Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 bài thi: khoa học xã hội; môn: Lịch sử - Mã đề thi 01

pdf 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1101Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 bài thi: khoa học xã hội; môn: Lịch sử - Mã đề thi 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 bài thi: khoa học xã hội; môn: Lịch sử - Mã đề thi 01
Trang 1/5 – Mã đề thi 01 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI THỬ NGHIỆM 
(Đề thi có 05 trang) 
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: Lịch sử 
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề 
Mã đề thi 01 
Họ, tên thí sinh: ....................................................................... 
Số báo danh: ............................................................................ 
Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) không đưa ra quyết định nào dưới đây? 
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. 
B. Giải giáp quân Nhật ở Đông Dương. 
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. 
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á. 
Câu 2. Ngày 24-10-1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của 
Liên hợp quốc 
A. được bổ sung, hoàn chỉnh. B. chính thức được công bố. 
C. chính thức có hiệu lực. D. được chính thức thông qua. 
Câu 3. Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả 
về phương Tây với hi vọng 
A. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu. 
B. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu. 
C. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. 
D. tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu. 
Câu 4. Tại Quốc hội Mĩ (12-3-1947), Tổng thống Truman đề nghị 
A. thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). 
B. giúp đỡ nước Pháp kéo dài cuộc chiến tranh Đông Dương. 
C. thực hiện Kế hoạch Mácsan, giúp Tây Âu phục hồi kinh tế. 
D. viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì. 
Câu 5. Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế 
hướng nội với mục tiêu 
A. khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước. 
B. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. 
C. nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới (NICs). 
D. thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước. 
Câu 6. Ngoài việc giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, Kế hoạch Mácsan của Mĩ (1947) 
còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào 
A. liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa. 
B. liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. 
C. liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu. 
D. tổ chức chính trị-quân sự chống lại phe xã hội chủ nghĩa. 
Câu 7. Tháng 12-1989, những người đứng đầu hai nước Mĩ và Liên Xô chính thức cùng tuyên bố 
A. bình thường hóa quan hệ. B. chấm dứt Chiến tranh lạnh. 
C. không phổ biến vũ khí hạt nhân. D. cắt giảm vũ khí chiến lược. 
Câu 8. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là 
A. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. 
B. sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn trên toàn cầu. 
C. sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước. 
D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. 
Trang 2/5 – Mã đề thi 01 
Câu 9. Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, một số tư sản và địa 
chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây? 
A. Đảng Lập hiến. B. Hội Phục Việt. 
C. Đảng Thanh niên. D. Việt Nam nghĩa đoàn. 
Câu 10. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đề ra nhiệm vụ 
lập chính phủ 
A. nhân dân. B. công nông. 
C. công nông binh. D. dân chủ cộng hòa. 
Câu 11. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến 
lược của cách mạng là 
A. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. 
B. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc. 
C. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động. 
D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. 
Câu 12. Việt Nam Quốc dân đảng phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) trong bối cảnh nào? 
A. Những người lãnh đạo đã có sự chuẩn bị chu đáo. 
B. Tầng lớp trung gian sẵn sàng tham gia khởi nghĩa. 
C. Lực lượng của cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị chu đáo. 
D. Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước. 
Câu 13. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian. 
(1) Mặt trận Việt Minh được thành lập. 
(2) Sự ra đời của Khu giải phóng Việt Bắc. 
(3) Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì được triệu tập. 
A. (1), (3), (2). 
B. (3), (1), (2). 
C. (2), (3), (1). 
D. (1), (2), (3). 
Câu 14. Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí 
Minh chủ trương 
A. hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc. 
B. đấu tranh vũ trang chống quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp. 
C. hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và kháng chiến chống Pháp. 
D. đấu tranh vũ trang với quân Trung Hoa Dân quốc và hòa với Pháp. 
Câu 15. “Hỡi đồng bào toàn quốc. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng 
chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” 
là nội dung mở đầu của 
A. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945). 
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946). 
C. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam (1951). 
D. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951). 
Câu 16. Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu đánh nhanh 
thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954)? 
A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946. 
B. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947. 
C. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950. 
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. 
Trang 3/5 – Mã đề thi 01 
Câu 17. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại 
chiến tranh xâm lược Việt Nam? 
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 
B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. 
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. 
D. Chiến dịch Đường 14-Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975. 
Câu 18. Ngày 13-8-1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng 
Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan nào? 
A. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. 
B. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng. 
C. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì. 
D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. 
