Đề và đáp án kiểm tra giữa học II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Quảng Lâm

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra giữa học II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Quảng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra giữa học II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Quảng Lâm
PHÒNG GD&ĐT H. MƯỜNG NHÉ
TRƯỜNG PTDTBT THCS QUẢNG LÂM
Đề 2:
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 45 phút
ĐỀ BÀI:
	Đọc kĩ câu văn sau và trả lời các câu hỏi:
	Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi !
	(Ngữ văn 7 - Tập 2)
Câu 1: (1 điểm)
	Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (1,5 điểm)
	Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
Câu 3: (1 điểm)
	Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản ?
Câu 4: (1 điểm)
 Văn bản thể hiện ý nghĩa gì?
Câu 5: (1,5 điểm)
 Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên ?
Câu 6: (1 điểm)
 Tìm thành phần trạng ngữ có trong câu văn trên và nêu tác dụng của trạng ngữ ?
Câu 7: (1 điểm)
 Hãy chỉ ra câu chủ động có trong thành phần câu văn trên và chuyển thành câu bị động ?
Câu 8: (2 điểm)
	Viết một đoạn văn ngắn nói về đức tính giản dị trong đó có sử dụng câu đặc biệt và thành phần trạng ngữ. Gạch chân dưới câu đặc biệt và trạng ngữ đó.
--------------------------------Hết----------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Năm học: 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 7 
A. Lưu ý chung:
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.
- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và khả năng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
B. Hướng dẫn cụ thể:
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Câu văn trên trích từ văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
- Tác giả: Phạm Văn Đồng. 
0,5
0,5
2
Hoàn cảnh sáng tác: Câu văn được trích từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970). 
1,5
3
Nghệ thuật:
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
0,5
0,5
4
Ý nghĩa văn bản:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
0,5
0,5
5
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên:
- Phép lặp từ: Bác, chiến.
- Sử dụng danh từ riêng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
- Sử dụng quan hệ từ: thì...nên...và...mà....
0,5
0,5
0,5
6
- Trạng ngữ: Trong đời sống của mình -> Trạng ngữ xác định hoàn cảnh.
- Trạng ngữ: trên đầu ngón tay -> Trạng ngữ xác định nơi chốn.
0,5
0,5
7
- Câu chủ động: Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.
- Chuyển thành câu bị động: Những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng đã được Bác đặt cho một số đồng chí.
0,5
0,5
8
- HS viết đúng đoạn văn.
- HS xác định đúng kiểu câu đặc biệt và thành phần trạng ngữ.
2,0

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_Van_7_giua_ki_2.doc