Đề thi và đáp án chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học 12 - Năm học 2010-2011

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi và đáp án chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học 12 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi và đáp án chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học 12 - Năm học 2010-2011
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG 
MÔN SINH LỚP 12 Năm học 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (2đ)
 Trong quần thể, xét 5 gen nằm trên 5 cặp NST thường, mỗi gen có 2 alen. 
	a/ Tổng số kiểu gen khác nhau? 
 b/ Số kiểu gen đồng hợp 1 cặp alen? 
 c/ Số kiểu gen đồng hợp 2 cặp alen? 
d/ Số kiểu gen đồng hợp 3 cặp alen? 
Câu 2: (2đ)
 Hãy giải thích cơ chế phát sinh cây lai tam bội có kiểu gen AAa và nêu đặc điểm của các cây tam bội đó. 
Câu 3: (1đ)
Điểm khác biệt cơ bản về nguồn gốc bộ nhiễm sắc thể giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội?
Câu 4: (2đ)
 Thế nào là gen phân mảnh, gen không phân mảnh? Loại sinh vật nào có gen phân mảnh, gen không phân mảnh?
Câu 5: (2đ)
Ở một loài sinh vật có bộ NST 2n = 20. Do đột biến NST, thấy có tế bào mang bộ NST gồm 22 chiếc. 
 a. Khả năng đột biến loại nào có thể xảy ra? Giải thích sự khác biệt giữa các loại đột biến đó.
 b. Giả sử có 100 tế bào sinh dục đực bình thường của loài này nguyên phân liên tiếp 5 đợt rồi giảm phân tạo giao tử thì tổng số nhiễm sắc thể trong tất cả các giao tử đó là bao nhiêu?	
Câu 6: (2đ)
 a/ Quang hợp là gì? Quang hợp khác gì với hoá tổng hợp? 
 b/ Nêu phương trình tổng quát và khái quát các giai đoạn của quang hợp?
Câu 7: (4đ)
 Một gen cấu trúc ở vi khuẩn có chiều dài 4569,6A0, có tỷ lệ A/X bằng 1/3. 
	a. Một đột biến xảy ra không làm thay đổi số lượng nuclêôtít của gen nhưng làm cho tỷ lệ A/X bằng 33,598% Đột biến trên thuộc loại nào ?
	b. Giả sử có 1 đột biến đặc biệt không làm thay đổi chiều dài gen đó và phân tử mARN được tổng hợp từ gen đột biến có số ribônuclêôtít loại G bằng 1008 và số ribônuclêôtít loại A có tỷ lệ A/G bằng 1/3. Xác định số lượng từng loại bộ ba trên phân tử mARN.
 Câu 8: (3đ)
	Kẻ bảng như sau để so sánh thể lưỡng bội, dị bội, đa bội 
Thể lưỡng bội
Thể lệch bội
Thể đa bội
 Bộ nhiễm sắc thể
Khái quát về cơ chế phát sinh
Kiểu hình
Câu 9: (1đ)
 	Khi nghiên cứu sự di truyền đồng thời của 2 gen thuộc 2 locus khác nhau trong một quần thể, người ta thu được 30 kiểu gen khác nhau (Không xảy ra đột biến và cấu trúc NST không thay đổi trong giảm phân). Hai gen trên có đặc điểm di truyền như thế nào?
Câu 10: (1đ)
 Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20, có bao nhiêu nhiễm sắc thể ở mỗi dạng đột biến:
	a. Thể một kép	b. Thể ba	c. Thể ba kép	d. Thể tam bội	
	e. Thể một f. Thể tứ bội	g. Thể không	h. Thể bốn
	________________________________
ĐÁP ÁN 
THI HỌC SINH GIỎI 12 CẤP TRƯỜNG - MÔN SINH
Câu 1: (2đ)
 	a/ Tổng số kiểu gen khác nhau? 3.3.3.3.3 = 35
 b/ Số kiểu gen ĐH 1 cặp alen? 
 Mỗi cặp gen có 2 trường hợp là ĐH trội và ĐH lặn => 2 . 5 = 10
c/ Số kiểu gen ĐH 2 cặp alen? 
 Mỗi cặp gen có 2 trường hợp là ĐH trội và ĐH lặn 
 Số nhóm 2 cặp gen (không kể trội lặn) là 10 => 22 . 10 = 40
 d/ Số kiểu gen ĐH 3 cặp alen? 
	 12 ->123, 124, 125 13->134, 135 14->145 15-> 0 có 
	 23 ->234, 235 24->245 25-> 0 có 
 	 34 ->345 35-> 0 có
	 45-> 0 có => Có 10 nhóm 3 => 23 . 10 = 80 
 (Dùng công thức: 23 . Ckn = 23 .= 8 .= 8 . 10 = 80)
Câu 2: (2đ)
 - Cơ chế phát sinh: 2 trường hợp
 +Cây lưỡng bội AA trong GP bị ĐBà giao tử lưỡng bội AA. 
 Cây lưỡng bội aa GP bình thường à giao tử đơn bội a. 
