Đề trắc nghiệm kiểm tra một tiết Sinh học lớp 12

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm kiểm tra một tiết Sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm kiểm tra một tiết Sinh học lớp 12
KIỂM TRA MỘT TIẾT
SINH HỌC 12
TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: . Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là: 
A.cộng sinh	B.hội sinh	C.hợp tác	D.kí sinh
Câu 2: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau nhiều là
A. ký sinh.	B. ức chế cảm nhiễm.	C. vật ăn thịt - con mồi.	D. cạnh tranh.
Câu 3: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành các . khác nhau. 	A. quần thể	B.ổ sinh thái	C. quần xã	D. sinh cảnh	E. Nơi ở
Câu 4: Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng nhiệt đới, điều đó thể hiện quy tắc nào?
A. Quy tắc về kích thước cơ thể.	B. Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể
C. Do đặc điểm của nhóm sinh vật hằng nhiệt 	 D. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt
Câu 5: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. Tăng mật độ cá thể , khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
B. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau.
C. Giảm số lượng cá thể, đảm bảo số lượng cá thể tương ứng với nguồn sống của môi trường.
D. Tăng số lượng cá thể trong quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
Câu 6: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Cả A, B và C
Câu 7: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?
A. Cây gỗ ưa sáng	B. Cây thân cỏ ưa sáng	C. Cây bụi chịu bóng	D. Cây gỗ ưa bóng 
Câu 8: Những yếu tố nào không ảnh hưởng tới kích thước quần thể?
A. Tỷ lệ giới tính	B. Sinh sản	C. Tử vong	D. Nhập cư và xuất cư
Câu 9: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A. biến động số lượng theo chu kỳ năm	B. biến động số lượng theo chu kỳ mùa
C. biến động số lượng không theo chu kỳ	D. không phải là biên động số lượng
Câu 10: Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là: A. Quần thể trung tâm	B. Quần thể chính	C. Quần thể ưu thế	D. Quần thể chủ yếu
Câu 11: Con ve bét đang hút máu con hươu là thể hiện mối quan hệ nào?
A. Ký sinh	B. Sự cố bất thường.	C. Thay đổi các nhân tố sinh thái	D. tác động con người
Câu 12. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: A.cạnh tranh cùng loài	B.khống chế sinh học C.cân bằng sinh học	D.cân bằng quần thể
Câu 13: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? 
A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 14. Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:
A.diễn thế nguyên sinh	 B.diễn thế thứ sinh C.diễn thế phân huỷ	D.biến đổi tiếp theo
Câu 15. Nội dung nào đúng với hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể?
1. Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác. 2. Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác. 3. Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen. 4. Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh. Đáp án đúng là : 	A. 1,2,4.	B. 1,2,3.	C. 2,3,4.	D. 1,3,4.
Câu 16: Tỉ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì: 
A. tỉ lệ tử vong 2 giới không đều.	B. do nhiệt độ môi trường.
C. do tập tính đa thê.	D. phân hoá kiểu sinh sống.
Câu 17: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. tăng dần đều.	B. đường cong chữ J.	C. đường cong chữ S.	 D. giảm dần đều.
Câu 18: Các cực trị của kích thước quần thể là gì?
1. Kích thước tối thiểu. 2. Kích thước tối đa. 3.Kích thước trung bình. 4. Kích thước vừa phải. 
Phương án đúng là: A. 1, 2, 3.	B. 1, 2.	C. 2, 3, 4.	D. 3, 4.
Câu 19: Hiện tượng các cá thể cùng loài ở quần thể khác chuyển tới sống trong quần thể gọi là:
A.mức sinh sản.	B.mức tử vong.	C.sự xuất cư.	D.sự nhập cư.
Câu 20 : Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 420C được gọi là: 
A. giới hạn chịu đựng . B. điểm thuận lợi.	C. điểm gây chết giới hạn trên. D. điểm gây chết giới hạn dưới.
Câu 21: Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh:
A. tuổi thọ quần thể. B. tỉ lệ giới tính. C. tỉ lệ phân hoá.	D. tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi.
Câu 22: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ: 
A.cộng sinh	B.hội sinh	C.hợp tác	D.kí sinh
Câu 23: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? 
A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. 
B. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. 
C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. 
Câu 24: Khi hai loài trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng chúng thường cạnh tranh nhau dẫn đến sự phân li ổ sinh thái. Mỗi loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng thuận lợi nhất tạo nên ổ sinh thái hẹp cho loài đó. Khu sinh học nào sau đây sẽ có nhiều ổ sinh thái hẹp?
A. Rừng mưa nhiệt đới.	B. Rừng lá rộng ôn đới.	C. Thảo nguyên.	D. Rừng taiga.
Câu 25: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:
I. Môi trường không khí          II. Môi trường trên cạn            III. Môi trường đất                                          
IV. Môi trường xã hội              V. Môi trường nước               VI. Môi trường sinh vật
A. I, II, IV, VI                B. I, III, V, VI                C. II, III, V, VI              D. II, III, IV, V
Câu 26: Đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn của một số thực vật là:
A. Tầng cutin rất mỏng                                   B. Lá mỏng
C. Rễ cây nông                                               D. Thân cây có nhiều tế bào chứa nước
Câu 27: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
A. Thực vật, động vật và con người.	B. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. Thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
Câu 28: Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tuổi thọ trung bình                          B. Mật độ
C. Tỷ lệ giới tính                                   D. Sự phân bố cá thể.
Câu 29. Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của: A.cộng sinh	B.hội sinh	C.hợp tác	D.kí sinh
Câu 30. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có hại là mối quan hệ nào?
A.Quan hệ cộng sinh	B.Quan hệ hội sinh	C.Quan hệ hợp tác	D.Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 31. Quan hệ giữa chim sáo và trâu rừng: sáo thường đâu trên lưng trâu, bắt chấy rận để ăn . Đó là mối quan hệ
A. cộng sinh 	B. hợp tác.	C. kí sinh- vật chủ	D. cạnh tranh.
Câu 32. Nhân tố sinh thái nào không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A.Thực vật.	B.Động vật.	C.Vi sinh vật.	D.Nhiệt độ.
Câu 33. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố
A. hạn chế.	B. rộng.	C. vừa phải.	D. hẹp.
KIỂM TRA MỘT TIẾT
SINH HỌC 12
TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là
A. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.
B. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.
C. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới.
D. rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
Câu 2:Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép vì : 
A. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
D. Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
Câu 3: Nhiệt độ ảnh hưởng tới động vật qua các đặc điểm
A. sinh thái, hình thái, quá trình sinh lí, các hoạt động sống. B. hoạt động kiếm ăn, hình thái, quá trình sinh lí. 
C. sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí. 	D. sinh thái, sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí.
Câu 4: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là
A. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể
B. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển	D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên
Câu 5: Quần xã sinh vật tương đối ổn định được gọi là 
A. quần xã trung gian	B. quần xã khởi đầu	C. quần xã đỉnh cực	D. quần xã thứ sinh.
Câu 6: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi : 
A. nhóm đang sinh sản	B. nhóm trước sinh sản
C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản	D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
Câu 7: Trường hợp nào là biến động không theo chu kỳ?
A. Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa.	B. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân.
C. Gà rừng chết rét.	D. Cá cơm ở biển Peru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 10 -12 năm /lần
Câu 8: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. Tỷ lệ nhóm tuổi	B. Tỷ lệ tử vong	C. Tỷ lệ đực cái	D. Độ đa dạng
Câu 9: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?
A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn	B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển.
C. Sâu bọ sống trong các tổ mối	D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối
Câu 10: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là: 
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. 	B. độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã. 
C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong. 
D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài.
Câu 11: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng 
A. cạnh tranh giữa các loài.	B. cạnh tranh cùng loài. 	C. khống chế sinh học.	D. đấu tranh sinh tồn.
Câu 12: Kích thước của một quần thể không phải là: 
A.tổng số cá thể của nó.	B.tổng sinh khối của nó.	C.năng lượng tích luỹ trong nó.	D.kích thước nơi nó sống 
Câu 13: Trong đợt rét hại tháng 1/2016 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện: A. biến động tuần trăng.	B. biến động theo mùa C. biến động nhiều năm D. biến động không theo chu kì
Câu 14: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là: A.diễn thế nguyên sinh	B.diễn thế thứ sinh C.diễn thế phân huỷ	D.biến đổi tiếp theo
Câu 15: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ: A.hội sinh	B.hợp tác	C. ức chế - cảm nhiễm	D.cạnh tranh
Câu 16: Xét các yếu tố sau đây:
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể .III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường. IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là: 	
A. I và II.	B. I, II và III.	C. I, II và IV.	D. I, II, III và IV.
Câu 17: Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là:
A. giảm hiệu quả nhóm.	B. giảm tỉ lệ sinh. C. tăng giao phối tự do.	D. tăng cạnh tranh.
Câu 18: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Từ 5,60C đến 420C được gọi là: 
A. khoảng thuận lợi của loài.	B. giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ.
C. điểm gây chết giới hạn dưới.	D. điểm gây chết giới hạn trên.
Câu 19: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là: 
A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.
