Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12
VI- BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Công dân không tàng trữ, buôn bán trái phép vũ khí quân dụng là thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Sử dụng pháp luật C. Thi hành pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 2: Hãy điền vào chỗ trống: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích , làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi..........của các cá nhân, tổ chức.
A. Hợp pháp B. Hợp lý C. Hợp quy định D. Hợp tình
Câu 3: Hành vi nào sau đây không phải là dấu hiệu của vi phạm pháp luật
A. Giao hàng không đúng hẹn do mưa lũ
B. Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi
C. Xả chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường
Câu 4: My 15 tuổi, đứng đầu đường dây chuyên bắt cóc và buôn bán trẻ em. Khi bị bắt, My đã khai thực hiện thành công 3 vụ. Hành vi của My sẽ bị xử lý như thế nào cho đúng pháp luật?
A. Không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì chưa đủ tuổi
B. Phải chịu trách nhiệm hình sự
C. Phải chịu trách nhiệm hành chính
D. Phải chịu trách nhiệm dân sự
Câu 5: Do mâu thuẫn vợ chồng, anh Hà đã xông vào đánh đập vợ, khiến vợ anh phải vào viện cấp cứu với tỷ lệ thương tật trên 11%. Theo quy định của pháp luật, anh Hà phải chịu trách nhiệm pháp lý về vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Vi phạm hình sự C. Vi phạm dân sự
B. Vi phạm hành chính D. Vi phạm kỷ luật
Câu 6: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân
A. Đều có quyền như nhau. B. Đều có nghĩa vụ như nhau. C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau
D. Đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 7: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được hiểu là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật
C. Công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 8: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 9: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
A. Như nhau B. Bằng nhau C. Ngang nhau D. Khác nhau
Câu 10: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn
A. Việc làm theo sở thích của mình.
B. Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình
Câu 11. Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là
A. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.
B. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
C. Người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
D. Người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.
Câu 12. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.
Câu 13: Quyền và nghĩa vụ nào sau đây của cha mẹ với con cái là sai?
 A. Cùng nhau yêu thương nuôi dưỡng, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con
 B. Tôn trọng ý kiến của con.
C.Con trai được đi học cao, con gái phải làm công việc nhà
D. Chăm lo việc học tập, phát triển lành mạnh của con cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức
Câu 14: Giả sử em bị cha mẹ xúi giục, ép buộc làm những việc trái đạo đức, trái pháp luật, trước tiên em sẽ làm gì?
A. Vâng lời cha mẹ. Làm bất cứ việc gì miễn là cha mẹ vui
B. Không làm gì hết dù có bị đánh mắng
C. Tố cáo với công an và sẵn sàng cung cấp bằng chứng cho họ
D. Nhất quyết không làm, nhờ ông bà khuyên bảo cha mẹ
Câu 15: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện
A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. Quyền bình đẳng giữa các công dân
C. Quyền bình đẳng giữa các vùng, miền. D. Quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước
 Câu 16:. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về
A. Kinh tế. B. Chính trị C. Văn hóa, giáo dục. D. Tự do tín ngưỡng.
Câu 17: Trường hợp nào sau đây thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo
A. Công dân có quyền không theo bất kỳ một tôn giáo nào
B. Người đã theo tôn giáo phải trung thành không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác
C. Các tôn giáo đều được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật
D. Mỗi tôn giáo có đường lối riêng, không nhất thiết phải tuân theo chính sách chung của nhà nước
Câu 18: Anh T và chị H yêu nhau đã lâu và hai người đi đến quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Trong trường hợp này Bố chị H đã vi phạm điều gì?
A. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo B. Quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con
C. quyền bình đằng giữa các dân tộc D. Phương án A và B
Câu 19 Yếu tố nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc
A. Có chính sách học bổng cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vào học các trường đại học, cao đẳng
B. Học sinh trường dân tộc nội trú được mặc trang phục dân tộc mình trong lễ chào cờ đầu tuần
C. Thí sinh người dân tộc thiểu số được cộng điểm trong xét tuyển đại học
D. Không nhận vào công ty làm việc vì lý do người dân tộc thiểu số
Câu 20 Những việc làm nào sau đây của học sinh THPT phù hợp với quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Không đoàn kết giúp đỡ các bạn học sinh dân tộc thiểu số
B. Nghe theo kẻ xấu để chia rẽ dân tộc
C. Có ý thức tôn trọng các phong tục tập quán của các dân tộc
D. Không muốn hòa đồng cùng các học sinh dân tộc thiểu số
Câu 21: Các cá nhân tổ chức chủ động thực hiện quyền, làm những việc được làm theo quy định của pháp luật thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật C. Áp dụng pháp luật
Câu 22: Thực hiện pháp luật là quá trình
A. Hoạt động của con người thực hiện đúng các quy định của pháp luật
B. Hoạt động có mục đích của con người diễn ra thường xuyên, liên tục trong đời sống
C. hoạt động chủ động của con người để đưa các quy định của pháp luật vào đời sống
D. Hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức
Câu 23: Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi
A. Trái pháp luật B. Vi phạm pháp luật
C. Xâm phạm pháp luật D. Phạm pháp
Câu 24: Trường hợp nào không áp dụng hình phạt chung thân và tử hình với người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Người từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi B. Người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi 
C. Người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi D. Người dưới 18 tuổi 
Câu 25: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế
B. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ kinh tế và quan hệ lao động
Câu 26: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia
C. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật
D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
Câu 27: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. Trách nhiệm pháp lí. B. Trách nhiệm kinh tế.
C. Trách nhiệm xã hội. D. Trách nhiệm chính trị.
Câu 28: Nguyễn Văn N (19 tuổi) và Trần Văn A (17 tuổi) cùng nhau tham gia vụ cướp xe máy, đâm người lái xe ôm trọng thương ( thương tật 70%) . Mức hình phạt cho hai người như thế nào là đúng quy tắc xét xử?
A. Hai người chịu mức hình phạt bằng nhau
B. Nguyễn Văn N chịu mức hình phạt nhẹ hơn Trần Văn A
C. Nguyễn Văn N chịu mức hình phạt nặng hơn Trần Văn A
D. Nguyễn Văn N phải truy cứu trách nhiệm hình sự còn Trần Văn A thì được miễm truy cứu
Câu 29: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân được hiểu là:
A. Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ công dân không tách rời nhau
B. Bình đẳng về thực hiện quyền
C. Bình đẳng về làm nghĩa vụ
D. Bình đẳng theo quy định của pháp luật
Câu 30: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:
A. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần
B. Lao động nam được hưởng ưu tiên hơn lao động nữ vì lao động nam khỏe hơn.
C. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động như nhau.
D. Tất cả đều đúng
Câu 31: Biểu hiện nào sau đây là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình
B. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày trong gia đình
C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc gia đình
D. Chia đều các công việc từ nhỏ đến lớn cho thật công bằng như vợ nấu cơm thì chồng rửa bát 
Câu 32: Ý kiến nào sau đây là đúng về bình đẳng trong kinh doanh
A. Ưu tiên đàu tư cho doanh nghiệp nhà nước
B. Chỉ có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được mở rộng quy mô kinh doanh
C. Doanh nghiệp tư nhân không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nhà nước
D. Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
Câu 33: Con không được có hành vi nào sau đây đối với cha mẹ
A. Yêu quý, kính trọng cha mẹ
B. Chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ
C. Ngược đãi, xúc phạm cha mẹ
D. Lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ
Câu 34: Vợ chồng anh A và chị B có con nhỏ ốm đã hơn 10 ngày. Do nghỉ việc chăm con đã lâu, chị B đề nghị chồng xin phép cơ quan nghỉ việc vài hôm thay chị chăm con nhưng anh A nhất thiết không chịu. Trong tình huống này anh A đã:
A. Vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản
B. Vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ công việc
C. Vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân
D. Vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân và công việc
Câu 35: Trường hợp nào sau đây là bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam về giáo dục
A. Con trai ở tất cả các dân tộc mới cần học rộng biết nhiều
B. Ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học
C. Cùng với tiếng phổ thông , các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình
D. Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước
Câu 36: Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. Công dân có quyền không theo một tôn giáo nào
B. Người theo tín ngưỡng tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật
C. Người đã theo một tôn giáo không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác
D.Mỗi công dân đều phải theo một tôn giáo nào đó
Câu 37: Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ:
A. Như nhau B. Bằng nhau C. Ngang nhau D. Khác nhau 
Câu 38: Trách nhiệm nào sau đây là sai khi nói về trách nhiệm của đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo?
A. Sống tốt đời đẹp đạo, giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước
B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật
C. Trung thành với tôn giáo mình đã theo, không được bỏ để theo tôn giáo khác
D.Tôn trọng lấn nhau, tôn trọng những người không theo tôn giáo
Câu 39: Người gây thù hằn, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc, thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm dân sự B. Vi phạm hành chính 
C. Vi phạm hình sự D. Vi phạm kỷ luật
Câu 40: Các tôn giáo ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được
A. Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau
B. Được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
C. Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau , được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
D. Tự do hoạt động tôn giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KIEM_TRA_HOC_KY_I_MON_GDCD_KHOI_12.docx