Câu 1. Không ai bị bắt nếu A. không có sự phê chuẩn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. B. không có sự chứng kiến của đại diện gia đình bị can bị cáo. C. không có phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ phạm tội quả tang. D. không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội. Câu 2. Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử gọi là A. bị hại. B. bị cáo. C. bị can. D. bị kết án. Câu 3. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm A. ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật. B. bảo vệ sức khỏe cho công dân theo quy định của pháp luật. C. ngăn chặn hành vi vô cớ đánh người giữa công dân với nhau. D. bảo vệ về mặt tinh thần, danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân. Câu 4. Theo quy định của pháp luật, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, là thể hiện về A. nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân B. ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân C. khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân D. bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân Câu 5. Trong trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt người? A. Người đang bị truy nã. B. Người phạm tội rất nghiêm trọng. C. Người phạm tội lần đầu. D. Người chuẩn bị trộm cắp. Câu 6. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người? A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Bị nghi ngờ phạm tội. Câu 7. Việc làm nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác? A. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung. B. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà. C. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài. D. Đánh người gây thương tích. Câu 8. Việc làm nào sau đây là xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác? A. Cha mẹ phê bình con khi mắc lỗi. B. Lan trêu chọc bạn trong lớp. C. Bạn A tung tin, nói xấu về bạn B. D. Chê bai người khác trên facebook. Câu 9. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 10. Hành vi tự ý vào nhà của người khác là xâm phạm A. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. B. quyền tự do về nơi ở, nơi cư trú của công dân. C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. Câu 11. Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nhằm A. đảm bảo cuộc sống tự do trong xã hội dân chủ văn minh. B. đảm bảo cuộc sống tự chủ trong xã hội dân chủ văn minh. C. đảm bảo cuộc sống tự do trong xã hội dân giàu nước mạnh. D. đảm bảo cuộc sống ý nghĩa trong xã hội dân chủ văn minh. Câu 12. Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là để A. tránh hành vi tùy tiện, lạm dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. B. tránh hành vi tùy ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. C. tránh hành vi cố ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. D. tránh hành vi vi phạm, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. Câu 13. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp A. công an cho phép. B. có người làm chứng. C. pháp luật cho phép. D. trưởng ấp cho phép. Câu 14. Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác? A. Mọi công dân trong xã hội B. Cán bộ công chức nhà nước C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư D. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật Câu 15. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền A. bí mật của công dân. B. bí mật của công chức. C. bí mật của nhà nước. D. bí mật đời tư. Câu 16. Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận và không được làm gì? A. Giao gián tiếp. B. Cho người khác. C. Làm hư hỏng. D. Giao nhầm, để mất. Câu 17. Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được A. tự do phát biểu ý kiến ở bất cứ nơi nào mình muốn. B. tụ tập nơi đông người để nói tất cả những gì mình suy nghĩ. C. tự do phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường lớp, nơi cư trú. D. tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến ở bất kỳ nơi nào mình muốn. Câu 18. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề A. chính trị, kinh tế, đời sống của cá nhân. B. chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. C. thời sự, văn hóa, xã hội của công dân. D. kinh tế, xã hội, thời sự địa phương. Câu 19: Để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải A. tôn trọng chỗ ở của người khác B. tôn trọng bí mật của người khác. C. tôn trọng tự do của người khác. D. tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Câu 20. Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt giam người? A. Công an thi hành án cấp huyện. B. Phòng điều tra tội phạm, an ninh trật tự tỉnh. C. Các đội cảnh sát tuần tra giao thông. D. Tòa án, Viện Kiểm Sát, Cơ quan điều tra các cấp. Câu 21. Việc vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chủ yếu được thể hiện qua việc làm trái pháp luật nào sau đây A. Đánh người gây thương tích. B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật. C. Khám xét nhà khi không có lệnh. D. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác. Câu 22. Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam là A. Viện kiểm sát nhân dân các cấp. B. Tòa án nhân dân các cấp. C. Cơ quan điều tra các cấp. D. Viện kiểm sát nhân dân , Tòa án nhân dân. Câu 23. Để bắt người đúng pháp luật, ngoài thẩm quyền chúng ta cần tuân thủ quy định nào khác của pháp luật A. Đúng công đoạn. B. Đúng giai đoạn. C. Đúng trình tự, thủ tục. D. Đúng thời điểm. Câu 24. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất những người thuộc đối tượng A. Đang thực hiện tội phạm. B. Đang bị truy nã C. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. D. Đang chuẩn bị phạm tội. Câu 25. Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam? A.Viện kiểm sát nhân dân các cấp. B.Cơ quan điều tra các cấp. C.Tòa án nhân dân các cấp. D. Ủy ban nhân dân. Câu 26. Trường hợp nào sau đây bắt người đúng pháp luật? A. Mọi trường hợp cán bộ, chiến sĩ cảnh sát đều có quyền bắt người. B. Bắt, giam, giữ người dù nghi ngờ không có căn cứ. C. Việc bắt, giam, giữ người phải đúng trình tự và thủ tục do pháp luật qui định. D. Do nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Câu 27. Hành vi nào sau đây là xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự? A. Vu khống người khác. B. Bóc mở thư của người khác. C. Vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý. D. Bắt người không có lý do Câu 28: Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân? A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ. B. Chủ nhà trọ phá khóa vào phòng chữa cháy khi người thuê không có mặt. C. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà. D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của tòa án. Câu 29. Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác là xâm phạm đến quyền A. Quyền bí mật đời tư của công dân. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản của công dân. D. Quyền bí tự do tuiyệt đối của công dân. Câu 30: A có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, B tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của A trên email. Hành vi này xâm phạm A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. B. quyền tự do dân chủ của công dân. C. quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín của công dân. D. quyền tự do ngôn luận của công dân. Câu 31: Biết H tung tin nói xấu về mình với các bạn cùng lớp. T rất tức giận .Nếu là bạn của T em chọn phương án nào sau đây mà em cho là phù hợp nhất? A. Khuyên T tung tin nói xấu lại H. B. Khuyên T rủ người khác đánh H để dạy H một bài học. C. Nói với H cải chính tin đồn trước lớp. D. Khuyên T yêu cầu cơ quan công an bắt H. Câu 32: Mỗi lần biết M nói chuyện qua điện thoại với bạn trai. K lại tìm cách đến gần nghe. Hành vi này xâm phạm quyền gì? A. An toàn và bí mật điện tín của công dân. B. Bảo hộ về nhân phẩm của công dân. C. Bảo hộ về danh dự của công dân. D. Đảm bảo an toàn bí mật điện thoại của công dân. Câu 33: Việc làm nào là đúng khi thể hiện quyền tự do ngôn luận? A. Gửi tin cho chuyên mục bạn xem truyền hình trên đài VTC14. B. Viết bài thể hiện nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người nào đó. C. Tập trung đông người nói tất cả những gì mình muốn nói. D. Cản trở không cho người khác phát biểu khi ý kiến đó trái với mình. Câu 34. Ý kiến nào là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. B. Được phát biểu ở bất cứ nơi nào mình muốn. C. Được tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến. D. Được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn. Câu 35. Anh A phạm tội giết người, nhưng đã bỏ trốn. Thì Cơ quan điều tra ra quyết định A. bắt bị cáo. B. bắt bị can. C. truy nã. D. xét xử vụ án. Câu 36. Anh A thấy anh B đang vào nhà hàng xóm trộm tài sản, anh A có quyền gì sau đây? A. Bắt anh B và giam giữ tại nhà riêng. B. Bắt anh B giao cho người hàng xóm hành hạ. C. Bắt anh B giao cho Ủy ban nhân dân gần nhất. D. Đánh anh B buộc A trả lại tài sản cho người hàng xóm. Câu 37. Việc xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chủ yếu được thể hiện qua việc làm trái pháp luật nào sau đây? A. Đánh người gây thương tích. B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật. C. Khám xét nhà khi không có lệnh. D. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác. Câu 38. Trong trường hợp nào thì bất cứ ai cũng có quyền bắt người? A. Người đang bị truy nã. B. Người phạm tội lần đầu. C. Người phạm tội rất nghiêm trọng. D. Bị cáo có ý định bỏ trốn. Câu 39. Đi xe máy vượt đèn đỏ dẫn đến gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 40. Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân? A. Nói những điều không đúng về người khác. B. Nói xấu, tung tin xấu về người khác C. Trêu đùa làm người khác bực mình. D. Chửi bới, lăng mạ người khác khi họ xúc phạm mình. Câu 41. Hành vi mắng chửi người khác là vi phạm đến A. thân thể công dân. B. sức khỏe của công dân. C. nhân phẩm, danh dự của công dân. D. tính mạng của công dân. Câu 42. Những hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại cho người khác là hành vi A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. C. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân. D. vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 43. Sau một thời gian yêu nhau anh A và chị B chia tay. Sau khi chia tay anh A đăng nhiều hình ảnh nhạy cảm xúc phạm chị B trên mạng xã hội. Việc này làm chị B rất buồn và đau khổ. Trong trường hợp này em chọn cách ứng xử nào để giúp chị B? A. Khuyên chị không cần để tâm đến kẻ xấu đó. B. Khuyên chị B trình báo với công an. C. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh. D. Khuyên chị B đến vạch trần bộ mặt anh A. Câu 44. Nguyễn Văn B vì ghen ghét Lê Văn N nên tung tin là anh N hay trộm vặt đồ hàng xóm, hành vi của B đã xâm phạm đến A. lòng tự ái của N. B. nhân cách của N. C. nhân phẩm và danh dự của N. D. hạnh phúc gia đình của N. Câu 45. Dù chị K không đồng ý, bà B tự ý vào phòng chị K lấy tài sản khi chị đi vắng với lý do bà là chủ cho thuê nhà nên có quyền. Em chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp? A. Khuyên chị K thay khóa. B. Khuyên chị K chấp nhận vì bà là chủ nhà. C. Khuyên chị K nhờ người thân giúp đỡ. D. Khuyên chị K trình báo sự việc với công an. Câu 46. Áo của A phơi bị bay sang nhà hàng xóm khi họ đi vắng, nếu là B em ứng xử như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật? A. Cùng B sang nhà đó lấy áo. B. Từ chối để B đi lấy một mình. C. Khuyên B chờ chủ nhà về xin vào lấy áo. D. Khuyên B rủ thêm vài người nữa cùng sang để làm chứng khi B lấy áo. Câu 47. A và B là bạn thân, khi A đi vắng B tự ý vào nhà của A là vi phạm A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. C. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 48. Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải tôn trọng A. nhân phẩm người khác. B. danh dự người khác. C. chỗ ở của người khác. D. uy tín của người khác. Câu 49. Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một nhà dân, hai người đàn ông đã chạy thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý. Trong trường hợp trên em chọn cách ứng xử nào cho phù hợp? A. Xin phép chủ nhà cho vào nhà khám xét. B. Gọi nhiều người cùng vào nhà khám xét. C. Chạy vào nhà khám xét. D. Ở ngoài chờ tên trộm ra rồi bắt. Câu 50. A là anh của B. Một hôm A đi vắng, B nhận hộ thư và quà của A do một người bạn gửi. B đã bóc ra xem. Nếu là bạn của B em chọn cách ứng xử nào cho phù hợp? A. Không quan tâm. B. Khuyên B xin lỗi A. C. Im lặng. D. Kể chuyện này cho người khác biết. Câu 51. A 16 tuổi, cha mẹ A thường xuyên kiểm tra điện thoại và xem nhật ký của A. Nếu là A em sẽ làm gì trong tình huống này? A. Giận và không nói chuyện với cha mẹ. B. Xem điện thoại của cha mẹ cho hả giận. C. Nói chuyện với cha mẹ, mong cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của mình. D. Kể chuyện này cho người khác biết. Câu 52. Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận? A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, truờng học, địa phương mình B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình. C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội trong các dịp tiếp xúc cử tri. D. Viết bài với nội dung xuyên tạc sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nuớc. Câu 53. Khi anh B không có ở nhà, anh A vào bắt trộm gà của anh B khi đó em đã nhìn thấy. Trong tình huống trên em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây? A. Chờ công an đến bắt. B. Chờ chủ nhà về bắt. C. Được phép bắt anh B. D. Coi như không có gì. Câu 54. Theo quy định của pháp luật, người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp điều phải A. Phạt hành chính. B. Lập biên bản. C. Phạt tù. D. Phạt cải tạo. Câu 55. Nghi con Ông B lấy trộm, ông A tự tiện vào nhà ông B khám xét. Trong trường hợp này Ông A đã xâm phạm quyền A. được pháp luật bảo vệ danh dư, uy tín. B. bất khả xâm phạm về thân thể. C. tự do ngôn luận. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 56. Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông A định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu em là ông A em chọn cách ứng xử nào sau đây để đúng quy định của pháp luật? A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm. B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm. C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người. D. Đến trình báo với cơ quan công an. Câu 57: A là học sinh lớp 12 đóng góp ý kiến vào dự thảo luật giáo dục. Điều đó thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền dân chủ của công dân. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân. Câu 58. Công dân đủ bao nhiêu tuổi có quyền tham gia bầu cử? A. 17 tuổi. B. 18 tuổi. C. 19 tuổi. D. 21 tuổi. Câu 59. Công dân đủ bao nhiêu tuổi có quyền tham gia ứng cử? A. 17 tuổi. B. 18 tuổi. C. 19 tuổi. D. 21 tuổi. Câu 60: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc A. tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. B. phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín. C. tôn trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín. D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Câu 61: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo A. một con đường. B. hai con đường. C. ba con đường. D. bốn con đường. Câu 62: Quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện: A. Sự bình đẳng của công dân. B. Sự tiến bộ của công dân C. Sự văn minh của công dân. D. Sự phát triển của công dân. Câu 63: Đối với Nhà nước , quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện: A.Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước. B. Bản chất dân chủ, tiến bộ. C. Bản chất giai cấp của Nhà nước. D. Quyền lực của nhà nước. Câu 64: Ai được quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội? A. Mọi công dân. B. Cán bộ, công chức. C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Đại biểu Quốc hội. Câu 65: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 66: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. xã hội. Câu 67: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc A. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. B. dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch. C. dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi. D. Dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra. Câu 68: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội có nghĩa là: A. Công dân được tham gia thảo luận những công việc chung của đất nước. B. Công dân trực tiếp quyết định những công việc chung của đất nước. C. Chỉ có cán bộ lãnh đạo mới có quyền thảo luận những vấn đề chung của đất nước. D. Mọi công dân đều có quyền quyết định mọi vấn đề chung của đất nước. Câu 69. Hiến pháp 2013 qui định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại là A. cá nhân. B. tổ chức. C. cán bộ công chức D. cá nhân, tổ chức. Câu 70. Mục đích của quyền khiếu nại nhằm A. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại. B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. C. phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật D. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Câu 71. Công dân thực hiện quyền tố cáo theo hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ đại diện. D. Dân chủ XHCN. Câu 72. Qui định pháp luật về khiếu nại là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện quyền A. dân chủ trực tiếp. B. dân chủ gián tiếp. C. dân chủ đại diện. D. dân chủ XHCN. Câu 73. Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong A. luật Lao động. B. nghị quyết Quốc hội. C. Hiến pháp. D. luật Hình sự Câu 74: Quyền bầu cử và quyển ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân thể hiện trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế B. Chính trị C. Văn hóa D. X ã hội Câu 75. Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Người đang thi hành án phạt tù. B. Người đang điều trị ở bệnh viện. C. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. D. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo. Câu 76: Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là A. mọi công dân đủ 18 tuổi kh ông vi phạm pháp luật. B. mọi công dân đủ 18 tuổi , có năng lực và tín nhiệm với cử tri. C. mọi công dân đủ 21 tuổi , có năng lực và tín nhiệm với cử tri. D. mọi công dân đủ 21 tuổi , có năng lực và không vi phạm luật. Câu 77: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? A. Phổ thông . B. Trực tiếp. C.Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng. Câu 78: Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường nào dưói dây? A. Tự bầu cử. B. Được chỉ định. C. Được giới thiệu. D. Được đề cử. Câu 79: Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân: A. Phát huy sức mạnh của toàn dân. B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân. C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp. D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội. Câu 80: B
Tài liệu đính kèm: