người dân ở địa phương có khu du lịch, khu di tích lịch sử văn hóa.
Đề 2: 
Câu
Đáp án
Điểm
1
2điểm
- Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu sau:
“Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông”.
(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)
- Phép tu từ: phóng đại
1,0
è Tác dụng : thể hiện sức mạnh dữ dội và khí thế hào hùng của nghĩa quân Lam Sơn.
1,0
 2
5điểm
3điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ, tác phẩm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý. Cần làm rõ các ý chính sau:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu vài nét về lịch sử của trường: Trường THPT Nguyễn Trung Trực tiền thân  là trường THPT Bán công Nguyễn Trung Trực được thành lập theo Quyết định số 109/QĐ-UB ngày 01/10/1996 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh.
-Trường tọa lạc trên ấp Long Thới, xã Long Thành Trung,  là một địa bàn nửa nông thôn khá phức tạp với mật độ dân cư khá đông, thành phần kinh tế đa dạng và đa số là tín đồ Cao đài, ngày 24/3/2008 đổi tên thành trường THPT Nguyễn Trung Trực ( chuyển sang công lập).
0,5
2. Thân bài: 
* Vài nét về trường:
- 24 phòng học và 08 phòng chức năng.
- Trường hiện có hơn 60 Cán bộ giáo viên và công nhân viên.
1,0
* Thành tích của trường:
- Tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm đều tăng, tỉ lệ học sinh đậu đại học, cao đẳng năm học 2011-2012 trên 50% .
- Chi bộ Đảng nhiều năm liền đạt Trong sạch vững mạnh, Đoàn Thanh niên vững mạnh, đã được Tỉnh Đoàn khen thưởng đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên trường học, Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc, Trường đạt danh hiệu tập thể lao động  xuất sắc.
1,5
* Hướng phát triển của trường:
- Trường đang tập trung chỉ đạo thực hiện đổi mới công tác quản lý và phương pháp dạy học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động; thực hiện xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
1,5
3. Kết bài
- Nhà trường là một tập thể gắn bó, đoàn kết quyết tâm xây dựng và giữ vững thương hiệu tiên tiến xuất sắc cho ngôi trường được vinh dự mang tên vị anh hùng dân tộc mà nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt đã ca ngợi khí phách của ông.
0,5
Những hành động để xây dựng ngôi trường ngày càng sạch đẹp.
Yêu cầu chung: 
- Hiểu được yêu cầu của đề bài: trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về quan điểm sống của thanh niên ngày nay.
- Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, rõ ràng.
- Biết chọn một vài dẫn chứng hay, tiêu biểu để minh họa cho bài viết.
- Đặt câu, dùng từ chính xác, hạn chế sai chính tả, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
* Hành động thiết thực, cụ thể:
- Phải bảo vệ và chăm sóc cây xanh, không bẻ cành, hái hoa nhất là các bạn nam không trèo lên cây cối trong trường.
- Không vứt giấy rác bừa bãi ở trong ngăn bàn, trong lớp học, ngoài sân trường, ngoài cổng trường đặc biệt là ở các bồn hoa cây cảnh.
- Cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước sạch đã được đưa đến từng lớp. Để làm được điều đó đòi hỏi sự cố gắng không phải của một vài người mà cần sự cố gắng của tất cả các bạn học sinh.
- Không trèo, chạy nhảy trên  bàn ghế, bồn hoa, cây cảnh, 
- Không vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế.
- Xây dựng ngôi trường không có bạo lực.
- Giữ gìn và bảo vệ của công: tắt điện khi ra khỏi lớp, đóng cửa khi ra về.
- Ngoài ra cũng cần chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông.
* Tác phong, ăn mặc, hành vi ứng xử, đạo đức:
- Ăn mặc giản dị, gọn gàng, sạch sẽ, không loè loẹt. 
- Chúng ta cần phải đẹp trong từng hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói, không có những lời nói thô tục, những hành vi vô lễ, mất lịch sự với thầy cô, bạn bè.
è Trong mỗi chúng ta đều mong muốn được học tập trong một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch, đẹp tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với chúng ta, giúp chúng ta càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Ngôi trường đẹp để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người. Trường học xanh, sạch, đẹp còn có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường Vậy để trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn thì không ai khác mỗi học sinh chúng ta phải chung tay để cùng bảo vệ và xây dựng.
1,0
1,0
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKII Van 10 (Thu)x.doc