Đề trắc nghiệm kiểm tra môn Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm kiểm tra môn Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm kiểm tra môn Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ
SỞ GDVÀ ĐT PHÚ YÊN 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
TỔ: GDCD
ĐỀ KIỂM TRA 
Môn: Giáo dục công dân
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... 
Câu 1: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc được làm) là:
A. Tuân thủ pháp luật.	B. Sử dụng pháp luật.	C. Áp dụng pháp luật.	D. Thi hành pháp luật.
Câu 2: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân thi hành pháp luật?
A. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật
B. Người kinh doanh trốn thuế
C. Anh A chị B đến UBNDTP đăng ký kinh doanh
D. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo qui định của PL.
Câu 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
C. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống như nhau trên cơ sở quy định của PL.
D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
Câu 4: Pháp luật của Việt Nam là:
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp có thẩm quyền ban hành và thực hiện .
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng ngành ,nghề.
D. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Câu 5: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của:
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động.
C. Tất cả mọi người trong xã hội.
D. Giai cấp nông dân.
Câu 6: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc cấm làm) là:
A. Áp dụng pháp luật.	B. Thi hành pháp luật.	C. Sử dụng pháp luật.	D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 7: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.	B. Pháp luật có tính bắt buộc chung.
C. Pháp luật có tính quyền lực.	D. Pháp luật có tính quy phạm.
Câu 8: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung “ cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với:
A. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.
B. Hiến pháp.
C. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
D. Nguyện vọng của mọi công dân.
Câu 9: Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nghiêm trọng,( dưới 18 tuổi) khung hình cao nhất là:
A. 12 năm	
B. 18 năm	
C. Chung thân	
D.Tử hình
Câu 10: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 11: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu
A. Trên 90 cm3	B. 90 cm3
C. Từ 50 cm3 đến 70 cm3	D. Dưới 50 cm3
Câu 12: Xác định câu phát biểu sai: Trong một quan hệ pháp luật:
A. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không tách rời nhau.
B. Quyền của cá nhân, tổ chức này không liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khác
C. Không có chủ thể nào chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ.
D. Không có chủ thể nào chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền.
Câu 13: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm , xâm phạm tới ...
A. Tính mạng và tài sản của công dân.	B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Các quy tắc quản lý nhà nước.	D. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 14: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:
A. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
B. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
D. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
Câu 15: Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông A sẽ chịu hình thức xử lý nào của Ủy ban nhân dân phường?
A. Giáo dục.
B. Hành chính.
C. Phạt tù.
D. Hành chính, buộc tháo dỡ phần xây dựng trái phép.
Câu 16: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:
A. Từ đủ 16 tuổi trở lên.	
B. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên.	
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 17: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
A. Từ 18 đến 27 tuổi.	
B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi
C. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.	
D. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
Câu 18: Pháp luật qui định người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra?
A. Đủ 16 tuổi trở lên	
B. Đủ 18 tuổi trở lên	
C. Đủ 17 tuổi trở lên	
D. Đủ 15 tuổi trở lên
Câu 19: Pháp luật là phương tiện để nhà nước:
A. Bảo vệ các công dân.	
B. Quản lý công dân.
C. Bảo vệ các giai cấp.	
D. Quản lý xã hội.
Câu 20: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
C. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 21: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
A. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật.
B. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo qui định của PL.
C. Người kinh doanh trốn thế phải nộp phạt.
D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.
Câu 22: Vi phạm hình sự là:
A. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.	B. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.	D. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
Câu 23: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là:
A. Tuân thủ pháp luật	
B. Thi hành pháp luật.	
C. Sử dụng pháp luật.	
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 24: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân thực hiện PL với sự tham gia can thiệp của nhà nước:
A. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
B. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.
C. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt.
D. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
Câu 25: Người không chịu trách nhiệm hình sự, theo qui định pháp luật Việt Nam là người chưa đủ:
A. Dưới 14tuổi
B. Dưới 15 tuổi	
C. Dưới 17 tuổi	
D. Dưới 18 tuổi
Câu 26: Điền vào chổ trống các từ thích hợp: Các quy phạm pháp luật do... ban hành phù hợp với của giai cấp . mà nhà nước là đại diện.
