Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 10

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 545Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Đề số 10
ĐỀ SỐ 10
Câu I (2,0 điểm)
 Trình bày hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất ?
Câu II (4 điểm)
1. Chứng minh rằng đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam ? Kể tên các dạng địa hình chính của Thanh Hóa?
 2. Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi nước ta? 
 Câu III (4 điểm)
1.Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta ?
2. Kể tên một số dân tộc ít người của Thanh Hóa? Cho biết địa bàn phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người ở tỉnh ta?
 Câu IV (2,5 điểm)
 1. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam,kết hợp kiến thức đã học.Trình bày tình hình phát triển ngành thủy sản của nước ta?
 2.Vì sao sản lượng thủy sản của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây?
Câu V (3,5 điểm)
1. Trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên của vùng Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế của vùng? Để phát triển kinh tế bền vững nhiệm vụ đặt ra cho Tây Nguyên là gì?
 Câu V (6 điểm)
 Cho bảng số liệu sau: Năng suất lúa cả năm của cả nước,ĐBSH,ĐBSCL
 Đơn vị :tạ/ha
Năm
Cả nước
ĐBSH
ĐBSCL
1995
36,9
44,4
40,2
2000
42,4
55,2
42,3
2005
48,9
54,3
50,4
2010
53,2
59,2
54,3
Vẽ biểu đồ thể hiện năng suất lúa cả năm của cả nước,ĐBSH,ĐBSCL?
Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu, rút ra nhận xét và giải thích?
HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐỀ SỐ 10
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
2,0
Hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
2,0
- Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất 
+ Trái Đất hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa đang được chiếu sáng là ngày, nửa chìm trong bóng tối là đêm. TĐ tự quay quanh trục liên tục nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
+ Cùng một thời điểm ở mỗi kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể
 Ở nửa cầu bắc nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì vật sẽ chuyển động lệch về bên phải, còn ở nửa cầu Nam lệch về bên trái.
0,75
0,5
0,75
II
4,0
1. 
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:
 + Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Gồm Khu vực đồi núi ĐB, Vùng núi Tây Bắc , Vùng núi Trường Sơn Bắc, vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
+ Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
 + Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. 
- Các dạng địa hình chính của Thanh Hóa:
+ Địa hình núi, trung du
+ Địa hình đồng bằng, ven biển
2.Địa hình VN ảnh hưởng đến sông ngòi:
- ĐH VN chạy theo hai hướng chính TB-ĐN và hướng vòng cung nên sông ngòi ở VN chủ yếu có hướng TB-ĐN và hướng vòng cung...( d/c)
- do địa hình núi lan ra sát biển nên sông ngòi ở đây ngắn và dốc hướng chảy theo hướng TB- ĐN
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi nên sông có độ dốc lớn.
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
III
Sự phân bố dân cư ở nước ta
2,0
1
 Trình bày sự phân bố dân cư:
- Mật độ dân số nước ta cao (dẫn chứng) 
- Dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ
+ Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị (d/c)
+ Miền núi dân cư thưa thớt (d/c)
- Phân bố giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch nhau (d/c)
0,5
1,0
0,5
2
Kể tên một số dân tộc thiểu số của tỉnh Thanh Hóa
1,0
- HS kể được tên một số các dân tộc: Thái, Mường, Dao, Tày....
(HS kể tên ít nhất 4 dân tộc ít người thì cho điểm tối đa)
- Các dân tộc ít người ở tỉnh ta sống chủ yếu ở các huyện miền núi và biên giới. 
0,5
0,5
IV
2,5
*Trình bày tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta:
- Khai thác thủy sản : Sản lượng tăng khá nhanh (dẫn chứng)
- Nuôi trồng thủy sản: Phát triển nhanh đặc biệt là nuôi tôm, cá (dẫn chứng)
- Xuất khẩu thủy sản có những bước phát triển vượt bậc. Trị giá xuất khẩu năm 1999 đạt 719 triệu USD, năm 2002 đạt 1014 triệu USD
*Sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh vì:
- Ngành thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao 
- Góp phần sử dụng hợp lí lao động, tài nguyên .
- Đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Chính sách phát triển ngành thủy sản của Đảng, nhà nước
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
V
 Vùng TDMNBB và Tây Nguyên
3,5
1
2
Đặc điểm dân cư và xã hội của vùng TDMNBB là:
- Số dân:11,5triệu người (2002)
-Là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người (d/c). Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương 
- Trình độ dân cư xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.Tiểu vùng Đông Bắc có trình độ phát triển dân cư xã hội cao hơn tiểu vùng Tây Bắc
- Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới
a.Thuận lợi và khó khăn của ĐKTN và TNTN đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Nguyên
*Thuận lợi:
- Có TNTN phong phú thuận lợi cho phát triển đa ngành:
 + Địa hình là các cao nguyên ba gian xếp tầng- Thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp (d/c)
+Đất ba gian màu mỡ diện tích lớn(1,36 triệu ha) thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, chè
 + Là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận- nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn (d/c)
+ Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo ,cao nguyên mát mẻ và phong cảnh thiên nhiên đẹp thích hợp cho trồng nhiều loại cây đặc biệt là cây công nghiệp.
+ nguồn nước và tiềm năng thủy điện dồi dào
Thuận lợi cho việc trồng hoa ,rau quả ôn đới và phát triển du lịch sinh thái
+ Diện tích rừng còn khá nhiều (d/c)
+ Khoáng sản: Bô xít có trữ lượng lớn (d/c)
* Khó khăn:
 Mùa khô kéo dài dẫn đến nguy cơ thiếu nước và cháy rừng nghiêm trọng.
b. Nhiệm vụ đặt ra cho Tây Nguyên:
- Ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ đất, rừng và các động vật hoang dã
- Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, đầu tư phát triển kinh tế nâng cao đời sống các dân tộc.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
VI
6,0
1
2
Vẽ biểu đồ: Cột nhóm
Biểu đồ phải đảm bảo tính thẩm mĩ.
Ghi đầy đủ các yếu tố ở đầu trục tung và trục hoành.
Ghi số liệu trên đầu mỗi cột
Nếu thiếu 1 trong các yếu tố trừ 0,25 điểm
(Lưu ý:vẽ biểu đồ khác không cho điểm)
Nhận xét 
-Năng suất lúa cả năm của cả nước,ĐBSH,ĐBSCL giai đoạn:1995-2010 đều tăng.
+ ĐBSH tăng từ 44,4 ta/ha lên 59,2 tạ /ha 
+ ĐBSCL tăng từ 40,2 ta/ha lên 54,3 tạ /ha 
+ Cả nước tăng từ 36,9 ta/ha lên 53,2 tạ /ha 
- Trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2010 ĐBSH có năng suất lớn nhất.
Giải thích. 
Năng suất lúa của ĐBSH luôn cao nhất cả nước do ĐBSH có trình độ thân canh cao
ĐBSCL năng suất lúa tăng liên tục,do làm tốt vấn đề thủy lợi đưa các giống lúa có năng suất cao,áp dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất. 
3,0
3,0
1,5
0,5
1,0
Tổng
Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV + Câu V + Câu VI
20,0

Tài liệu đính kèm:

  • docNHÓM 10.doc