Câu 19. Nha Bình dân học vụ được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (8-9-1945) 
là cơ quan chuyên trách về 
A. xóa nạn mù chữ. B. bổ túc văn hóa. 
C. chống nạn thất học. D. giáo dục phổ thông. 
Câu 20. Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng 
Tám năm 1945 thành công là 
A. nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo. 
B. thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất. 
C. tổ chức điều hòa thóc gạo giữa các địa phương. 
D. thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh. 
Câu 21. Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 
1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 
A. quyết định phát động phong trào toàn dân xóa nạn mù chữ. 
B. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. 
C. họp Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào. 
D. chủ trương thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam. 
Câu 22. “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý 
nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng” là nhận định của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí 
Minh về chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam? 
A. Việt Bắc thu-đông năm 1947. 
B. Biên giới thu-đông năm 1950. 
C. Trung Lào năm 1953. 
D. Điện Biên Phủ năm 1954. 
Câu 23. Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định Việt Nam phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất 
nước (từ năm 1986)? 
A. Các nước công nghiệp mới đạt nhiều thành tựu sau cải cách. 
B. Xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới. 
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội ở Việt Nam diễn ra trầm trọng. 
D. Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách. 
Câu 24. Nhân tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952-1973 là 
A. chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP). 
B. tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài để phát triển. 
C. con người được coi là vốn quý nhất, là chìa khóa của sự phát triển. 
D. áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để nâng cao năng suất. 
Câu 25. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava 
(1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? 
Trang 4/5 – Mã đề thi 01 
A. Đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu. 
B. Tạo nên sự phân chia đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu. 
C. Xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. 
D. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới. 
Câu 26. Những giai cấp mới ra đời ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là 
A. tư sản và tiểu tư sản. B. công nhân và tư sản. 
C. công nhân và tiểu tư sản. D. địa chủ và tư sản dân tộc. 
Câu 27. Tờ báo nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian 
hoạt động ở nước ngoài? 
A. Sự thật. B. Nhân đạo. 
C. Người cùng khổ. D. Đời sống công nhân. 
Câu 28. Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận thống nhất 
dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam? 
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1936). 
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (3-1938). 
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939). 
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941). 
Câu 29. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở nước Việt Nam 
Dân chủ Cộng hòa những năm 1950-1953 là 
A. đại chúng hóa. B. phục vụ dân sinh. 
C. phát triển xã hội. D. củng cố hậu phương. 
Câu 30. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ 
vĩ tuyến 16 trở ra Bắc? 
A. Phát xít Nhật, đế quốc Mĩ. B. Đế quốc Anh, phát xít Nhật. 
C. Thực dân Pháp, phát xít Nhật. D. Phát xít Nhật, Trung Hoa Dân quốc. 
Câu 31. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) xác định 
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng 
cả nước? 
A. Quyết định nhất. B. Quyết định trực tiếp. 
C. Căn cứ địa cách mạng. D. Hậu phương kháng chiến. 
Câu 32. Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã làm lung lay ý chí 
xâm lược của đế quốc Mĩ? 
A. Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960. 
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 
C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. 
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. 
Câu 33. Ý đồ chiến lược của Mĩ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của 
thực dân Pháp ở Đông Dương (1945-1954) là gì? 
A. Khẳng định vị thế của nước Mĩ. 
B. Chia cắt lâu dài nước Việt Nam. 
C. Giúp đỡ Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh. 
D. Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương. 
Câu 34. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở 
khu vực nào? 
A. Bắc Phi. B. Đông Phi. 
C. Đông Bắc Á. D. Đông Nam Á. 
Trang 5/5 – Mã đề thi 01 
Câu 35. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục 
sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 
A. do bóc lột hệ thống thuộc địa. B. nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời. 
C. do giảm chi phí cho quốc phòng. D. nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm. 
Câu 36. Bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) của Ban 
Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông 
Dương là 
A. phát xít Nhật. B. thực dân Pháp. 
C. phát xít Nhật và thực dân Pháp. D. thực dân Pháp và tay sai. 
Câu 37. Đâu không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 
A. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động. 
B. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. 
C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. 
D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. 
Câu 38. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy 
luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam? 
A. Dựng nước đi đôi với giữ nước. B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm. 
C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc. D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại. 
Câu 39. Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam? 
A. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936). 
B. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935). 
C. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới (những năm 30 của thế 
kỉ XX). 
D. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936). 
Câu 40. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn 
thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”? 
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. 
B. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. 
C. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973. 
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. 
----------HẾT------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf2017Lich_suDe_thu_nghiem_thi_THPT_Quoc_gia.pdf