A. Ýchí - cầm quyền- nhà nước	
B. Nhà nước- ý chí- cầm quyền
C. Cầm quyền- nhà nước- ý chí	
D. Ý chí- nhà nước- cầm quyền
Câu 27: Trong các nghĩa vụ sau đây nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý?
A. Thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
B. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già.
C. Đoàn viên thanh niên phải chấp hành điều lệ Hiệp hội những người làm vườn.
D. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Câu 28: Trần văn C 17 tuổi bị bắt quả tang khi đang sản xuất rượu giả.số lượng rượu giả do B sản xuất nếu đem ra thị trường bán bằng với giá của rượu thật có giá trị khoảng 5 triệu đồng. Trong trường hợp này Trần Văn B phải chịu trách nhiệm:
A. Kỉ luật	
B. Hình sự	
C. Dân sự	
D. Hành chính
Câu 29: Pháp luật có đặc trưng là:
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.	
B. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
C. Vì sự phát triển của xã hội.	
D. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẻ về mặt hình thức.
Câu 30: Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính:
A. Không được tếp tục sử dụng giấy phép, chứng chỉ	
B. Tịch thu tang vật, phương tiện.
C. Phạt tiền, cảnh cáo	
D. Buộc chuyển sang lĩnh vực khác(nếu là kinh doanh).
Câu 31: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân áp dụng pháp luật?
A. Cảnh sát giao thông xử phạt 3 thanh niên chở nhau, không đội mũ bảo hiểm.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
C. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.
Câu 32: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Vay tiền dây dưa không trả.
B. Chặt cành, tỉa cây mà không đặt biển báo.
C. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường.
D. Không làm việc của xí nghiệp theo đungs hợp đồng lao động.
Câu 33: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc cấm không được làm).
D. Quy định các bổn phận của công dân.
Câu 34: Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân được qui định trong:
A. Luật hành chính.	
B. Luật dân sự.
C. Hiến pháp.	
D. Luật hôn nhân - gia đình.
Câu 35: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
D. Lỗi của chủ thể.
Câu 36: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính tmạng, dẫn đến hậu quả người đó chết(Theo điều 102 Bộ luật hình sự) thì:
A. Vi phạm pháp luật dân sự.	
B. Vi phạm pháp luật hành chính.
C. Vi phạm pháp luật hình sự.	
D. Bị xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 37: Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý?
A. Là người có độ tuổi ( theo qui định của pháp luật), có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
B. Là người tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện.
C. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của Pháp luật.
D. Là người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức.
Câu 38: Ông A là người có thu nhập theo quy định của PL. Theo quy định của ngành thuế, đến định kỳ , ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã:
A. Thi hành pháp luật.	
B. Sử dụng pháp luật.	
C. Tuân thủ pháp luật.	
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 39:  Quan hệ xã hội nào dưới đây không phải là quan hệ pháp luật:
A. Anh A chị B làm thủ tục đăng ký kết hôn.
B. Quan hệ về tình yêu nam – nữ.
C. Chị X trả giá 1kg thịt.	
D. Quan hệ Vợ - Chồng.
Câu 40: A đánh B gây thương tích 15%. Theo em A phải xử lý như thế nào theo quy định của PL nào?
A. Răn đe, giáo dục.
B. Khởi tố hình sự..
C. Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho B.
D. Tạm giữ để giáo dục.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN
Câu
Đấp án
Câu
Đấp án
1
B
21
D
2
A
22
A
3
A
23
A
4
D
24
C
5
A
25
A
6
D
26
B
7
A
27
C
8
B
28
B
9
B
29
D
10
C
30
C
11
D
31
B
12
A
32
D
13
C
33
C
14
C
34
C
15
D
35
C
16
A
36
C
17
B
37
A
18
A
38
A
19
D
39
C
20
D
40
B

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_NH.doc