Đề và đáp án bài viết số 3 Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Huệ

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án bài viết số 3 Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án bài viết số 3 Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Huệ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ BÀI VIẾT SỐ III (Nghị luận xã hội)
 TỔ NGỮ VĂN Khối 10 (Học sinh làm bài ở nhà)
 Năm học: 2016 -2017 
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10.
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 với nội dung quan trọng: Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức tự luận
Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 
- Làm văn: Làm bài nghị luận xã hội 
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: (Học sinh làm bài ở nhà)
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 10 học kì 1.
Chọn các nội dung cần đánh giá
Thực hiện các bước thiết lập ma trận.
Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
 Mức độ 
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TL
TL
TL
TL
- Đọc hiểu
-Ngữ liệu: (SGK, ngoài SGK)
-Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa; ca dao hài hước
-Xác định các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, BPTT
(2.0 điểm)
- Ý nghĩa, tác dụng của những vấn đề nêu ra.
(2.0 điểm)
 Làm văn:
Nghị luận xã hội về một một tư tưởng đạo lý hoặc một hiện tượng đời sống.
-Nhận biết về một tư tưởng đạo lý.(Lòng tự trọng; biết ơn; khiêm nhường;)
-Hiểu về một tư tưởng đạo lý.
-Xác định vấn đề cần nghị luận.
Ý nghĩa
Vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài văn nghị luận xã hội.
10 đ=
100%
Nghị luận xã hội 
Về một hiện tượng đời sống
Nhận biết về một hiện tượng đời sống phổ biến, quan trọng
-Gian lận trong thi cử
- An toàn giao thông
-Bạo lực học đường;.
( 1.0đ)
Hiểu về một hiện tượng đời sống
( 1.0đ)
Xác định vấn đề cần nghị luận; ý nghĩa của vấn đề
Vận dụng kiến thức, KN để làm bài:
( 3.0 đ)
Mở rộng vấn đề
( 1.0đ)
(10.0 đ)
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3.0 điểm
( 20 %)
3.0 điểm
( 35%)
3,0 điểm
(35%)
1.0 điểm
( 10%)
10 điểm
100%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 3 HKI
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ Môn: Ngữ văn, lớp 10 TỔ: Ngữ văn Mã đề :................ (Hình thức: Tự luận) 
I. Đọc – hiểu: (3,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: 
Muối ba năm muối đang còn nặm,
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
 Đôi ta nghĩa nặng tình dày
 Có xa nhau đi nữa cũng ba van sáu ngàn ngày mới xa.
(Ca dao)
Câu 1(1,0đ): Bài ca dao trên sử dụng thể thơ gì? Ý nghĩa của cách sử dụng thể thơ đó?
Câu 2 (1,0đ): Nêu ý nghĩa biểu tượng của muối – gừng?
Câu 3 (1,0đ): Giá trị biểu cảm của hình ảnh muối – gừng trong bài ca dao?
II. Làm văn(7 điểm):
 Anh (chị) hãy Trình bày suy nghĩ về câu danh ngôn:
 “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Bài viết số 3, lớp 10, năm học 2015 -2016
I. Đọc – hiểu: (3,0 điểm)
Câu 1(1,0 điểm):
- Bài ca dao trên sử dụng thể thơ: song thất lục bát biến thể, câu bát được kéo dài thành 13 tiếng.(0,5đ) 
- Ý nghĩa: Với lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối; bài ca ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của người bình dân xưa.(0,5đ)
Câu 2 (1,0đ): Ý nghĩa biểu tượng của muối – gừng:
- Muối và gừng là hương vị tình người trong cuộc sống từ bao đời nay của nhân dân ta.(0,5đ) 
- Gừng cay – muối mặn biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. (0,5đ)
Câu 3 (1,0đ): Giá trị biểu cảm của hình ảnh muối – gừng trong bài ca dao: 
- Biểu tượng Gừng cay – muối mặn dành cho những cặp vợ chồng, bởi vợ chồng đã từng chung sống với nhau thì mới thấm thía tình nghĩa thủy chung. Nghĩa tình ấy bền vững như: Muối ba năm muối đang còn nặm,
 Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
II. Làm văn(7 điểm):
 Anh (chị) hãy Trình bày suy nghĩ về câu danh ngôn:
 “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, hợp lí.
- Diễn đạt lưu loát, lời văn viết có cảm xúc, dùng từ trong sáng hợp phong cách. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, lỗi về câu.
b. Yêu cầu về kiến thức: 
- Đề bài yêu cầu bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học – một vấn đề rất gần gũi và thiết thực với tuổi học đường. Để thực hiện yêu cầu của đề học sinh cần nhận diện chính xác, đầy đủ về chủ đề của bài viết.
- Học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần đáp ứng đầy đủ các nội dung chính cần nghị luận sau:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.( 0,5đ)
2. Thân bài: (6,0đ)
 a. Giải thích câu nói: (1,5đ)
- Tri thức mà nhân loại đã sáng tạo là vô cùng lớn. Do đó, chưa hoặc không biết về một điều nào đó là bình thường. 
- Nhưng nếu không có ý thức học tập để vươn tới chiếm lĩnh những điều chưa biết trong kho tàng tri thức cuả nhân loại thì thật xấu hổ và đáng bị chê trách
 b. Phân tích- Chứng minh: (1,5đ)
- Vấn đề được nêu lên ở đây vừa giúp chúng ta vượt qua tâm lý tự ti, mặc cảm khi rơi vào tình huống “không biết” về một điều nào đó- “đừng xấu hổ khi không biết”, vừa như nhắc nhở, động viên mọi người hãy vì danh dự để có ý thức học tập một cách nghiêm túc “ chỉ xấu hổ khi không học”. .( Phân tích một số dẫn chứng để khẳng định vấn đề)
 c. Đánh giá – mở rộng: (1,5đ)
- Câu danh ngôn có ý nghĩa giáo dục rất tích cực.( Phân tích một số dẫn chứng để khẳng định vấn đề)
 d. Bài học: (1,5đ)
- Câu danh ngôn hướng mỗi chúng ta ý thức học tập và luôn nỗ lực học hỏi.
-Từ vấn đề trên rút ra phương hướng tu dưỡng và hành động của bản thân, cũng như của thế hệ trẻ hôm nay.
3. Kết bài: - Đánh giá khái quát về giả trị của việc học.( 0,5đ)
- Liên hệ bản thân.
* Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
 - Khuyến khích những bài có lối viết sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_kiem_tra_bai_viet_so_3_khoi_10_co_ma_tran.docx