Đề trắc nghiệm khách quan - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 24

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1272Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm khách quan - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm khách quan - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 24
Phòng giáo dục 
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 24
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu1: Hãy cho biết công thức cấu tạo nào sau đây là của Axetilen?
	A. H3C - CH3. 	C. H2C = CH2.
	B. HC º CH.	D. HC º C- CH3. 
Câu 2: Tính chất vật lí của Axetilen là: 
A. Chất khí, nhẹ hơn không khí. 	C. ít tan trong nước. 
B. Không màu, không mùi.	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 3: Tính chất hoá học của Axetilen là:
	A. Tham gia phản ứng thế với clo. 	C.Tham gia phản ứng cháy và cộng. 
	B. Tham gia phản ứng trung hoà .	D. Tham gia phản ứng trao đổi .
Câu 4: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước Brôm ?
A. C2H2.	C. C2H6O.
B. CH4.	D. C2H6.
Câu 5: Chất dùng làm nguyên liệu điều chế Axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp: 
A. C2H4O2.	C. CH3COONa.
B. CaO.	D. CaC2 và H2O.
Câu 6: Axetilen có ứng dụng: 
A. Làm nhiên liệu. 	C. Sản xuất cao su.
B. Sản xuất nhựa PVC.	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 7: Có 3 bình chứa riêng biệt các khí: CH4, C2H2, CO2. Dùng cách nào sau đây để nhận biết? 
A. Dùng nước vôi trong dư. Sau đó dùng dung dịch brom.
B. Dùng dung dịch Brom. 
C. Đốt cháy, dùng nước vôi trong dư. 
D. Dùng nước vôi trong dư. 
Câu 8: Cần bao nhiêu lít dung dịch Brom 0,1M để tác dụng hết với 0,224 lít C2H4 ở ĐKTC? 
	A. 1,12 lít.	C. 0,1 lít. 
	B. 11,2 lít .	D. 0,2 lít.
Câu 9: Dãy chất nào sau đây không làm mất màu nước Brom?
	A. CH4; CH3 - CH3 và CH3 - CH2 - CH3 .
B. CH2 = CH2; CH2= CH - CH3 và CH2 = CH- CH2 - CH3.
C. CH º CH; CH º C- CH3 và CH º C - CH2 - CH2.
D. CH2 = CH2; CH2 = CH - CH3 và CH º CH.
 Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít C2H2 ở (đktc). Thể tích CO2 thu được là:
A .8,96 l C. 13,44 l
 B . 4,48 l D. 11,2 l 
__________________________________________________________________________________________________________
Biết NTK: C = 12, H = 1; Br = 80 	
Phòng giáo dục 
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 25
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Tính chất vật lí của Benzen là: 
A. Chất lỏng, không màu, rất độc. 	C. Hoà tan nhiều chất hữu cơ và vô cơ. 
B. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước	D. Cả A, B ,C đúng. 
Câu 2: Cấu tạo phân tử Benzen có :
A. Ba liên kết đôi.	C. Vòng 6 cạnh đều chứa 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn. 
B. Ba liên kết đơn. 	D. Một liên kết ba. 
Câu 3: Công thức phân tử của Ben zen là: 
	A. C6H6.	C. C2H2.
	B. C3H6.	D. C2H6.
Câu 4: Dầu mỏ là: 
	A. Đơn chất .	C. Hợp chất.
B. Hỗn hợp tự nhiên của nhiều hiđrô cac bon.	D. Hỗn hợp của dầu với nước. 
Câu 5: Để dập tắt đám cháy xăng, dầu cần làm cách nào sau đây?