B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.
C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.
D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.
Câu 20: Trong sự tồn tại của quần xã, khống chế sinh học có vai trò
A. điều hòa tỉ lệ đực cái ở các quần thể, đảm bảo cân băng quần xã.
B. điều hòa các nhóm tuổi trong quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
C. điều hòa mật độ các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
D. điều hòa nơi ở của các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
Câu 21: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài: 
A.vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu	B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ	D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 22: Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một số yếu tố, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Số lượng con non của một lứa đẻ.	 B. Tỉ lệ đực/cái của quần thể.
C. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu. D. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể.
Câu 23: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?
A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.
B. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.
A
B
-
+
C. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực.
D. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.
Câu 24: Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ
A. cộng sinh, hợp tác và hội sinh.	B. kí sinh và ức chế cảm nhiễm.
C. cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi.	D. kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 25: Những sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt?
I. Động vật không xương sống , II. Thú , III. Lưỡng cư, bò sát, IV. Nấm , V. Thực vật, VI. Chim
A. I, II, IV                                 B. II, III, VI                   C. I, III, IV, V                           C. I, III, IV, VI
Câu 26: Cây ưa sáng có đặc điểm nào sau đây?
A. Lá có màu xanh nhạt, hạt lục lạp nhỏ        B. Phiến lá mỏng, có nhiều tế bào mô giậu
C. Phiến lá mỏng, không có tế bào mô giậu  D. Lá cây có màu xanh sẫm, hạt lục lạp lớn
Câu 27: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm 
A. Tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
Câu 28: Những yếu tố nào không ảnh hưởng tới kích thước quần thể?
A. Tỷ lệ giới tính          B. Sinh sản                  C. Tử vong                  D. Nhập cư và xuất cư
Câu 29. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài? 
A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu	B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối.	D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 30. Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:
A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác	B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.	D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 31. Giun sán sống trong ruột người đó là mối quan hệ
A. cộng sinh	B. hợp tác	C. kí sinh - vật chủ chủ	D. cạnh tranh.
Câu 32. Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A.Ánh sáng.	B.Nước.	C.Hữu sinh.	D.Nhiệt độ.
Câu 33. Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố
A. hạn chế.	B. rộng.	C. vừa phải.	D. hẹp.
KIỂM TRA MỘT TIẾT
SINH HỌC 12
I. TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn vào đáp án đúng 
Câu 1: Tại sao nói quần thể là 1 hệ mở?
A. Vì quần thể có quan hệ qua lại với môi trường. B. Vì các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
C. Vì quần thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường.	D. Vì quần thể có cấu trúc đặc trưng.
Câu 2. Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để.
A. tăng hàm lượng oxy trong nước nhờ sự quang hợp của rong.	B. Bổ sung lượng thức ăn cho cá.
C. Giảm sự cạnh tranh của hai loài.	D. Làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi.
Câu 3: Tăng trưởng của quần thể vi khuẩn E. Coli trong điều kiện thí nghiệm là:
A. Tăng trưởng thực tế của quần thể vi khuẩn	B. Do không có kẻ thù.
C. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.	D. Do nguồn sống thuận lợi
Câu 4: Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên;
A. Tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định	B. Hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái
C. Tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ	D. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
Câu 5: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:
A.vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu	B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ	D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 6: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?
A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.
B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.
Câu 7: Cho các ví dụ sau:
(1) Sán lá gan sống trong gan bò. (2) Ong hút mật hoa. (3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.	(4) Trùng roi sống trong ruột mối. Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:
A. (2), (3).	B. (1), (4).	C. (2), (4).	D. (1), (3).
Câu 8: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật?
A. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.	B. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.
C. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau. 	D. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng.
Câu 9 : Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: 
(1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). 
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:
A. (1), (2), (4), (3).	B. (1), (2), (3), (4).	C. (1), (4), (3), (2).	D. (1), (3), (4), (2).
Câu 10: Nhận xét nào dưới đây về nhịp sinh học ở sinh vật là không đúng?
A. Ở vùng lạnh, sinh vật thường có phản ứng chu kỳ mùa rõ.	B. Nhịp sinh học không di truyền được.
C. Ở vùn

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_ki_ii_lop_12_theo_huong_tich_hop.doc