UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN Năm học 2010 - 2011 Môn thi: Hóa học(Dành cho thí sinh thi vào chuyên Hóa) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 09 tháng 7 năm 2010 ========== Bài 1 ( 2 điểm): a/ Gang, xi măng, vôi sống, chất dẻo PVC là những vật liệu rất cần thiết cho sản xuất và đời sống. Hãy mô tả thành phần, công thức hóa học, quá trình sản xuất trong công nghiệp của các vật liệu trên. b/ Thổi từ từ khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra, viết các phương trình hóa học và vẽ đồ thị về sự phụ thuộc của số mol kết tủa so với số mol CO2 thổi vào dung dịch nước vôi trong. Bài 2 ( 2 điểm): a/ Hòa tan 46 gam một hỗn hợp gồm Ba và hai kim loại kiềm X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước (dư) thu được dung dịch Z và 11,2 lít khí (đo ở đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch Z thì chưa làm kết tủa hết bari, còn nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch Z thì sau phản ứng còn dư Na2SO4. Hãy xác định hai kim loại X,Y. b/ Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X ( chỉ chứa hai muối sunfat) và khí NO duy nhất. Xác định a. Bài 3 ( 2 điểm): a/ Tổng số hạt mang điện và không mang điện của hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của Y nhiều hơn của X là 12. Xác định X,Y. b/ Cho V lít hỗn hợp khí (đo ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Xác định giá trị của V. Bài 4 ( 2 điểm): a/ Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch X. Nếu đem cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? b/ Cho 17,92 lít hỗn hợp X gồm H2 và Cl2 vào một bình thủy tinh thạch anh đậy kín và chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán. Sau một thời gian, ngừng chiếu sáng thì thu được một hỗn hợp khí Y chứa 30% HCl về thể tích. Lượng Cl2 giảm xuống còn 20% so với lượng Cl2 ban đầu. Các thể tích khí đo ở đktc. Tính thành phần phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp X và hỗn hợp Y. Bài 5 ( 2 điểm): a/ A là hỗn hợp một số hidrocacbon ở thể khí, B là không khí. Trộn A với B ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất theo tỷ lệ thể tích là 1: 15 ta được hỗn hợp khí D. Cho D vào bình kín dung tích không đổi V. Nhiệt độ và áp suất trong bình là t0C và p atm. Sau khi đốt cháy A, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, trong bình chỉ chứa N2, CO2 và hơi nước với = 7: 4. Xác định áp suất p1 trong bình tại thời điểm này theo p. Cho biết thành phần không khí có chứa 20% thể tích O2 và còn lại là N2. b/ Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch nước brom dư thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (đo ở đktc) có tỷ khối so với oxi là 0,5. Xác định độ tăng khối lượng của bình đựng nước brom. Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố (đvC): Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85; Fe = 56; C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; Cl = 35,5; S = 32; Ba = 137; Br = 80; ========Hết======== (Đề thi có 01 trang) Họ và tên thí sinh: ................................................................... Số báo danh: .............................
Tài liệu đính kèm: