Đề khảo sát học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Chu Văn An

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 418Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Chu Văn An
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
TỔ: SỬ - ĐỊA - NHẠC
KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
Môn: Địa lí 9
Ngày khảo sát: 30/8/2014
Thời gian: 90 phút
 ---------------------------------------------------------------------
Câu 1. (4 điểm) 
a. Trình bày các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên.
b. Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu 2. ( 3 điểm )
a. Tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào?
b. Trình bày sự khác nhau về thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ trong mùa gió đông bắc.
Câu 3. (3 điểm) 
 Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi Việt Nam?
Câu 4. (4 điểm) 
Dựa vào bảng số liệu :Diện tích rừng ở Việt Nam (đơn vị: triệu ha).
Năm 
1943
1993
2001
Diện tích rừng 
14,3
8,6
11,8
a. Tính tỉ lệ (%) độ che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).
b. Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
c. Nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp? Nêu những biện pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng ở nước ta?
Câu 5. (6 điểm) 
Cho bảng số liệu sau : Diện tích và dân số của một số khu vực của châu Á
Khu vực
Diện tích
(nghìn km2)
Dân số năm 2001
(triệu người)
Đông Á
11762
1503
Nam Á
4489
1356
Đông Nam Á
4495
519
Trung Á
4002
56
Tây Nam Á
7016
286
	a/ Em hãy vẽ bản đồ thích hợp để so sánh mật độ dân số của các khu vực châu Á.
	b/ Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư ở châu Á.
---Hết---
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
TỔ: SỬ - ĐỊA - NHẠC
KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
Môn: Địa lí 9
Ngày khảo sát: 30/8/2014
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1
4a
(2đ)
4b
(2đ)
a. Trình bày các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. 
- Vị trí cầu nối giữa đất liền với biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liến và Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
b. Thuận lợi và khó khăn cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:
* Thuận lợi.
- Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề, nhờ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đất liền, biển 
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nuớc Đông Nam Á và thế giới do vị trí trung tâm và cầu nối. 
* Khó khăn.
- Thiên tai: bão, lụt, cháy rừng, hạn hán 
- Chủ động phòng chống thiên tai và tăng cường bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng biển, vùng trời, hải đảo 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2. (3 điểm) 
a. Tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta được thể hiện :
- Phân hóa theo không gian : hình thành các miền, vùng, kiểu khí hậu khác nhau . (0,5đ)
- Phân hóa theo thời gian : hình thành các mùa khí hậu khác nhau .(0,5đ)
- Khí hậu biến động thất thường : có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão (0,5đ)
b. Sự khác nhau về thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ trong mùa gió đông bắc :
Bắc Bộ
Trung Bộ
Nam Bộ
Đầu mùa đông se lạnh, khô hanh. Cuối đông mưa phùn ẩm ướt (0,5đ)
Có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm (0,5đ)
Thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa (0,5đ)
Câu 3 (3,0đ): 
ảnh hưởng đến địa hình (1,5 đ):
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm làm cho đất đá bị phong hoá mạnh mẽ tạo nên lớp võ phong hoá dày, vụn bở. 
- Lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm cho đất dễ bị xói mòn, xâm thực địa hình.
 - Nước mưa hoà tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình Caxtơ độc đáo. 
ảnh hưởng đến sông ngòi (1,5 đ):
- Lượng mưa lớn hình thành nhiều sông ngòi, sông ngòi nhiều nước. 
- Mưa nhiều nhưng theo mùa làm cho chế độ dòng chảy cũng phân mùa. Sông có một mùa nước đầy vào thời kì mưa nhiều, một mùa nước cạn vào thời kì mưa ít. 
- Mưa lớn, tập trung theo mùa làm cho địa hình dễ bị xói mòn nhưng sông ngòi lại mang nhiều phù sa. 
Câu 4
4a
(1đ)
4b
(1đ)
4c
(2đ)
a. Tính tỉ lệ % độ che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).
- Công thức tính:
 Diện tích rừng ở từng năm X 100
Độ che phủ rừng (%) =
 Diện tích đất tự nhiên
Ví dụ: 
 14,3 triệu ha X 100 
Độ che phủ rừng (%) năm 1943 = = 43,3%
 33 triệu ha
- Kết quả:
+ Năm 1943: 43,3%
+ Năm 1993: 26,1%
+ Năm 2001: 35,8%
b. Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
- Từ năm 1943- 1993 diện tích rừng Việt Nam giảm 5,7 triệu ha do nhiều nguyên nhân. 
- Từ năm 1993- 2001 diện tích rừng Việt Nam tăng 3,2 triệu ha chủ yếu do đẩy mạnh công tác trồng rừng. 
c. Nguyên nhân, biện pháp. 
* Nguyên nhân:
- Cháy rừng.
- Phá rừng làm nương rẫy.
- Chiến tranh hủy diệt.
- Khai thác quá mức 
* Biện pháp:
- Trồng rừng.
- Phòng chống cháy rừng, đốt rừng.
- Ngăn chặn phá rừng.
- Tăng cường công tác quản lí, bảo vệ rừng 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 5. (6 điểm)
a/ Tính : Mật độ dân số = số dân chia diện tích
Từ đó, ta có bảng xử lý số liệu : Mật độ dân số khu vực châu Á
Khu vực
Mật độ dân số (người/km2)
Đông Á
127,8
Nam Á
302
Đông Nam Á
115,4
Trung Á
14
Tây Nam Á
40,8
1,5đ
b/ Vẽ biểu đồ hình cột : Chính xác, sạch sẽ, có bảng ghi chú, có tên biểu đồ
2,0đ
c/ Nhận xét và giải thích :
* Nhận xét :
- Dân cư phân bố không đều.
+ Nơi đông dân là Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, đông nhất là Nam Á 302 người/km2.
+ Nơi thưa dân là Tây Nam Á và Trung Á, thưa nhất là Trung Á 14 người/km2.
* Giải thích :
+ Các khu vực đông dân là những khu vực ven biển có đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu điều hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác.
+ Các khu vực thưa dân là những khu vực có địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn không thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
0,25
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,5đ
-----Hết-----

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KHAO_SAT_HSG_DIA_9.doc