	A. Phun nước vào ngọn lửa. 	C. Trùm chăn (vải) ướt lên ngọn lửa. 
	B. Phủ cát vào ngọn lửa. 	D. Cả B ,C đúng. 
Câu 6: Tính chất hoá học của Benzen là: 
A. Tham gia phản ứng cháy.	C. Khó tham gia phản ứng cộng .	
B. Tham gia phản ứng thế. 	D. Cả A, B , C đúng. 
Câu 7: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là: 
	A. C2H2.	C. CH4.
	B. C2H4.	D. CO2. 
Câu 8: Tính chất vật lí của dầu mỏ là: 
	A. Chất lỏng, sánh. 	C. Không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
	B. Màu nâu đen. 	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 9: Người ta chưng cất dầu mỏ thu được: 
A. Xăng, dầu hoả và nhiều sản phẩm khác. 
B. Dầu hoả và cacbonđioxit. 
C. Xăng và cacbonđoxit. 
D. Dầu hoả và xăng.
 Câu 10: Benzen tác dụng với Brôm (có mặt bột sắt và nhiệt độ cao) tạo ra Brom Benzen. Tính khối lượng Benzen cần dùng để điều chế 15,7 (gam) Brôm Benzen. 
A.9,75 gam. 	C. 3,9 gam. 
B. 7,8 gam.	D. 39 gam. 
_________________________________________________________________________________________________________
Biết: NTK: Br = 80, C = 12, H = 1
Phòng giáo dục 
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 26
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Nhiên liệu là:
A. Những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. 
B. Những chất không tan trong nước. 
C. Những chất dễ bay hơi.
D. Chất ở trạng thái lỏng. 
Câu 2: Để sử dụng nhiêu liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc ôxi: 
	A. Vừa đủ. 	C. Thiếu. 
	B. Dư. 	D. Cả A, B, C sai.
Câu 3: Phản ứng đặc chưng của khí mê tan là: 
	A. Cộng. 	C. Thế. 
	B. Cháy. 	D. Trùng hợp.
Câu 4: Công thức phân tử của Axetilen là: 
	A. C2H4.	C. C2H2.
	B. CH4.	D. C2H6.
Câu 5: Phản ứng đặc chưng của Etilen là: 
	A. Cháy.	C. Thế. 
	B. Cộng.	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 6: Dựa vào trạng thái nhiên liệu được chia làm mấy loại? 
	A. 1 loại. 	C. 2 loại. 
	B. 3 loại. 	D. 4 loại. 
Câu 7: Etilen phản ứng được với những chất nào sau đây?
	A. Ôxi.	C. Dung dịch Brom. 
	B. Hidrô.	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 8: Benzen khó tham gia phản ứng:
	A. Cháy. 	C. Thế. 
	B. Cộng. 	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 9: Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A. Thu được 8,8 gam khí CO2 và 5,4 gam nước. Trong A có nguyên tố nào? 
	A. Các bon. 	C. Cácbon, Hidrô và oxi. 
	D. Các bon và ô xi. 	D. Các bon và hiđrô. 
Câu 10: Cho 6,4 gam CaC2 tác dụng hoàn toàn với nước. Thể tích C2H2 thu được (ở ĐKTC) là: 
	A. 22,4 lít. 	C. 44,8 lít. 
	B. 2,24 lít. 	D. 4,48 lít. 
_________________________________________________________________________________________________________
Biết NTK: C = 12; O= 16; H = 1; Ca = 40.
Phòng giáo dục 
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 27
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Dẫn khí C2H2 điều chế được qua ống thuỷ tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt trong ô xi không khí. Hiện tượng nào xảy ra?
	A.Cháy với ngọn lửa sáng, toả nhiều nhiệt. 
	B. Cháy với ngọn lửa đỏ. 
	C. Không cháy. 
	D. Cháy với ngọn lửa vàng. 
Câu 2: Dẫn khí Axetilen (dư) vào ống nghiệm chứa dung dịch Brôm . Hiện tượng xảy ra là:
A. Dung dịch đổi màu xanh. 	C. Dung dịch Brom bị mất màu. 
B. Dung dịch không đổi màu. 	D. Dung dịch đổi màu vàng. 
Câu 3: Công thức phân tử của rượu Etylic là: 
	A. C2H6O. 	C. CH3Br. 
	B. C2H4O2.	D. C6H12O6.
Câu 4: Tính chất lí học của rượu Etylic là: 
