Đề và đáp án khảo sát giữa học kì II Tiếng việt lớp 3 - Năm học 2015-2016

docx 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án khảo sát giữa học kì II Tiếng việt lớp 3 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án khảo sát giữa học kì II Tiếng việt lớp 3 - Năm học 2015-2016
Điểm
PHIẾU KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Tiếng Việt – Lớp 3
(Đọc thành tiếng, Đọc-hiểu, Luyện từ và câu) 
Họ và tên:  Lớp .. Trường .
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
Cho văn bản sau: bài “Hội vật” (Sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 58)
I. Đọc thành tiếng (2,0 điểm) Giáo viên cho học sinh đọc một trong 5 đoạn của bài văn trên.
II. Đọc thầm và làm bài tập (3,0 điểm) - Thời gian – 20 phút
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc Hội vật và thực hiện theo các yêu cầu sau:
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.
1. (0,5 điểm): Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông?
a. Vì mọi người muốn xem mặt ông Cản Ngũ. 
b. Vì mọi người muốn xem mặt Quắm Đen.
c. Vì mọi người muốn xem mặt, xem tài của ông Cản Ngũ. 
 2. (0,5 điểm) Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
a. Cản Ngũ lăn xả vào, đánh dồn dập ráo riết. Quắm Đen chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
b. Quắm Đen lăn xả vào, đánh dồn dập ráo riết. Cản Ngũ chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
c. Quắm Đen lăn xả vào, chủ yếu là chống đỡ. Cản Ngũ chậm chạp, đánh dồn dập ráo riết.
3. (0,5 điểm) Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ?
a. Vì kinh nghiệm kém ông Cản Ngũ.
b. Vì mưu trí kém ông Cản Ngũ.
c. Vì mưu trí, kinh nghiệm và cả sức lực đều kém ông Cản Ngũ.
4. (0,5 điểm) Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai (con gì, cái gì)?” trong câu Người tứ xứ đổ về như nước chảy là:
a. Người
b. Người tứ xứ
c. Đổ về như nước chảy 
5. (0,5 điểm) Hình ảnh được so sánh với nhau trong câu Người tứ xứ đổ về như nước chảy là:
a. Người – nước chảy
b. Tứ xứ – nước chảy
c. Người tứ xứ đổ về – nước chảy
6. (0,5 điểm) Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh?
a. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa xới.
b. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập.
c. Cái chân tựa như bằng sắt chứ không phải là chân người nữa.
 Điểm	 PHIẾU KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2015 - 2016
 Môn: Tiếng Việt – Lớp 3 (Chính tả - Tập làm văn) 
 Thời gian 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:  Lớp .. Trường .
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn 
I. CHÍNH TẢ (Nghe – viết) 
Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài tập đọc Ông tổ nghề thêu
Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2, trang 22. Viết đoạn “Hồi còn nhỏ, cậu bé  triều đình nhà Lê.”
II. TẬP LÀM VĂN: 
 Đề bài: Dựa vào các câu gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà được xem.
Gợi ý: a. Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì? (kịch, ca nhạc, xiếc, múa)
b. Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
c. Em cùng đi xem với những ai?
d. Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?
đ. Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn Tiếng Việt – Lớp 3
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
I. Đọc thành tiếng (2,0 điểm) Thời gian đọc thành tiếng cho một đoạn văn từ 1,5 đến 2 phút.
HS đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, đảm bảo thời gian quy định. (2,0 điểm)
HS đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, không đảm bảo thời gian quy định. (1,5 điểm)
 HS đọc đúng, không đảm bảo thời gian quy định. (1,0 điểm)
HS đọc còn đánh vần nhẩm. (0,5 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập (3,0 điểm) 
Làm đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
c
b
c
b
c
b
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
I. Chính tả (nghe - viết) (2,0 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn đạt 2,0 điểm.
- Sai âm đầu, vần, dấu thanh, danh từ riêng không viết hoa mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
- Chữ viết không đúng quy định, sai độ cao, khoảng cách, không sạch sẽ trừ 0,25 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn (3,0 điểm)
a, Học sinh viết được đoạn văn từ 7 đến 10 câu theo gợi ý của đề bài; viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 3,0 điểm
b, Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm:3,0; 2,5; 2,0; 1;5; 1,0; 0,5.
Lưu ý: Điểm toàn bài là một số nguyên, không ghi điểm thập phân, làm tròn theo nguyên tắc 0,75 thành 1,0. Nếu bài làm trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả thì 0,5 làm tròn thành 1,0.
Điểm
PHIẾU KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Tiếng Việt – Lớp 3
(Đọc thành tiếng, Đọc-hiểu, Luyện từ và câu)
Họ và tên:  Lớp .. Trường ..
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
Cho văn bản sau: bài “Ông tổ nghề thêu” (Sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 22)
I. Đọc thành tiếng (2,0 điểm) Giáo viên cho học sinh đọc một trong năm đoạn trong bài văn trên.
II. Đọc thầm và làm bài tập (3,0 điểm) Thời gian – 20 phút
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài văn trên và thực hiện theo các yêu cầu sau:
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. (0,5 điểm): Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
a. Cậu học cả khi đi kiếm củi, lúc kéo vó tôm.
b. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
c. Cậu học cả khi đi kiếm củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
2. (0,5 điểm) Ở trên lầu cao, không có lối xuống, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống? 
a. Ông lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười.
b.Ông bẻ tay pho tượng nếm thử mới biết hai pho tượng nặn bằng bột chè lam.
c. Ông lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng “Phật tại tâm”, ông hiểu hai pho tượng này làm bằng bột. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử thì đúng là như vậy và từ đó mỗi ngày hai bữa ông ung dung bẻ tượng ăn dần.
3. (0,5 điểm) Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” trong câu “Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.” Là: 
a. Trần Quốc Khái 
b. Ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây
c. Ở huyện Thường Tín 
4. (0,5 điểm) Em hãy gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? trong câu sau:
 Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học.
5. (0,5 điểm) Hình ảnh nào được so sánh với nhau trong câu sau: Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
a. Những con dơi xòe cánh chao đi chao lại – chiếc lá bay
b. Những con dơi xòe cánh – chiếc lá bay
c. xòe cánh – chiếc lá bay
6. (0,5 điểm) Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? 
 Viết câu trả lời của em vào chỗ trống
... 
Điểm	 PHIẾU KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2015 -2016
 Môn: Tiếng Việt – Lớp 3 (Chính tả - Tập làm văn) 
 Thời gian 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:  Lớp .. Trường ..
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn 
I. CHÍNH TẢ (Nghe – viết) 
Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài tập đọc Hội vật 
Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2, trang 59. Viết đoạn “Tiếng trống dồn lên...dưới chân.”
II. TẬP LÀM VĂN: 
Đề bài : Dựa vào các câu gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một ngày hội mà em biết.
Gợi ý: a. Đó là hội gì ?
 b. Hội đó được tổ chức khi nào? ở đâu?
 c. Mọi người đi xem hội như thế nào?
 d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?
 e. Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật, kéo co, ca hát, nhảy múa...?)
 g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2015 -2016
Môn Tiếng Việt – Lớp 3
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
I. Đọc thành tiếng (2,0 điểm) Thời gian đọc thành tiếng cho một đoạn văn từ 1,5 đến 2 phút.
HS đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, đảm bảo thời gian quy định. (2,0 điểm)
HS đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, không đảm bảo thời gian quy định. (1,5 điểm)
 HS đọc đúng, không đảm bảo thời gian quy định. (1,0 điểm)
HS đọc còn đánh vần nhẩm. (0,5 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập (3,0 điểm) 
Làm đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
c
c
b
Hồi còn nhỏ
a
Vì ông là người đã truyền dạy cho nhân dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn 
I. Chính tả (nghe - viết) (2,0 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn đạt 2,0 điểm.
- Sai âm đầu, vần, dấu thanh, không viết hoa theo quy định mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
- Chữ viết không đúng quy định, sai độ cao, khoảng cách, không sạch sẽ trừ 0,25 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn (3 điểm)
a, Học sinh viết được đoạn văn từ 7 đến 10 câu theo gợi ý của đề bài; viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 3,0 điểm
b, Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 3,0; 2,5; 2,0; 1;5; 1,0; 0,5.
Lưu ý: Điểm toàn bài là một số nguyên, không ghi điểm thập phân, làm tròn theo nguyên tắc 0,75 thành 1,0. Nếu bài làm trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả thì 0,5 làm tròn thành 1,0.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_lop_3.docx