SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ MÃ ĐỀ: 101 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (1,0 điểm) Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, từ bếp lửa của bà, nhà thơ đã thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” Em cảm nhận như thế nào về điều kì lạ và thiêng liêng ấy. Câu 2 (1,0 điểm) Cho đoạn trích: “Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không thể dứt ra được. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kie sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp nơi xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, []” (Trích “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 9 tập hai) Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích trên? Cho biết nội dung của hàm ý? Câu 3 (3,0 điểm) Thạc sĩ Nguyễn Minh Hà (Giảng viên tâm lý của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) chia sẻ: “Tâm lý giới trẻ luôn mong muốn tiếp thu và bắt chước cái mới, lạ về mọi mặt, trong đó có các hành vi ứng xử, tuy nhiên, rất ít trong số đó có sự chọn lọc. Việc ứng xử như thế nào cho phù hợp thể hiện trình độ học vấn và nhận thức của mỗi học sinh, sinh viên”. (Theo “Buồn vì văn hóa ứng xử của giới trẻ”, Thanh Lịch, khampha.vn ngày 12/11/2013) Dựa vào lời chia sẻ trên, hãy viết một bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về văn hóa ứng xử của giới trẻ (trong đó có học sinh) hiện nay. Câu 4 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ qua nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). HẾT Chữ ký của Giám thị số 1: Chữ ký của Giám thị số 2: Họ và tên thí sinh: Số báo danh: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ MÃ ĐỀ: 102 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (1,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Sức thuyết phục, sự lan tỏa cứ hồn nhiên mà tỏa rạng không một chút kiểu cách, phô trương hay lí luận dài lời. Kết cấu bài thơ vừa theo chiều dọc: [], vừa phát triển theo chiều ngang: đứa trẻ gắn bó trong tình thương mến của gia đình, của quê hương, còn đến lúc có thể đi xa, hình ảnh quê hương vẫn như bóng với hình trở thành một thứ hành trang tinh thần vô giá.” (Vũ Dương Qũy - Lê Bảo, “Bình giảng văn 9”) a) Hãy cho biết tên và tác giả bài thơ được nói đến trong đoạn trích trên. b) Lời tâm tình trong bài thơ là lời của ai nói với ai? Qua lời tâm tình ấy, tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 (1,0 điểm) Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao! Giọng của Người, không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước. (Tố Hữu, “Sáng tháng năm”) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ ? Câu 3 (3,0 điểm) “Rất nhiều điều kì diệu đến từ facebook. Tuy nhiên, chính sức lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội này đã khiến cho nhiều chuyện tưởng chừng chỉ là đùa tếu táo đã mang đến những hậu quả khôn lường. Những phát ngôn gây sốc, những bức hình phản cảm, những lời cười cợt thái quá đã khiến cho không ít người bị tổn thương nghiêm trọng.” (Theo nguồn Internet) Từ những hiểu biết về mạng xã hội facebook, em viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về: “Mặt tốt và mặt xấu của mạng xã hội.” Câu 4 (5,0 điểm) Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. ------ HẾT ------ Chữ ký của giám thị số 1: .. Số báo danh: Họ và tên thí sinh: . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ MÃ ĐỀ: 103 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (5,0 điểm) Đọc lời bài hát sau và trả lời các câu hỏi: “Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông. Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư. Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.” (Lời bài hát “Khát vọng” – Phạm Minh Tuấn) A. PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT: a) Câu thơ “Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội” gợi nhắc đến lối sống gì của dân tộc Việt Nam? Viết một câu tục ngữ mà em biết nói về lối sống ấy. Trong chương trình Ngữ văn 9, có các tác phẩm văn học đề cập đến lối sống ấy, em hãy cho biết tên của hai tác phẩm có nội dung phù hợp. (1,0 điểm) b) Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên? (1,0 điểm) B. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Từ nội dung của câu hát “Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao”, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về lối sống được nêu ra trong câu hát ấy. (3,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm) Em hãy làm rõ vẻ đẹp của người lính Cách mạng trong một tác phẩm thơ hoặc truyện hiện đại Việt Nam. HẾT Chữ ký của Giám thị số 1: Chữ ký của Giám thị số 2: Họ và tên thí sinh: Số báo danh: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ MÃ ĐỀ: 104 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.” (Theo SGK Ngữ văn 9, NXB Giáo dục – Năm 2007) a) Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9. Cho biết tên tác giả của văn bản ấy. (0,5 điểm) b) Nêu ngắn gọn chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm) c) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên? (0,5 điểm) d) Em hãy thay thế cụm từ “điểm yếu” bằng một cụm từ mang nghĩa tương đương. (0,5 điểm) e) Hãy nêu hai điểm mạnh và hai điểm yếu của giới trẻ ngày nay mà em nhận ra được. (1,0 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Cho hai hình ảnh sau: Thứ nhất, con ốc mượn hồn (một loài vật có vỏ ốc, thân cua) tuy mang vỏ ốc nhưng vẫn giữ được bản chất là một con cua. Thứ hai, con chim nhại giọng tuy bản thân là một con chim nhưng giọng hót lại nhái mượn. Hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về lối sống của con người trong xã hội ngày nay qua hai hình ảnh trên. Câu 2 (4,0 điểm) Khát vọng sống cống hiến của con người Việt Nam qua hai khổ thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Thanh Hải, “Mùa xuân nho nhỏ”) Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viễn Phương, “Viếng lăng Bác”) ------ HẾT ------ Chữ ký của giám thị số 1: .. Số báo danh: Họ và tên thí sinh: . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ MÃ ĐỀ: 105 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Giới trẻ ngày nay mắc phải rất nhiều “căn bệnh”: Bệnh dễ từ bỏ: “Thấy khó là từ bỏ, thậm chỉ chỉ cần ngó qua, chưa kịp thử bạn đã vội từ chối không làm và nếu đó là nhiệm vụ của mình thì thay vì không thể “trả lại” bạn lại bắt đầu chán và than thở!” (Theo “Bắt bệnh “ì” của giới trẻ”, readzo.com, ngày 22/04/2015) Bệnh trì hoãn: “Trì hoãn là một hành vi phổ biến. Thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy khoảng 20% người trưởng thành thường xuyên phải vật lộn với sở thích trì hoãn của bản thân. Trường học là môi trường lý tưởng của tâm lý trì hoãn khi có từ 70% đến 90% sinh viên, học sinh thừa nhận họ là những người trì hoãn thường trực.” (Trích “Thói quen Nước đến chân mới nhảy dưới góc độ tâm lý học” – Nguồn Internet) Bệnh nghiện Internet: “Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện internet.” (Theo “Internet và giới trẻ - Lợi bất cập hại” – Nguồn Internet) a) Viết một câu văn khái quát lại nội dung của ba “chứng bệnh” trên. (0,25 điểm) b) Nêu 3 tác hại của một trong ba “căn bệnh” được nêu ở trên nếu mắc phải. (0,75 điểm) Câu 2 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. a) Những câu thơ trên được trích từ bài thơ nào mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. (0,75 điểm) b) Trong các từ được in đậm ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? (0,75 điểm) c) Cảm nhận của em về hành động “chờ” của người lính trong khổ cuối bài thơ. (0,5 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 3 (3,0 điểm) Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nói tiếng: “Tri thức là sức mạnh.” Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh.” Từ nội dung hai câu nói trên, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của bản thân về “sức mạnh của tri thức”. Câu 4 (4,0 điểm) Cảm nhận về hình ảnh người và trăng trong đoạn trích thơ sau từ bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (trích “Ánh trăng” – Nguyễn Duy, SGK Ngữ văn 9 – tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2007) HẾT Chữ ký của Giám thị số 1: Chữ ký của Giám thị số 2: Họ và tên thí sinh: Số báo danh: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ MÃ ĐỀ: 106 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Đời người là chuỗi dài những ghềnh thác mà cũng có khi phẳng lặng như ao thu. Và đôi khi trong những khoảng lặng như vậy, con người dễ lãng quên những ghềnh thác, để rồi khi chợt nhận ra nó thì không khỏi có những day dứt, ám ảnh. Bài thơ “” của Nguyễn Duy là tiếng lòng, là sự suy ngẫm, là một lần “giật mình” của nhà thơ trước điều vô tình dễ có ấy. Nó có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở chúng ta đừng quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người trong quá khứ. a) Trong dấu “” của đoạn văn trên là tên một bài