Đề trắc nghiệm ôn tập bài 9, 10 môn Địa lí lớp 12

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm ôn tập bài 9, 10 môn Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm ôn tập bài 9, 10 môn Địa lí lớp 12
BÀI 9,10. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Câu 1. Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là :
A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB. 	B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.
C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB. 	D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
Câu 2. Mưa phùn là loại mưa :
A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
Câu 3. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :
A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 4. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi :
A. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
B. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
C. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
Câu 5. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là :
A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 6. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :
A. Nam Bộ. 	 B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Phía Nam đèo Hải Vân. 	D. Trên cả nước.
Câu 7. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
Câu 8. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là :
A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. 	C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
B. Rừng gió mùa thường xanh. 	D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
Câu 9. Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khì hậu nước ta là
A. Hằng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt trời lớn
B. Trong năm, Mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời
C. Trong năm, Mặt trời qua thiên đỉnh hai lần
D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm
Câu 10. Nhiêt độ trung bình năm của nước ta là (°C)
A. 21- 22.	 B. 22- 27. 	C. 27- 28.	 D. 28- 29
Câu 11. Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động
A. 1500- 2000.	 B. 1600- 2000. 	C. 1700- 2000. 	D. 1800- 2000
Câu 20. Tác động của gió Tây khô nóng đến khí hậu nước ta là
A. Gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa
B. Tạo sự đối lập giữa Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
C. Tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt
D. Mùa thu, đông có mưa phùn
Câu 21. Quá trình hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện ở
A. Tạo thành địa hình Cácxtơ.	 B. Đất trượt, đá lở ở sườn dốc
C. Hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất. 	D. Hiện tượng xâm thực
Câu 22. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi nước ta?
A. Ít phụ lưu. 	B. Nhiều sông
C. Phần lớn là sông nhỏ. 	D. Mật độ sông lớn
Câu 25. Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là
A. Tạo thành nhiều phụ lưu.	 B. Tổng lượng bùn cát lớn
Câu 32. Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện tại là
A. Xâm thực - bồi tụ. 	B. Bồi tụ - xâm thực.
C. Bồi tụ. 	D. Xâm thực
Câu 33. Tác động của địa hình xâm thực bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta là
A. Bào mòn, rửa trôi đất, làm trơ sỏi đá
B. Tạo thành địa hình cácxtơ với các hang động ngầm
C. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, khe sâu
D. Tích tụ đất đá thành nón phóng vật ở chân núi
Câu 35. Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì :
A. Có sự tích tụ nhiều Fe 2 O 3 .
B. Có sự tích tụ nhiều Al 2 O 3 .
C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.
D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
Câu 36. Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng :
A. Tây Nguyên. B. Nam Bộ. C. Bắc Bộ. D. Cả nước.
Câu 37. Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là :
A. Hà Nội. B. Huế. C. Nha Trang. D. Phan Thiết.
Câu 38.So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là :
A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.
B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.
C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.
Câu 39. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa là:
A. Sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương
B. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm
C. Sự hạ khí áp đột ngột
D. Sự chênh lệch nhiệt và khí áp giữa lục địa và đại dương
Câu 40. Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt tuyệt đối:
A. Giảm dần từ Bắc vào Nam.	 B. Tăng dần từ Bắc vào Nam
C. Chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam. 	D. Tăng, giảm tùy lúc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTRAC_NGHIEM_BAI_9_10.doc