 Giao tử lưỡng bội AA + giao tử đơn bội a à thể tam bội AAa
 +Cây tứ bội AAAA x cây lưỡng bội aa à thể tam bội AAa
 - Đặc diểm: Tế bào và cơ quan sinh dưỡng to, phát triển mạnh, chống chịu tốt; không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 3: (1đ)
 -Thể tự đa bội mang bộ NST có nguồn gốc từ một loài
 -Thể dị đa bội mang bộ NST có nguồn gốc từ 2 loài khác nhau
Câu 4: (2đ)
 - Gen phân mảnh là gen có vùng mã hóa không liên tục. 
 Vùng mã hoá không liên tục là có sự xen kẽ giữa các đoạn mã hóa axit amin và các đoạn không mã hóa axit amin. 
 Gen phân mảnh có chủ yếu ở sinh vật nhân thực.
- Gen không phân mảnh là gen có vùng mã hóa liên tục
 Gen không phân mảnh có ở sinh vật nhân sơ
Câu 5: (2đ)
 a. - Hai dạng ĐB có thể xảy ra: Đột biến lệch bội thể 4 hoặc đột biến lệch bội thể 3 kép.
 - Giải thích: 
 Đột biến lệch bội thể 4: 2n + 2 = 22 là một cặp NST TĐ nào đó không gồm 2 chiếc như bình thường mà là 4 chiếc. 
 Đột biến lệch bội thể 3 kép: 2n +1+1 = 22 là có 2 cặp NST TĐ khác nhau mỗi cặp đều mang 3 NST.
b. 10 . 100 . 25 . 4 = 128000
Câu 6: (2đ)
a/ 
- Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ năng lượng ánh sáng do các sắc tố hấp thu và tích luỹ ở dạng năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ tổng hợp được. 
- Quang hợp khác hoá tổng hợp là QH sử dụng ánh sáng, nước, giải phóng oxi, còn hoá tổng hợp sử dụng năng lượng từ các phản ứng oxi hoá, thường sử dụng H2S do đó không giải phóng oxi. 
b/ PTTQ: 6CO2 + 6H2O + năng lượng ánh sáng diệp lục C6H12O6 + 6O2↑
 + Pha sáng: xảy ra ở các hạt Grana của lục lạp, sử dụng ánh sáng, nước và kết quả của pha này là tạo ra NADPH, năng lượng ATP và khí O2 từ nước.
 + Pha tối: Xảy ra ở chất nền Strôma của lục lạp, không cần ánh sáng, kết quả của pha này là sử dụng khí CO2 , NADPH, ATP tổng hợp chất hữu cơ C6H12O6 
Câu 7: (4đ)
 a. Gen ban đầu: N = 4569,6A0 x 2/3,4 = 2688 nu
 A/X = 1/3 A + X = 1344 → A = T = 336; G = X= 1008 
 Gen ĐB: A/X = 33,598/100 A + X = 1344 → A = T = 338; G = X = 1006 
 => ĐB thay thế 2 cặp G – X bằng 2 cặp A – T 
b. mARN có: G = 1008; A = G/3 = 336
 A + G = 1344 => m ARN chỉ có 2 loại ribônu 
 Tỉ lệ từng loại ribônu: A = 336/1344 = 1/4; G = 1008/1344 = 3/4 
 Tổng số bộ ba trên phân tử m ARN = 1344/3 = 448 bộ ba. Gồm 23 = 8 loại:
 +Có 3A: AAA = 1/4.1/4.1/4 → 1/64. 448 = 7 bộ ba
 +Có 2A, 1G: AAG = AGA = GAA = 1/4.1/4.3/4→3/64.448 = 21 bộ ba 
 +Có 1A, 2G: AGG = GAG = GGA = 1/4 . 3/4. 3/4→ 9/64 . 448 = 63 bộ ba 
 +Có 3G: GGG = 3/4.3/4.3/4 → 27/64.448 = 189 bộ ba 
Câu 8: (3đ)
Thể lưỡng bội
Thể lệch bội
Thể đa bội
Bộ nhiễm sắc thể
 - Bộ NST là 2n, đặc trưng cho loài về SL, HT, CT. NST luôn có từng cặp tương đồng
 - Bộ NST thừa hoặc thiếu 1 hay 1 vài NST, do có 1 hay 1 vài cặp NST nào đó có số NST không phải 2 mà là 0, 1, 3 hay 4...
 - Bộ NST nhiều hơn 2 bộ n: 3n, 4n, 5n, 6n...
Khái quát về cơ chế phát sinh
 - Được tạo từ quá trình phân ly và tổ hợp bình thường của các NST trong NP, GP và TT
 -Trong NP hoặc GP có 1 hoặc 1 số cặp NST trong tế bào ko PL 
 - Trong NP hoặc GP cả bộ NST trong tế bào ko PL 
Kiểu hình
 - Là dạng bình thường
 - Là thể đột biến có kiểu hình không bình thường, giảm sức sống..
 - Là thể đột biến có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.
Câu 9: (1đ)
30 = 6 x 5. => 
1 gen có 3 alen nằm trên NST thường à 6 kiểu gen
1 gen có 2 alen nằm trên NST X à 5 kiểu gen. 
Câu 10: (1đ) a. 18 	 b. 21 	c. 22 	d. 30 	
 e. 19 	 f. 40 	g. 18 	h. 22

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VA DAPAN HSG MON SINH.doc