Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học (Có đáp án) - Năm học 2015-2016

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 947Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học (Có đáp án) - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học (Có đáp án) - Năm học 2015-2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH 
VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM 2015 
Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu I (2,0 điểm).
1. Thể đa bội là gì? Nêu đặc điểm của thể đa bội.Trình bày các phương pháp nhận biết thể đa bội.
2. Nêu cơ chế hình thành thể đa bội có số lượng bộ nhiễm sắc thể là 36 từ một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18.
Câu II (2,0 điểm).
1. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài qua các thế hệ. Một học sinh cho rằng, sự ổn định bộ nhiễm sắc thể qua quá trình nguyên phân có thể diễn ra như sau: đầu tiên xảy ra sự phân chia nhiễm sắc thể và tế bào chất, sau đó nhân đôi số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào con. Sự phân chia diễn ra như vậy có hợp lí không?Vì sao?
2. Trình bày cơ chế hình thành các loại giao tử có tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giảm phân.Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân.
Câu III (1,0 điểm).Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong những cấu trúc vật chất và cơ chế di truyền nào? Phân tích hậu quả nếu cấu trúc vật chất và cơ chế di truyền vi phạm nguyên tắc bổ sung. 
Câu IV (2,0 điểm).Ở ngô, khi lai (P): cây thân cao, hạt dài, màu tím với cây thân thấp, hạt tròn, màu vàng, F1 thu được đồng loạt cây có kiểu hình thân cao, hạt tròn, màu vàng. Tiếp tục cho cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được 271 cây thân cao, hạt tròn, màu vàng; 89 cây thân cao, hạt dài, màu tím; 90 cây thân thấp, hạt tròn, màu vàng; 30 cây thân thấp, hạt dài, màu tím. 
1. Biện luận tìm kiểu gen của các cây P.
2. Cho cây F1 lai với cây thân cao, hạt tròn, màu vàng ở F2, tính xác suất xuất hiện cây có kiểu gen đồng hợp lặn ở đời con.
Câu V (1,5 điểm).Ở một loài động vật, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con đực là XY và con cái là XX. Một tế bào mầm trong tuyến sinh dục của một cơ thể đực trong loài nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 504 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra ở lần nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường hình thành tinh trùng, trong đó có 128 tinh trùng chứa nhiễm sắc thể Y. 
1. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục.
2. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
3. Trong quá trình giảm phân hình thành tinh trùng, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?
Câu VI (1,5 điểm).Khảo sát một vùng cửa sông có các loài sinh vật với các mối quan hệ dinh dưỡng, kết quả thu được như sau: Các loài giáp xác sống ở đáy ăn phế liệu, cung cấp thức ăn chocá dữ nhỏ và cá dữ có kích thước lớn. Rong làm thức ăn cho ốc và cá ăn thực vật. Cá ăn thực vật, giáp xác nổi khai thác thực vật nổi làm thức ăn. Cá dữ nhỏ ăn các loài cá ăn thực vật, ốc, giáp xác nổi. Cá dữ nhỏ lại là thức ăn ưa thích của cá dữ kích thước lớn. Cá dữ kích thước lớn ăn cả ốc và cá ăn thực vật.
1. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong vùng cửa sông.
2. Hãy chỉ ra sinh vật tiêu thụ cấp hai, cấp ba trong lưới thức ăn.
HẾT
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ tên thí sinh:.
 .
Số báo danh:.
Phòng thi:..
Họ tên và chữ ký của CBCT 1:..
Họ tên và chữ ký của CBCT 2:..
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
ĐỀ THI TUYỂN SINHVÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NĂM 2015 
Môn: Sinh học
Câu
Nội dung
Điểm
I
(2,0)
- Thể đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số nhiễm sắc thể là bội số của n (nhiều hơn 2n).
0,5
- Đặc điểm của thể đa bội:
 + Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN tăng gấp bội => Tăng cường độ trao đổi chất, tăng kích thước tế bào, cơ quan.
 + Tăng sức chống chịu.
 + Đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản.
0,5
- Phương pháp nhận biết thể đa bội: 
 + Bằng mắt thường: Thông qua dấu hiệu tăng kích thước của cơ quan sinh dưỡng như thân, cành, lá đặc biệt là kích thước của khí khổng và hạt phấn. 
0,25
+ Bằng phương pháp tế bào: Đếm số lượng nhiễm sắc thể của tế bào thể đột biến so với tế bào lưỡng bội bình thường. 
0,25
- Sự hình thành thể tứ bội:
 + Trong nguyên phân: Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử tất cả nhiễm sắc thể không phân li tạo thể tứ bội (4n).
0,25
 + Trong giảm phân: Sự không phân li xảy ra ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình hình thành giao tử ở bố và mẹ tạo giao tử đột biến 2n. Sự kết hợp của các giao tử đột biến (2n) với nhau tạo thể tứ bội (4n).
0,25
II
(2,0)
1. Quá trình nêu trên không hợp lí vì:
 Nhiễm sắc thể nhân đôi một lần và phân chia một lần vẫn đảm bảo số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào con giống tế bào mẹ nhưng sự phân chia vật chất xảy ra trước nên về bản chất thì vật chất di truyền không được chia đều cho hai tế bào con. Kết quả tạo hai tế bào con có vật chất di truyền giảm một nửa so với tế bào mẹ.
0,5
2. 
- Cơ chế tiếp hợp và trao đổi chéo cân từng đoạn nhiễm sắc thể tương ứng của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.
0,25
- Sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể kép về các tế bào con ở kì sau của quá trình giảm phân I.
0,5
 Ý nghĩa của quá trình giảm phân
- Phối hợp với quá trình nguyên phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thể hệ.
0,25
- Tạo nhiều loại giao tử có bộ nhiễm sắc thể khác nhau góp phần làm xuất hiện biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
0,25
- Góp phần làm trung hòa tính có hại của đột biến .
0,25
III
(1,0)
- Nguyên tắc bổ sung (NTBS): 
 + Nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơ nitric: A có kích thước lớn được bổ sung với T có kích thước bé bằng hai liên kết hiđrô; G có kích thước lớn được bổ sung với X có kích thước bé bằng ba liên kết hiđrô và ngược lại. 
0,25
+ NTBS thể hiện trong cấu trúc di truyền của ADN, cấu trúc không gian của ARN.
0,25
 + NTBS thể hiện trong cơ chế di truyền: tổng hợp AND, ARN, tổng hợp prôtêin.
0,25
- Sự vi phạm nguyên tắc bổ sung sẽ làm thay đổi trật tự, thành phần, số lượng nuclêôtit và kết quả làm thay đổi số lượng, thành phần axit amin và thay đổi phân tử prôtêin.
0,25
IV
(2,0)
1.Biện luận tìm kiểu gen P
- F1 đồng tính thân cao, hạt tròn, màu vàng nên ba tính trạng này trội hoàn toàn và P thuần chủng.
- Quy ước gen: Gọi gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp.
 B quy định hạt tròn, b quy hạt dài.
 D quy định hạt vàng, d quy định hạt tím.
- Xét riêng từng tính trạng, mỗi tính trạng phân li teo tỉ lệ 3 : 1 tuân theo quy luật phân li của Menđen.
0,5
- Tính trạng hình dạng và màu sắc hạt luôn đi kèm với nhau và phân li theo tỉ lệ 3 : 1 =>hai gen quy định hai tính trạng này di truyền liên kết và có kiểu gen dị hợp tử đều.
0,5
- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2là 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1)(3 : 1) => tính trạng chiều cao phân li độc lập với hai tính trạng còn lại.
0,25
→ Kiểu gen của các cây P là AA và aa
0,25
2. Tính xác suất
Aa x x x = 
0,5
V
(1,5)
1. Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục, 2n là số nhiễm sắc thể của loài.
- Số tinh trùng được tạo ra là 128 × 2 = 256 => Số tế bào sinh tinh là
256 : 4 = 32 => k = 6.
0,5
2. Ta có (2k – 1)2n = 504. Thay vào ta có 2n = 8.
0,5
3. Số NST đơn cần cung cấp cho quá trình giảm phân là : 64 × 8 = 512.
0,5
VI
(1,5)
1. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn như hình dưới
1,0
2. Các loài thuộc sinh vật tiêu thụ cấp hai: cá dữ nhỏ, cá dữ có kích thước lớn.
 Sinh vật tiêu thụ cấp ba: cá dữ có kích thước lớn.
0,5
Sơ đồ lưới thức ăn
Cá dữ kích thước lớn
Cá dữ kích thước nhỏ
Giáp xác nổi
Cá ăn 
thực vật
Ốc
Giáp xác đáy
Thực vật nổi
Rong
Phế liệu

Tài liệu đính kèm:

  • docxThi_CHON_HSG_9.docx