BÀI THI THỬ THÁNG 2/2017 Câu 1. Hội nghị Ianta diễn ra vào thời gian nào? A. 2/1945 B. 5/1945 C. 6/1945 D. 7/1945 Câu 2. Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. C. Năm 1961, Liên Xô đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất. D. Đến thập kỉ 60 của thế kỷ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ) Câu 3. Sách lược của ta đối với Trung Hoa Dân quốc trước ngày 6/3/1946 A. Hòa hoãn, tránh xung đột B. tránh xung đột C. Hòa hoãn, nhân nhượng D. Kiên quyết đối phó Câu 4. Trung Quốc thực hiện cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng năm A. 12/1975 B. 12/1978 C. 12/1980 D. 12/1986 Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới 2 , các nước ở Đông Nam Á giành độc lập sớm nhất ( 8/1945 ) là A. Việt Nam, Lào, CamPuChia B. Việt Nam, Thái Lan, Inđo B. Việt Nam, Lào, Inđo D. Việt nam, Lào, Malai Câu 6. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng quyết định đổi tên Đảng ta thành : A. Đảng Cộng Sản Đông Dương B. Đảng lao Động Việt Nam C. Đảng Cộng Sản Việt Nam D. Đảng Lao Động Đông Dương Câu 7. Vị thế của ASEAN trở nên lớn mạnh từ : A. Hiệp uớc Bali ( 2/1976 ) B. Hiệp ước Bali ( 6/1976 ) C. Hiệp ước Bali ( 7/1976 ) D. Hiệp ước Bali ( 10/1976 ) Câu 8. Điểm giống nhau về tình hình chính trị ba nước Đông Dương từ sau CTTG II là A. Pháp trở lại xâm lược vào tháng 3/1946 B. Kháng chiến chống Mĩ từ năm 1954 - 1975 C. Được hoàn toàn giải phóng vào đầu năm 1975 D. Cả 3 Câu 9. Cuộc cách mạng đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu phần mềm là: A. Cách mạng dận tộc dân chủ. B. Cách mạng trắng C. Cách mạng xanh D. Cách mạng chất xám Câu 10. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật . B. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú . D. Tập trung sản xuất và tư bản cao . Câu 11: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ , cùng hệ thống thuộc địa cũ của nó ở châu Phi ? A. 11/1975: Nước Cộng hòa nhân dân Ăn gô la ra đời B. 1960: Năm châu Phi C. 1962: Năm An giê ri được công nhận độc lập D. 1994: Nen-Xơn Man -đê-la trở thành Tổng Thống da đen đầu tiên Câu 12. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là A. cục diện “Chiến tranh lạnh”. B. xu thế toàn cầu hóa. C. sự hình thành các liên minh kinh tế. D. sự ra đời các khối quân sự đối lập Câu 13. Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? A. Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất B. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở VN D.Tất cả các câu trên đều đúng Câu 14. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mâu thuẫn giữa A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. B. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. C. toàn thể nhân dân với đế quốc xâm lược và phản động tay sai. D. nhân dân lao động với thực dân Pháp và các giai cấp bóc lột. Câu 15: Trong nông nghiệp, tư bản Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào A. Cao Su B. Chè C. Xuất khẩu gạo D. Cà phê Câu 16. Lực lượng hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc A. Nông dân, học sinh B. Công nhân, trí thức C. Học sinh, sinh viên, trí thức D. Tiểu tư sản Câu 17. Người viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” là A. Nguyễn Ái Quốc B. Phan Bội Châu C.Phạm Hồng Thái D. Phan Châu Trinh Câu 18. Mục tiêu của Việt Nam quốc dân đảng là gì? A. Đánh đuổi thực dân Pháp. xóa bỏ ngôi vua. B. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền D. Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập Câu 19. Nhóm nước có nền kinh tế phát triển nhất ở Đông Nam Á hiện nay là A. Thái, Singabo, Malai, Philip, Brunây, B. Thái, Singabo, Malai, Philip, Inđo C. Thái, Singabo, Malai, Philip, Việt Nam D. Thái, Singapo, Malai, Inđo, Brunây Câu 20: Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào? A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn D. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn Câu 21. Hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc A. Diễn ra tại NewYork ( Mĩ )với 52 nước tham dự B. Diễn ra tại Oasinh ton ( Mĩ ) với 50 nước tham dự C. Diễn ra tại Xan phan xico ( Mĩ ) với 52 nước tham dự D. Diễn ra tại Xan phan xico ( Mĩ ) với 50 nước tham dự Câu 22 .Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. tự do và dân chủ. B. độc lập và tự do. C. ruộng đất cho dân cày. D. đoàn kết với cách mạng thế giới. Câu 23. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là A. nông dân. B. công nhân. C. tư sản dân tộc. D. tiểu tư sản trí thức Câu 24. Trong việc giải quyết khó khăn, việc giải quyết khó khăn nào Chủ tịch Hồ Chí Minh gương mẫu thực hiện trước A. Giải quyết nạn dốt B. Giải quyết nạn đói C. Giải quyết nạn đói và dốt D. Giải quyết khó khăn tài chính Câu 25. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi nhằm mục đích A. Giành lại quyền chủ động B. Kết thúc nhanh chiến tranh C. Tiêu diệt chủ lực của ta D. Xây dựng ngụy quân Câu 26. Từ ngày 10 đến 19/5/1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng có liên quan đến Cách mạng tháng Tám. A. Đức mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô B. Nguyễn ái Quốc mới đặt chân về tổ quốc C. Quá trình diễn ra hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 D. Câu A và C đúng Câu 27. Mặt trận Việt Minh được thành lập trong Hội nghị nào của Đảng? A. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939) B. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) C. Hội nghị toàn quốc (từ 13 đến 15/8/1945) D. Không phải các hội nghị trên. Câu 28. Kế hoạch Nava nhằm mục đích gì A. Giành lại quyền chủ động B. Giành thắng lợi quyết định C. Kết thúc chiến tranh D. Tiêu diệt chủ lực của ta Câu 29. Trong các chiến thắng sau đây, chiến thắng nào đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta tiến lên bước phát triển nhảy vọt A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 D. Câu A và B đúng Câu 30. Chiến thuật phổ biến của “Chiến tranh đặc biệt” A. Tìm diệt B. Bình định C. Tìm diệt, bình định D. Trực thăng vận và thiết xa vận Câu 31. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “ Đồng Khởi “ là gì? A. Giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.. B. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CM miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. C. Sự ra đời của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam ( 20 – 12 – 1960 ). D. Làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Câu 32. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam. B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị. C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền. D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh. Câu 33. Trong “Việt Nam hóa” chiến tranh, lực lượng nào là chủ yếu để tiến hành chiến tranh? A. Quân đội Mĩ. B. Quân đội ngụy. C. Quân đội Mì & các đồng minh. D. Quân đội Mĩ & quân đội ngụy. Câu 34. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh là gì? A. Rút dần quân Mĩ về nước. B. Tận dung người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ. C. Đề cao học thuyết Ních-Xơn. D. “Dùng người Việt đánh người Việt”. Câu 35. Ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm mục đích gì? A. Bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mĩ. B. Vạch trần âm mưu “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ. C. Đối phó với âm mưu của đế quốc Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương. D. Xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương. Câu 36. Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám 1945 là gì? A. Đấu tranh vũ trang B. Đấu tranh bạo lực C. Đấu tranh chính trị D. Đấu tranh ngoại giao Câu 37. Khẩu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì ? A. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng” B. “Thà hi sinh tất cả để đánh thắng chiến dịch Điện Biên Phủ “ C. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” D. Câu B và C đúng Câu 38. Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” (12 đến 23-3-1971) có sự phối hợp của quân đội nước nào? A. Quân đội Việt Nam, quân dân Lào. B. Quân đội Việt Nam, quân dân Campuchia. C. Quân đội Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. D. Quân dân Lào, Cam-pu-chia. Câu 39. Các văn bản cuối cùng của hiệp định Giơnevơ về vấn đề Đông Dương được kí kết vào thơi gian nào? A. 12/7/1954 B. 21/7/1954 C. 27/5/1954 D. 5/7/1954 Câu 40. Để ép ta nhân nhượng, ký một hiệp định do Mĩ đặt ra Nich Xơn đã cho máy bay B52 đánh vào đâu trong 12 ngày đêm năm 1972 A Hà Nội, Nam Định B Hà Nội, Hải Phòng C Hà Nội, Thanh Hóa D Nghệ An, Hà Tĩnh -----HẾT-----
Tài liệu đính kèm: