Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 884Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề)
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (1,0 điểm).
Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hạt do một gen qui định. Đem gieo các hạt đậu Hà Lan màu vàng thu được các cây (P). Cho các cây (P) tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ F1 thu được 99% hạt màu vàng và 1% hạt màu xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
1. Hãy xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P.
2. Cho các cây hạt vàng thế hệ F1 tự thụ phấn nghiêm ngặt thu được đời F2. Tính theo lý thuyết, cây hạt vàng thuần chủng đời F2 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Câu 2 (1,0 điểm).
1. Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những nội dung cơ bản nào?
2. Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Hãy xác định kiểu gen của thế hệ P để đời F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3: 1.
Câu 3 (2,0 điểm).
1. Tìm những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
2. Ở một loài động vật có kiểu NST giới tính XX, XY. Xét một gen gồm 2 alen A và a. Hãy viết các kiểu gen có thể có trong quần thể. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Câu 4 (1,5 điểm).
1. Phân tử ADN được cấu tạo theo những nguyên tắc nào? Nêu chức năng của ADN. 
2. Một phân tử mARN có hiệu số giữa A với G bằng 350, giữa U với X bằng 250. Gen tạo ra mARN có hiệu số giữa T với X bằng 25% số nuclêôtit của gen. 
a. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
 b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của mARN nếu tất cả X của gen đều tập trung trên mạch gốc.
Câu 5 (2,0 điểm).
1. Một nhóm gồm 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau đã lấy nguyên liệu của môi trường nội bào tương đương 5040 NST đơn, tất cả các tế bào con tạo thành sau nguyên phân có 5120 NST. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
2. Ở một cơ thể động vật có cặp NST giới tính XY. Xét một tế bào có ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa, Bb và Dd giảm phân phát sinh giao tử. Nếu ở kì sau của giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li, giảm phân II bình thường, khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra mấy loại giao tử? Gồm những loại giao tử nào? Biết rằng các cặp nhiễm sắc thể Aa và Dd giảm phân bình thường.
3. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Một đột biến gen là có hại có thể trở thành có lợi trong trường hợp nào?
Câu 6 (1,0 điểm).
1. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống?
2. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống? Cho ví dụ cụ thể.
Câu 7 (1,5 điểm).
1. Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển.
	2. Khống chế sinh học là gì? Nêu ý nghĩa của khống chế sinh học. Lấy một số ví dụ về hiện tượng này trong thực tiễn sản xuất.
............................................ Hết ............................................
Họ và tên thí sinh: ............................................................. Số báo danh: ...............................................
Chữ kí giám thị 1............................................. Chữ kí giám thị 2: .........................................................
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: SINH HỌC
 Hướng dẫn chấm gồm 03 trang
Câu 1 (1,0 điểm)
Nội dung
Điểm
1. Xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P
- Cho các cây có hạt vàng tự thụ phấn, đời F1 xuất hiện cả hạt vàng và hạt xanh → Hạt vàng (A) là trội hoàn toàn so với hạt xanh (a) và hạt vàng thế hệ P có 2 kiểu gen là AA và Aa. Ở thế hệ P, gọi tỷ lệ kiểu gen AA là: x → Tỷ lệ kiểu gen Aa là: 1 - x.
- Khi cho các cây P tự thụ phấn, đời F1 thu được 1% hạt xanh có kiểu gen aa → Tỷ lệ kiểu gen aa ở đời F1 là: → = 0,01 → x = 0,96
Vậy ở thế hệ P, tỷ lệ kiểu gen AA là 0,96 (96%), tỷ lệ kiểu gen Aa là 0,04 (4%)
2. Ở đời F1, tỷ lệ kiểu gen như sau: 0,97AA; 0,02 Aa; 0,01 aa
* Trong số các cây hạt vàng ở đời F1, tỷ lệ kiểu gen AA và Aa như sau: AA; Aa.
* Vì chỉ có các cây hạt vàng đời F1 tự thụ phấn → Ở đời F2, tỷ lệ cây hạt vàng thuần chủng (AA) chiếm tỷ lệ là: +. = + = 
0,5
0,25
0,25
Lưu ý: Câu 1, ý 1 HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa
Câu 2 (1,0 điểm)
Nội dung
Điểm
1. Nội dung cơ bản phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen.
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. 
2. Xác định kiểu gen thế hệ P: Qui ước gen: hoa đỏ (A) trội hoàn toàn so với hoa trắng (a), hạt vàng (B) trội hoàn toàn so với (b) hạt xanh. Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Theo đầu bài, có 2 khả năng 
* Khả năng 1: Đời F1, tính trạng màu sắc hoa đồng tính, tính trạng màu sắc hạt phân tính 3: 1, thế hệ P có 4 trường hợp sau:
 P: AABb x AABb; P: AABb x AaBb; P: AABb x aaBb; P: aaBb x aaBb.
- Khả năng 2: Đời F1, tính trạng màu sắc hoa phân tính 3: 1, tính trạng màu sắc hạt đồng tính, thế hệ P có 4 trường hợp sau:
 P: AaBB x AaBB; P: AaBB x AaBb; P: AaBB x Aabb; P: Aabb x Aabb.
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý: Câu 2, ý 2, ở mỗi khả năng học sinh phải viết đầy đủ 4 trường hợp mới cho điểm. 
Câu 3 (2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
1. Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính
NST thường
NST giới tính 
- Thường tồn tại nhiều cặp trong TB lưỡng bội.
- Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
- Chỉ mang gen quy định các tính trạng thường của cơ thể.
- Cá thể đực và cái mang các cặp NST tương đồng giống nhau về hình dạng và kích thước.
- Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.
- Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) hoặc có 1 chiếc (XO)
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể.
- Cá thể đực và cái mang cặp NST giới tính khác nhau về hình dạng và kích thước.
2. Xác định số kiểu gen có thể có trong quần thể khi xét 1 gen có 2 alen A và a. Có các trường hợp sau:
* Trường hợp 1: Gen nằm trên NST thường → có 3 KG: AA, Aa, aa.
* Trường hợp 2: Gen nằm trên NST X không có alen trên Y → có 5 KG: XAXA, XAXa, XaXa, XAY, XaY.
* Trường hợp 3: Gen nằm trên Y không có alen trên X → có 3 KG: XX, XYa, XYA
* Trường hợp 4: Gen nằm trên NST X và có alen trên Y → có 7 KG: XAXA; XAXa; XaXa; XAYA; XAYa; XaYA; XaYa.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 (1,5 điểm)
Nội dung
Điểm
1. Nguyên tắc cấu tạo phân tử ADN. Chức năng của ADN. 
* Nguyên tắc cấu tạo phân tử ADN:
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung: A mạch này liên kết với T mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô hay ngược lại; G mạch này liên kết với X mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô hay ngược lại.
* Chức năng ADN:
- ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của prôtêin. Một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định gọi là một gen. Các gen khác nhau được phân bố theo chiều dài của phân tử ADN.
- ADN thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền nhờ đặc tính tự nhân đôi. Chính quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì các đặc tính của từng loài ổn định qua các thế hệ, đảm bảo sự liên tục sinh sôi nảy nở của sinh vật. 
2. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen và của mARN. 
a. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
* Theo đầu bài ta có: Am - Gm = 350 (1); Um - Xm = 250 (2)
 (1) + (2) → (Am + Um) - (Gm + Xm) = 600 → Trên gen ta có: T - X = 600 (3)
* Theo đầu bài và theo NTBS ta có: %T - %X = 25% (5); %T + %X = 50% (6)
Từ (5) và (6) → %A = %T = 37,5%; %G = %X = 12,5% → = 3 → T = 3X (7)
Từ (3) và (7) → Trên gen có: A = T = 900 (nu); G = X = 300 (nu)
b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mARN: Vì tất cả X của gen đều tập trung trên mạch gốc 
→ mạch bổ sung với mạch gốc không chứa X → G(gốc) = 0
→ Gm = X(gốc) = 300 (nu) 
→ Xm = G(gốc) = 0 (nu)
→ Am = 350 + Gm = 350 + 300 = 650 (nu) 
→ Um = 250 + Xm = 250 (nu)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý:	- HS chỉ nêu được 2 nguyên tắc đa phân và NTBS mà không giải thích thì cho 0,25 đ.
- HS chỉ nêu được 2 chức năng mà không giải thích thì cho 0,25 đ.
Câu 5 (2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
1. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài: 
* Gọi x là số lần nguyên phân của một tế bào.
Theo đề bài ta có: 10.(2x - 1). 2n = 5040 (1)
 10. 2x. 2n = 5120 (2)
Từ 1 và 2, giải ra ta được: 2n = 8 → đây là bộ NST của ruồi giấm. 
* Thay 2n = 8 vào (2) ta được: 10.2x = 5120/8 → 2x = 64 → x = 6 → mỗi TB nguyên phân 6 lần.
2. Những loại giao tử tạo thành khi kết thúc giảm phân: Có các trường hợp sau
* TH1: Cơ thể có cặp XY là cơ thể đực 
- Tế bào giảm phân sẽ tạo 2 loại tinh trùng.
- 2 loại tinh trùng là: ABbD và ad; hoặc ABbd và aD; hoặc aBbD và Ad; hoặc aBbd và AD. 
* TH2: Cơ thể có cặp XY là cơ thể cái 
- Tế bào giảm phân sẽ tạo 1 loại trứng.
- 1 loại trứng là: ABbD hoặc ad hoặc ABbd hoặc aD hoặc aBbD hoặc Ad hoặc aBbd hoặc AD. 
3. Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật...
* ĐBG thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. Đa số đột biến gen đều là đột biến lặn, qua giao phối các gen lặn tổ hợp với nhau tạo ra kiểu hình có hại.
* Một đột biến gen là có hại có thể trở thành có lợi trong trường hợp gặp tổ hợp gen thích hợp hoặc gặp điều kiện môi trường thích hợp.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý: 
* Câu 5, ý 2
- Trong mỗi trường hợp, HS không chỉ rõ là cơ thể đực hoặc cơ thể cái thì cho 0,25 đ
- Thí sinh chỉ cần viết sai hoặc viết thiếu ít nhất một giao tử cũng không có điểm.
Câu 6 (1,0 điểm)
Nội dung
Điểm
1. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ có thể dẫn tới thoái hóa giống là do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp lặn gây hại. 
2. Kiểu gen của giống khi tự thụ phấn và giao phối cận huyết không gây thoái hóa. Ví dụ.
* Kiểu gen ban đầu của giống mang những cặp gen đồng hợp không gây hại thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống.
* Ví dụ: Một số loài tự thụ phấn nghiêm ngặt như đậu Hà Lan, cà chua ..., động vật thường xuyên giao phối gần như chim bồ câu, chim cu gáy... mà không bị thoái hóa giống.
0,25
0,25
0,5
Lưu ý: Nếu HS chỉ lấy ví dụ ở thực vật hoặc động vật thì cho 0,25 đ
Câu 7 (1,5 điểm)
Nội dung
Điểm
1. Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ.
* Cần bảo vệ hệ sinh thái biển vì: các loài động vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người. Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt.
* Biện pháp bảo vệ: Cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ hợp lí, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quí hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.
2. Khống chế sinh học. Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học.
* Khái niệm: Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm.
* Ý nghĩa của khống chế sinh học
- Làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng, đảm bảo sự tồn tại của các loài trong quần xã từ đó tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã, đảm bảo sự ổn định của hệ sinh thái. 
- Ngoài ra, nó còn là cơ sở cho biện pháp đấu tranh sinh học, giúp con người chủ động kiểm soát các loài gây ra sự hưng thịnh hoặc trấn áp một loài nào đó theo hướng có lợi mà vẫn đảm bảo sự cân bằng sinh học.
* Một số ví dụ: Trong nông nghiệp người ta dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa, dùng kiến vống để tiêu diệt sâu hại cam, dùng mèo để diệt chuột, dùng chim sâu để tiêu diệt sâu hại
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý: Câu 7 ý 2, nếu HS chỉ lấy 1 ví dụ về hiện tượng khống chế sinh học thì không cho điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_HSG_nguyen_trai_2016.doc