Đề và đáp án kiểm tra định kì giữa học kì I Toán, Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Sông Nhạn

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra định kì giữa học kì I Toán, Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Sông Nhạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra định kì giữa học kì I Toán, Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Sông Nhạn
PHÒNG GD & ĐT CẨM MỸ
Trường Tiểu học Sông Nhạn
Lớp: 5/5
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
	Môn: TOÁN	
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm 
Nhận xét bài kiểm tra
Ghi bằng số
Ghi bằng chữ
 I- Phần trắc nghiệm(5điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào 
9m36dm3 = 9,600m3 
758dm3 = 0,758m3
Câu 2: (0,5 điểm) 1giờ36phút = giờ.
Số cần điền vào chỗ trống là
a- 1,6giờ	b- 1,36giờ	c- 1,06giờ
Câu 3: (0,5 điểm) 2,7giờ = giờ.phút
Số cần điền vào chỗ trống là
a- 2giờ24phút	b- 2giờ7phút 	 c- 2giờ42phút 
Câu 4: (0,5 điểm) 4giờ12phút - 2giờ 38phút = 
Số cần điền vào chỗ trống là
a- 1giờ43phút	b- 1giờ34phút 	c- 1giờ74phút 
Câu 5: (0,5 điểm) Một hình lập phương có diện tích xung quanh là 16cm2 thì cạnh của hình 
lập phương đó là:
 a- 2cm	 b- 3cm	 c- 4cm
Câu 6 (0,5 điểm) Một hình tròn có đường kính là 1,2m thì diện tích của hình tròn đó là:
 a- 1,1304m2	b- 11,304m2	c- 4,5216m2
 Câu 7 (0,5 điểm):25% của 120 là:
 a- 25 	b- 30	c- 40
Câu 8 (0,5 điểm) Một thùng đựng dầu không có nắp dạng hình lập phương có cạnh là 5dm. 
Để chống rỉ sét người ta sơn tất cả các mặt ngoài của thùng. Diện tích cần quét sơn cho thùng là :
a- 125dm2 b- 150dm2 c- 100dm2 	
Câu 9 (0,5 điểm) 5giờ 24phút : 4 = giờ.phút 
Số cần điền vào chỗ trống là
a- 1giờ21phút 	b- 1giờ6phút	 c- 1giờ16phút 
Câu 10 (0,5 điểm) 1giờ = giờ.phút 
Số cần điền vào chỗ trống là
a- 1giờ12phút 	b- 1giờ5phút	 c- 1giờ30phút 
II- Phần tự luận(5điểm)
Bài 1(1điểm) Tìm x:
 136,5 - x = 5,4 : 0,12
Bài 2(1điểm) Tính giá trị biểu thức:
 145 + 637,38 : 18 x 2,5
Bài 3(2điểm) Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài là 4,5m, chiều rộng là 2,5m và 
chiều cao là 1,8m. ( bể không có nắp đậy)
a-Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của bể nước hình hộp chữ nhật đó.
b- Bể đó chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước?( 1dm3 = 1lít).
c- Trong bể đang có 16,2m3 nước .Tính chiều cao của mực nước trong bể.
Bài 4(1điểm) ABCD là một hình chữ nhật. BN = NA. Tính diện tích hình thang ANCD. Biết DC = 41m và diện tich hình BNC là 189,625m2.
 A N B 
 D C 
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN 5 GIỮA KÌ II
 NĂM HỌC 2016 - 2017
Phần trắc nghiệm(5điểm)
 Câu 1: (0,5 điểm) Điền đúng mỗi câu được 0,25điểm; 1a: S; 1b: Đ 
Khoanh đúng mỗi câu sau được 0,5 điểm:
 2A – 3C – 4B – 5A – 6A - 7B - 8A - 9A - 10C. 