thơ. Đó là bài thơ nào? Bài thơ gợi nhắc đến đạo lí sống nào của dân tộc? (0,5 điểm) b) Trong bài thơ, nhà thơ đã nhắc đến từ “tròn” trong 2 câu thơ khi nói về vẻ đẹp của vầng trăng. Hãy chép lại hai câu thơ ấy. (0,5 điểm) c) Suy nghĩ của em về vẻ đẹp vầng trăng trong hai câu thơ vừa chép lại (viết trong khoảng 5-7 dòng) (0,5 điểm) d) [] một lần “giật mình” của nhà thơ trước điều vô tình dễ có ấy đã thể hiện rõ qua tâm trạng của tác giả trong bài thơ. Đó là tâm trạng gì? Vì sao nhân vật trữ tình lại có tâm trạng như thế? (0,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) Nhìn vào hình bên Một biểu hiện rất thường xuyên được bắt gặp của một số bộ phận giới trẻ ngày nay khi thấy người gặp nạn hay chứng kiến người khác gặp phải khó khăn. Đó là biểu hiện của vô cảm. Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vô cảm của một số người trong xã hội ngày nay. Câu 3 (5,0 điểm) Khi nói về cách sống của mình, nhân vật anh thành niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã khẳng định: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ là thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.” Khi nhắc nhở con về những đức tính cần có trên đường đời, người cha trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương đã tha thiết: “Con ơi tuy thô sơ da thịt / Lên đường / Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con.” Từ những dẫn chứng đã cho, em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về hai lối sống trên. ------ HẾT ------ Chữ ký của giám thị số 1: .. Số báo danh: Họ và tên thí sinh: . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ MÃ ĐỀ: 107 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (4,0 điểm) Đọc mẩu chuyện sau: “Một người sắp chết đuối trong một con sông chảy xiết. Anh ta kêu cứu. Chừng hai chục người chạy ra bờ sông. Họ kêu rằng thật là dễ sợ, tại sao chẳng ai cứu giúp kẻ bất hạnh và làm thế nào xuống nước được Cuối cùng một người nhảy xuống nước; anh ta bơi nhưng dòng nước cuốn anh đi. Anh nhọc mình vô ích. Một người khác chạy đến bên một chiếc đò, cởi dây ra và cứu người sắp chết đuối kia một cách bình tĩnh, không có vẻ gì vất vả hay nguy hiểm lắm. Ở đây nếu chúng ta phải lựa chọn người anh hùng, chúng ta phải chọn người đã dùng đò []. Không có ý kiến sử dụng đò của anh, người chết đuối sẽ không được cứu thoát.” (Theo G. Phu-xích, “Con người, hãy sáng suốt”) Từ bài học mà em rút ra được trong câu chuyện trên, hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về việc giải quyết một vấn đề khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Câu 2 (6,0 điểm) Đất nước Việt Nam nghìn năm văn hiến từ Đinh, Lý, trần, Lê đến thời hiện đại luôn là niềm tự hào và mang tình yêu bất diệt của con người Việt Nam. Tổ quốc luôn hiện lên cao đẹp, hùng vĩ và là bà mẹ lớn của mỗi người. Trong những năm tháng chống Mĩ, Tố Hữu đã cho ta những cảm nhận thật đẹp về Tổ quốc trong bài thơ “Miền Nam” (năm 1963): “Ôi Tổ quốc, giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi Hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mĩ Có miền Nam anh dũng tuyệt vời.” Chủ đề lớn nổi bật trong thơ 1945-1975 là chủ đề Tổ quốc, nhưng lại được biểu hiện ở nhiều nội dung khác nhau và những tiếng nói thơ khác nhau. Qua những bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9, em hãy nêu cảm nhận của mình về những tiếng nói thơ đã làm phong phú thêm chủ đề Tổ quốc đó. HẾT Chữ ký của Giám thị số 1: Chữ ký của Giám thị số 2: Họ và tên thí sinh: Số báo danh: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ MÃ ĐỀ: 108 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (4,0 điểm) Để giải quyết một vấn đề trong học tập hay công việc, một số bộ phận không nhỏ các bạn giới trẻ ngày nay thường chọn giải pháp sau: Từ gợi ý trên, em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề như trên. Nếu là em thì em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào ? Câu 2 (6 điểm) Trong bài thơ “Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ,” in trong tập “Đối thoại mới” (xuất bản năm 1973), Chế Lan Viên viết: “Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể Muối lặng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu.” Từ quan niệm của Chế Lan Viên về “chất muối” trong mỗi vần thơ ở trên, em hãy thử tìm “chất muối” của thơ qua một đoạn trích đã học trong chương trình Ngữ văn 9. ------ HẾT ------ Chữ ký của giám thị số 1: .. Số báo danh: Họ và tên thí sinh: .
Tài liệu đính kèm: