Đề tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn môn vật lí (ngày 11 tháng 6 năm 2015)

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4229Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn môn vật lí (ngày 11 tháng 6 năm 2015)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn môn vật lí (ngày 11 tháng 6 năm 2015)
ĐỀ TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TP. ĐÀ NẴNG 
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 MÔN VẬT LÍ (NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 2015)
Bài 1 (1,5đ)
H.1
	Hai động tử M1 và M2 đồng thời chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 và v2 trên hai đường thẳng đồng qui Ax và Ay tạo với nhau một góc a = 60o (Hình H.1). Động tử M1 xuất phát từ B cách A 700m hướng vào điểm A, động tử M2 xuất phát từ giao điểm A. Cho biết độ lớn vận tốc của động tử M1 là 10m/s và của động tử M2 là 5m/s. Hãy xác định khoảng cách ngắn nhất giữa hai động tử và thời gian chuyển động tính từ lúc bắt đầu đến khi đạt khoảng cách ngắn nhất đó.
Bài 2 (2,5đ)
	Một chiếc sà lan khối lượng m = 60 tấn ở trên sông, có dạng hình hộp khối chữ nhật, diện tích đáy S = 148m2, chiều cao h = 1,5m đang chứa m1 = 90 tấn hàng. Nước có D = 1000kg/m3.
a. Tính chiều cao phần chìm của sà lan trong nước.
b. Nếu ở đáy của sà lan có một lổ thủng diện tích S1 = 400cm2 và nước chảy đều vào lổ đó với vận tốc v = 1m/s thì sau bao lâu sà lan sẽ bắt đầu chìm nếu nước không được bơm ra?
c. Tính công suất tối thiểu của máy bơm cần dùng để bơm nước ra cứu sà lan nếu nước được bơm từ dưới đáy lên, qua thành sà lan rồi ra sông. Biết hiệu suất của bơm là H = 80%. Cho g = 10N/kg (hệ số giữa trọng lượng và khối lượng)
Bài 3 (2,0đ)
	Trong một bình hình trụ có bán kính R = 10cm, chiều cao h = 30cm, chứa nước đá ở nhiệt độ to = -10oC, chiếm 1/3 thể tích của bình. Qua một lổ nhỏ ở phía trên nắp bình người ta rót chậm nước ở nhiệt độ t = 30oC vào bình. Tìm thể tích nước lớn nhất có thể rót vào bình.
	Nước có Dn = 1000kg/m3 và cn = 4200J/kg.K. Nước đá Dđ = 900kg/m3, cđ = 2100J/kg.K. và l = 330000J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa bình và môi trường.
Bài 4 (2,5đ)
	Cho mạch điện hình H.2. R1 = 10Ω, R2 = 8Ω, R3 = 36Ω, R4 = 18Ω, ampe kế có điện trở Ra = 2Ω. R5 là một biến trở. Bỏ qua điện trở của dây nối và khóa K. Hiệu điện thế U có giá trị không đổi.
	a. Khi khóa K đóng, người ta điều chỉnh biến trở đến giá trị sao cho công suất tỏa nhiệt trên nó đạt giá trị cực đại và khi đó ampe kế chỉ 1A. Tính hiệu điện thế U.
H.2
	b. Giữ nguyên giá trị của biến trở R5 ở câu a, mở khóa K. Hãy tìm số chỉ của ampe kế.
Bài 5 (1,5đ)
	Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính trước một thấu kính hội tụ thì cho một ảnh thật cao 5cm, nếu thay thấu kính hội tụ trên bằng một thấu kính phân kỳ ngay tại vị trí của thấu kính hội tụ thì thu được một ảnh ảo cao 1cm. Khoảng cách giữa hai ảnh là 96cm. Biết rằng tiêu cự của hai thấu kính đó có độ dài như nhau. Tìm tiêu cự của hai thấu kính và chiều cao của vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Thi Chuyen LQD Da Nang 2015.doc