Đề thi tuyển chọn giáo viên giỏi cấp huyện môn Hóa học THCS - Đề 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Bá Thước (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 26/07/2022 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển chọn giáo viên giỏi cấp huyện môn Hóa học THCS - Đề 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Bá Thước (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển chọn giáo viên giỏi cấp huyện môn Hóa học THCS - Đề 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Bá Thước (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
ĐỀ 6
BÁ THƯỚC
ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Hóa Học THCS
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm).
 1/ Cho Kali pemanganat tác dụng với axit clohidric đặc thu được một chất khí màu vàng lục. Dẫn khí thu được vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường và vào dung dich KOH đã được đun nóng tới 1000C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2/ Một hợp chất quan trọng của nhôm là Criolit. Viết công thức của Criolit và cho biết hợp chất này được sử dụng trong quá trình sản xuất Nhôm với mục đích gì?
Câu 2: .(2,0 điểm).
1/ Tổng số hạt proton, nơtron, electron của 2 nguyên tử kim loại A và B là 142. Trong đó, tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12.
 Xác định kim loại A và B
 2/A, B, C, D, E là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H6O2. Biết rằng:
	- A làm tan đá vôi
	- B tác dụng với dung dịch KOH và tham gia phản ứng tráng gương
	- C Tác dụng với K và tham gia phản ứng tráng gương nhưng không tác dụng với KOH
	- D tác dụng với KOH nhưng không tác dụng với K và không tham gia phản ứng tráng gương.
	- E tác dụng với K nhưng không tham gia phản ứng tráng gương, không tác dụng với KOH.
	Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D, E
Câu 3: (2,0 điểm). Cho 5,1 g hốn hợp A gồm Mg và Fe vào 250 ml dung dịch CuSO4, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc thu được 6,9 g chất rắn B và dung dịch C chứa 2 muối. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch C. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 4,5 g chất rắn D. Tính:
	1/ Thành phần phần trăm theo khối lượng của các kim loại trong A
	2/ Nồng độ mol/lit của dung dịch CuSO4
Câu 4: (2,0 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 1,1 g hợp chất hữu cơ E người ta thu được 1,12 lit CO2 (đktc) và 0,9 g nước. Khi hóa hơi 0,55 g chất E thì thu được thể tích đúng bằng thể tích của 0,2 g khí Oxi ở cùng nhiệt độ và áp suất.
	1/ Xác định CTPT của E
	2/ Biết E là este, hãy viết tất cacr CTCT có thể có của E
(Biết H = 1, O = 16, C =12, Fe = 56, Mg = 24, Cu = 64, S = 32)
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI GVG GIỎI CẤP HUYỆN 
 NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Hóa học – THCS
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2đ)
1/ 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
- Khí màu vàng lục là Cl2. Dẫn vào dung dịch KOH
+ Ở nhiệt độ thường:
 Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
+ Ở 1000C:
 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
2/ Criolit: 3NaF.AlF3 hoặc Na3AlF6
Trong quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, criolit có tác dụng:
- Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 nên tiết kiệm năng lượng
- Tạo được chất lỏng có tính dẫn điên tốt hơn Al2O3 nóng chảy
- Ngăn cản Al nóng chảy bị oxi hóa trong không khí (Do chất lỏng trên có tỉ khối nhỏ hơn Al nổi lên trên ngăn cản sự oxi hóa Al).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
1/ Gọi PA, NA, EA và PB, NB, EB là các hạt proton, nơtron, electron của 2 kim loại A và B
Theo đề bài có các phương trình sau: ( PA = EA, PB = EB)
 2 (PA + PB) + (NA + NB) = 142
 2 (PA + PB) - (NA + NB) = 42
 2PB – 2PA = 12
PA = 20 (Canxi – Ca)
 PB = 26 (sắt – Fe)
0,25
0,25
0,25
0,25
2/
A: CH3-CH2-COOH 
B: HOCH2-CH2-CHO hoặc CH3-CHOH-CHO
C: CH3-COOCH3 
D: HCOOC2H5
E: CH3-CO-CH2OH 
0,25
0,25
0,25
0,25
3
 Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Vì trong dung dịch có 2 muối nên CuSO4 và Mg phản ứng hết, Fe đã phản ứng. 2 muối trong dung dịch C là: MgSO4, FeSO4
Dung dịch C tác dụng với NaOH:
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2SO4 (3)
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4 (4)
Nung kết tủa:
Mg(OH)2 → MgO + H2O (5)
4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O (6)
Đặt x, y, z là số mol Mg, Fe đã phản ứng và Fe còn dư (Z >= 0). Ta có:
mA = 24x+ 56(y+z) = 5,1 (7)
Theo (1) và (2): mB = 64(x+y) +56z = 6,9 (8)
Theo các phản ứng từ (1) đến (6):
mD = 40x+80y = 4,5 (9)
Giải các phương trình (7), (8), (9) ta được x = y = z= 0,0375 mol
Thành phần phần trăm các kim loại:
%Mg = 0,0375.24.100/5,1 = 17,65 (%)
%Fe = 100 – 17,65 = 82,35 (%)
2/ Nồng độ mol/lit của dung dịch CuSO4 
CM = (0,0375 + 0,0375)/0,25 = 0,3 M
0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
4
(2đ)
1/ - Số mol CO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol
- Số mol của H2O = 0,9/18 = 0,05 (mol)
Do hơi E và Oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất suy ra tỷ lệ thể tích chính là tỷ lệ số mol. Ta có:
 suy ra ME = 88 g
nE(đốt cháy) = 1,1/88 = 0,0125 (mol)
Khi đốt cháy E thu được CO2, H2O. Vậy trong E có C, H và có thể có Oxi.
Đặt CTTQ của E là: CxHyOz (x, y, z nguyên; x, y >0; z 0)
CxHyOz + (x+y/4-z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O 
 1 x y/2
x = 0,05/0,0125 = 4, y = 0,05.2/0,0125 = 8, z = (88-12.4-8)/16=2
Vậy CTPT của E là C4H8O2
2/ Các CTCT có thể có của E là:
CH3COOCH2CH3; 
CH3CH2COOCH3 
HCOO CH2CH2CH3;
HCOOCH(CH3) CH3
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_chon_giao_vien_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_thcs.doc