Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Trần Bình Trọng

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Trần Bình Trọng
SỞ GDĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG
(Đề gồm có 04 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là:
 A. Bất cứ ai cũng có quyền mua, bán hàng hóa.
 B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, bình đẳng trước pháp luật.
 C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh phải nộp thuế
 D. Bất cứ ai cũng có quyền tham gia hoạt động kinh doanh.
Câu 2: Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là:
A. Hiến pháp	B. Hiến pháp, luật và pháp lệnh
C. Nghị định của chính phủ	D. Hiến pháp và luật
Câu 3: Trong pháp luật Hình sự, tội lớn nhất của công dân là:
A. Tội phản bội Tổ quốc	B. Tội hiếp dâm
 C. Tội cố ý giết người D. Tội cướp giật tài sản 
Câu 4: Các cá nhân tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật cho phép làm thuộc hình thức:
A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật	C. Tuân thủ pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật
Câu 5: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.	B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.	D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 6: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là:
A. Mọi công dân đều có quyền như nhau
B. Mọi công dân đều có nghĩa vụ như nhau
C. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau
D. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
 Câu 7: Học tập là một trong những:
 A. nghĩa vụ của công dân                   	B. quyền của công dân
 C. trách nhiệm của công dân             	D. quyền và nghĩa vụ của công dân
Câu 8: Quy phạm pháp luật là.
A. Là những quy tắc xử sự chung	B. Là các quy phạm về đạo đức
C. Là tính đặc tưng của pháp luật.	D. Là hệ thống pháp luật Việt Nam
Câu 9: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng: 
 A. Sức mạnh quyền lực Nhà nước B. Chuẩn mực của đời sống xã hội
 C. Nguyên tắc Xử sự chung. D. Quyền lực bắt buộc chung 
Câu 10: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:
 A. Từ đủ 14 tuổi trở lên	 	B. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
 C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ 18 tuổi trở lên
Câu 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:
 A. dân tộc, giới tính, tôn giáo                   B. thu nhập, tuổi tác, địa vị
 C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo         D. dân tộc, độ tuổi, giới tính
Câu 12: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí:
 A. Như nhau B. Ngang nhau C. Bằng nhau D. Có thể khác nhau
Câu 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong:
 A. Hiến pháp                     	B. Hiến pháp và luật
C. Luật hiến pháp             	D. Luật và chính sách
Câu 14: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
 A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
 B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
 C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
 D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 15: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
 A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
 B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
 C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
 D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu 16: Đâu là vai trò của pháp luật
A. Để bảo đảm công bằng xã hội.
B. Là điều kiện công dân phát triển.
C. Để phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh
D. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
Câu 17: Các cá nhân tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm thuộc hình thức:
A. Áp dụng pháp luật.	B. Tuân thủ pháp luật.	C. Sử dụng pháp luật.	D. Thi hành pháp luật.
Câu 18: Pháp luật mang bản chất XH vì:
A. Pháp luật bảo vệ lợi ích của người lao động.
B. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội
D. Pháp luật luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
Câu 19: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật là:
A. Từ 18 tuổi trở lên.	B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
C. Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.	D. Từ đủ 18 tuổi trở lên..
Câu 20: Có mấy nội dung bình đẳng trong lao động :
A. Ba nội dung	B. Bốn nội dung	C. Hai nội dung .	D. Năm nội dung
Câu 21: Dân tộc được hiểu theo nghĩa:
 A. Một bộ phận dân cư của 1 quốc gia             B. Một dân tộc thiểu số
 C. Một dân tộc ít người                                 D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ
Câu 22: Công an xã bắt người bị nghi là lấy trộn xe đạp là hành vi xâm phạm:
A. Thân thể của công dân. B. Danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. Tính mạng, sức khoẻ của công dân. D. Tất cả các đáp án trên
Câu 23: Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người:
A. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật.
B. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý.
D. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật
Câu 24: Bình đẳng trong lao động được hiểu là:
A. Bình đẳng của công dân trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao 
động.
C. Bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam.
D. Cả a, b và c.
Câu 25: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước 
A. Bảo bọc B.Bảo hộ C. Bảo đảm D. Bảo vệ
Câu 26: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, 
chủng tộc, màu da ... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện 
phát triển được hiểu là:
A Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C Quyền bình đẳng giữa các công dân. D Quyền bình đẳng giữa các cá nhân
Câu 27: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ..
A. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.	B. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
C. Các quy tắc quản lý nhà nước.	D. Tất cả các phương án trên.
Câu 28: Bình đẳng giữa vợ và chồng:
A. Bình đẳng như nhau trong mọi công việc
B. Bình đăng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
C. Bình đăng về như nhau trong nuôi dạy con .
D. Tất cả các phương án trên
Câu 29: Bình đẳng trong hôn nhân là:
A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
B. Các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc dân chủ, công bằng tôn trọng, không phân biệt đối xử, trong các mối quan hệ...
C. Vợ, chồng có trách nhiệm với nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
D. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
Câu 30: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc:
A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 31: Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước PL là trách nhiệm của:
A. Nhà nước                             B. Nhà nước và XH
C. Nhà nước và PL                   D. Nhà nước và công dân
Câu 32 : Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước:
A. ngăn chặn, xử lí                 B. xử lí nghiêm minh
C. xử lí thật nặng                    D. xử lí nghiêm khắc.
Câu 33: Pháp luật có đặc trưng là :
A. Vì sự phát triển của xã hội và con người
B. Có tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung; tính chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 34: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm :
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Các quy tắc xử sự chung.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Quy định các hành vi không được làm.
Câu 35: Cơ quan (người) nào có quyền ban hành Hiến pháp, Luật:
A. Thủ tướng	B. Chủ tịch nước	C. Quốc hội	D. Chính phủ
Câu 36. Khi thuê nhà ông A, ông B đã tự động sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến ông A. Hành vi này của ông B là hành vi vi phạm
A. Dân sự B. Hình sự C. Kỷ luật D. Hành chính
Câu 37. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của
 A. Công dân nam từ 17 tuổi trở lên
 B. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên
 C. Công dân từ 20 tuổi trở lên
 D. Mọi công dân Việt Nam
Câu 38. Học sinh sử dụng tài liệu khi kiểm tra giữa kỳ là hành vi vi phạm
A. Dân sự B. Hình sự C. Kỷ luật D. Hành chính
39: Trong lịch sử lập Hiến của nước ta có 5 bản Hiến pháp được ban hành, đó là các Hiến pháp:
A. 1946, 1959, 1976, 1992 và 2013	B. 1946, 1959, 1976, 1992 và 2012
C. 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013	D. 1946, 1959, 1980, 1992 và 2012
Câu 40: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì :
A. Bị xử phạt vi phạm hành chánh.	B. Vi phạm pháp luật hành chính.
C. Vi phạm kỉ luật	D. Vi phạm pháp luật hình sự.
----------- HẾT ---------
ĐÁP ÁN:
1B, 2D, 3A, 4B, 5C, 6D, 7B, 8A, 9D, 10C, 11C, 12A, 13B, 14C, 15D, 16D, 17D, 18C, 19B, 20A, 21A, 22A, 23B, 24D, 25C, 26A, 27A, 28D, 29B, 30D, 31D, 32D, 33B, 34A, 35C, 36A, 37D, 38C, 39C, 40D.

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_TBT.doc