II- Phần tự luận(5điểm)
 Bài 1(1điểm) Tìm x:
 136,5 - x = 5,4 : 0,12
 136,5 - x = 45 (0,5điểm)
 x = 136,5 - 45 
 x = 91,5 (0,5điểm) 
 Bài 2(1điểm) Tính giá trị biểu thức:
 145 + 637,38 : 18 x 2,5
 = 145 + 35,41 x 2,5 (0,5điểm)
 = 145 + 88,525 (0,25điểm)
 = 233,525 (0,25điểm)
 Bài 3(2điểm)
Diện tích xung quanh của bể nước là: ( 4,5 + 2,5 ) x 2 x 1,8 = 25,2(m2) (0,5điểm)
Diện tích toàn phần của bể nước là: 25,2 + 4,5x 2,5 = 36,45(m2) (0,5điểm)
( Nếu học sinh tính riêng chu vi mặt đáy, diện tích 1 mặt đáy thì tính 0,25 điểm 
cho mỗi phép tính, học sinh có thể tính với các đơn vị đo khác. Nếu đúng tính điểm tối đa.)
 b- Thể tích của bể nước là : 4,5 x 2,5 x 1,8 = 20,25(m3) (0,25điểm)
 20,25m3 = 20250dm3 = 20250L 
 Vậy bể đó chứa được nhiều nhất là 20250lít nước. (0,25điểm)
 c- 
 Diện tích đáy của bể nước là: 4,5 x 2,5 = 11,25(m2) (0,25điểm) 
 Chiều cao mực nước trong bể là : 16,2 : 11,25 = 1,44(m) (0,25điểm)
 (Học sinh có thể tính theo các đơn vị khác. Nếu đúng tính điểm tối đa)
 Bài 4(1điểm) Cạnh NB của tam giác NBC là : 41 : 2 = 20,5(m) (0,25điểm)
 Cạnh BC của tam giác NBC là : 189,625 x 2 : 20,5 = 18,5(m) (0,25điểm)
 A N B Diện tích hình thang ANCD là: 
 ( 41 + 20,5 ) x 18,5 :2 = 568,875(m2) (0,5điểm)
 Đáp số : 568,875m2
 D C (Học sinh có thể giải theo cách khác. Nếu đúng tính điểm tối đa)
PHÒNG GD & ĐT CẨM MỸ
Trường Tiểu học Sông Nhạn
Lớp: 5/5
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
	Môn: TV	
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm 
Nhận xét bài kiểm tra
Ghi bằng số
Ghi bằng chữ
I-Kiểm tra đọc: (10 điểm)
A- Đọc thầm và trả lời các câu hỏi : (5 điểm)
 Đọc thầm bài: Chiếc kén bướm
	Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay dược nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
	Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
	Nông Lương Hoài
 A- Phần trắc nghiệm (2điểm) 
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1: (0,5điểm) Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để:
Khỏi bị ngạt thở.
Nhìn thấy ánh sáng.
Trở thành con bướm thật sự trưởng thành.	
Câu 2: (0,5điểm) Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách:
Cắn nát chiến kén để thoát ra.
Có người đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.
Dùng vòi và cánh chọc thủng cái kén rồi chui ra ngoài.	
Câu 3: (0,5điểm) Điều gì xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén?
Đôi cánh chú nhăn nhúm, thân hình thì sưng phồng nên chú phải bò loanh quanh, không bay được.
Dang rộng đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng chú bay vút đi tìm mật.
Tuy lúc đầu đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng nhưng mấy hôm sau chú đã bay lên được.
Câu 4: (0,5điểm) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
 a- Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.
 b- Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành.
 c- Đừng bao giờ giúp đỡ ai, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.
b- Phần tự luận( 3 điểm):
Câu 1: (1điểm) Xác định chủ ngữ- vị ngữ của các vế trong câu ghép sau:
Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có .
Câu 2: (1điểm) Viết tiếp vế câu thích hợp để tạo nên câu ghép:
Mưa càng lâu
..
Vì trời tối .
 Câu 3: (1điểm) Các câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào?
Bà nhỏ nhẹ kể cho các bạn nghe câu chuyện “Cây khế”. Câu chuyện cổ tích bạn nào cũng biết, cũng thuộc mà lần này mới thấy thấm, mới hiểu hết ý của nó chê trách sự vô ơn và lòng tham lam.	
b- Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Dường như chúng đang cùng nhau khoe hương, khoe sắc.
..	
B-Tập làm văn (5điểm)
 Tả một người bạn thân của em.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_LOP_5_GIUA_KY_2TT22.doc