	A. Chất lỏng không màu. 	C. Nhẹ hơn nước. Tan vô hạn trong nước.
	B. Sôi 78,30C. 	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 5: Độ rượu là: 
	A. Số ml rượu có trong 200ml nước với rượu. 
	B. Số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước. 
	C. Số ml rượu hoà tan 300ml nước. 
	D. Số mol rượu có trong 500 ml nước. 
Câu 6: ứng dụng của rượu etylic: 
	A. Nguyên liệu sản xuất axit axetic. 	C. Làm dung môi pha vec ni.
	B. Sản xuất cao su tổng hợp. 	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 7: Rượu etylic phản ứng với kim loại Na vì trong phân tử có: 
A. Nguyên tử Hidrô. 	C. Nguyên tử cacbon. 
B. Có nhóm (- OH).	D. Nguyên tử oxi.
Câu 8: Rượu etylic phản ứng được với: 
A. O xi. 	C. Axit axetic. 
B. Natri.	D. Cả A ,B, C đúng. 
Câu 9: Người ta điều chế rượu etylic từ nguyên liệu nào sau đây?
A. Mía. 	C. Etilen. 
B. Tinh bột .	D. Cả A, B , C đúng. 
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic. Thể tích CO2 thu được (ở ĐKTC) là: 
	A. 4,48 lít. 	C. 8,96 lít. 
	B. 44,8 lít. 	D. 22,4 lít. 
_________________________________________________________________________________________________________
 Biết NTK: C= 12, H = 1, O = 16.
Phòng giáo dục 
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 28
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Tính chất lí học của axit axetic là: 
	A. Chất lỏng không màu. 	C. Tan vô hạn trong nước. 
	B. Vị chua. 	D. Cả A, B, C đúng .
Câu 2: Công thức phân tử của axit axetic là: 
A. C2H4O2.	C. C12H22O11.
B. C2H6O.	D. C6H12O6.
Câu 3: Điền từ thích hợp sau đây vào chỗ trống: Giấm ăn là dung dịch ............. axetic
từ 2- 5%. 
A. Axit	C. Muối. 
B. Bazơ.	 D. Hiđroxit.
Câu 4: Công thức cấu tạo của axit axetic là: 
	A. CH3 - CH3.	C. CH3- COOH. 
	B. C2H5 - COOH. 	D. CH3 CH2 - OH.
Câu 5: Axit axetic tác dụng với những chất nào sau đây? 
	A. CuO. 	C. Zn và Na2CO3.
	B. Dung dịch NaOH.	D. Cả A, B , C đúng. 
Câu 6: Sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa axit axetic và rượu etylic thuộc loại: 
	A. Este. 	C. Tinh bột. 
	B. Muối axetat. 	D. Đường. 
Câu 7: Axit axetic là a xít:
	A. Mạnh. 	C. Rất mạnh. 
	B. Yếu.	D. Trung bình.
Câu 8: Chất dùng điều chế Axit axetic trong công nghiệp là: 
	A. C6H6.	C. C4H10.
	B.C6H5Br. 	D. C6H5Cl. 
Câu 9: Để sản xuất giấm ăn người ta thường dùng phương pháp nào sau đây từ dung dịch rượu etylic loãng. 
	A. Chưng cất.	C. Lắng gạn. 
	B. Lên men. 	D. Cả A, B , C đúng.
 Câu 10: Cho 60 gam CH3COOH tác dụng với C2H5OH (có mặt H2SO4 đặc, nóng) thu được CH3COOC2H5 và H2O. Khối lượng C2H5OH cần phản ứng là:
	A. 72	gam	 C. 46 gam
	B. 80 gam	D. 42 gam.
_________________________________________________________________________________________________________
 Biết NTK: C = 12; H = 1; O = 16
Phòng giáo dục 
Đáp án TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần từ 24 đến 28
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Tuần
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
24
B
D
c
a
d
d
a
c
a
c
25
d
c
a
b
D
d
c
d
a
b
26
a
a
c
c
b
b
d
b
d
b
27
a
c
a
d
b
d
b
d
d
c
28
d
a
A
c
d
a
b
c
b
c

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_hoa_tuan_2428_VAN_LANG.doc