BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Cho n nguồn điện giống nhau (), ghép song song. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn được tính theo công thức: A. B. C. D. Câu 2: Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở 6 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là A. 12 V. B. 36 V. C. 8V D. 6 V. Câu 3: Điện năng tiêu thụ được đo bằng: A. Tĩnh điện kế. B. Công tơ điện. C. Vôn kế. D. Ampe kế. Câu 4: Nguồn điện , cung cấp điện cho mạch ngoài có điện trở R = 11Ω. Cường độ dòng điện qua mạch bằng: A. 0,55A B. 2A C. 0,5A D. 0,25A Câu 5: Hai bản kim loại phẳng đặt song song và cách nhau 1cm. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120V. Cường độ điện trường phân bố trong hai bản là: A. 1200V/m B. 12000V/m C. 120000V/m D. 120V/m Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hạt tải điện trong kim loại là electron. B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi C. Hạt tải điện trong kim loại là iôn dương và iôn âm. D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt. Câu 7: Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là R= 2 (W). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U= 10 (V). Cho A= 108 và n=1. Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là: A. 40,3g B. 40,3 kg C. 8,04 g D. 8,04.10-2 kg Câu 8: Đơn vị của điện dung của tụ điện là: A. N.m B. Cu-lông. C. Fara. D. V/m. Câu 9: Nguồn điện , cung cấp điện cho mạch ngoài có điện trở R, cường độ dòng điện I = 2,5A. Giá trị của điện trở R bằng: A. 6 B. 9 C. 12,5 D. 5 Câu 10: Biết hiệu điện thế UMN=3V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng: A. VM = 3V B. VN - VM = 3V C. VN = 3V D. VM - VN = 3V Câu 11: Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là: A. Dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường. B. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường. C. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường. D. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường. Câu 12: Công của nguồn có biểu thức nào sau đây? A. . B. . C. . D. . Câu 13: Đặt vào 2 đầu của một tụ điện một hiệu điện thế U=120V thì điện tích của tụ 24.10-4C. Điện dung của tụ điện: A. 0,02F B. 2F C. 0,2F D. 20F Câu 14: Cường độ dòng có đơn vị nào sau đây? A. Ampe( A). B. Oát( W). C. Niutơn( N). D. Jun( J). Câu 15: Giá trị điện dung 1nF có giá trị bằng: A. 10 -6 F B. 10 -9 F C. 10 -3 F. D. 10 -12 F Câu 16: Một acquy có suất điện động 6V, điện trở trong 2, khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là: A. 4,5A B. 2,5A C. 4A D. 3 A Câu 17: Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi: A. điện phân dung dịch axít mà anốt làm bằng kim loại ấy B. điện phân dung dịch muối, axít, bazơ mà anốt làm bằng kim loại. C. điện phân dung dịch muối của kim loại mà anốt làm bằng kim loại ấy . D. điện phân dung dịch muối của kim loại mà catốt làm bằng kim loại. Câu 18: Đơn vị của cường độ điện trường: A. N/m B. V C. N.m D. V/m Câu 19: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100Ω, mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là: A. U = 24 (V). B. U = 18 (V). C. U = 6 (V). D. U = 12 (V). Câu 20: Hiệu suất của nguồn điện có biểu thức nào sau đây? A. . B. . C. . D. . Câu 21: Biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở theo định luật Joule – Lenz A. B. C. D. Câu 22: Chọn phát biểu đúng. Dòng điện là A. dòng chuyển dời có hướng của các electron. B. dòng chuyển dời có hướng của các ion dương. C. dòng chuyển dời có hướng của các ion âm. D. dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Câu 23: Một hạt mang điện 2.10-8C di chuyển được đoạn đường 2 cm dọc theo đường sức điện trong điện trường đều có E=1000V/m. Công của lực điện: A. 4.107J B. 2.107J C. 4.10-7J D. 2.10-7J Câu 24: Để tích điện cho tụ điện ta phải: A. Đặt tụ điện gần nguồn điện. B. Đặt vào hai đầu tụ điện một hiệu điện thế. C. Cọ xát các bản tụ điện với nhau. D. Đặt tụ điện gần vật nhiễm điện. Câu 25: Đơn vị của cường độ điện trường là: A. N/m B. V/m C. m/V D. V/C Câu 26: Công thức liên hệ giữa E và U là: A. E= Ud B. E = U/d C. E = d/U D. E = A/d Câu 27: Bộ nguồn gồm 2 pin giống nhau ghép nối tiếp, mỗi nguồn có , mạch ngoài . Dòng điện qua mạch? A. 0,8A B. 0,5A C. 0,75 A D. 1,2A Câu 28: Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. C tỉ lệ nghịch với Q B. C phụ thuộc vào Q và U C. C không phụ thuộc vào Q và U D. C tỉ lệ nghịch với U Câu 29: Một bếp điện có ghi 200V-1000W. Điện trở của bếp là: A. 20W. B. 0,2W. C. 440W. D. 40W . Câu 30: Đặt hiệu điện thế trên hai đầu một điện trở thuần là 5V. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở trong một giờ là 36 kJ. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là: A. 5 A B. 3,6 A C. 2 A D. 4 A Câu 31: Công thức nào là công thức tính công của lực điện trường? A. A = q.d.E B. A = q.d C. A = d.E D. A = q.E Câu 32: Nguồn điện , mạch ngoài . Dòng điện qua mạch là? A. 3A B. 1,2A C. 2,5A D. 2,4A Câu 33: Vật dẫn điện là vật: A. Chứa các ion âm. B. Chứa các ion dương. C. Chứa các điện tích tự do. D. Chứa các hạt mang điện. Câu 34: Một mạch điện có nguồn là một pin 9V, điện trở trong 0,5 và mạch ngoài gồm 2 điện trở 2 mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện trên toàn mạch là: A. 4,5A B. 2A C. 3,6A D. 18A Câu 35: Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây? A. Oát( W). B. Jun( J). C. Cu Lông( C). D. Niu tơn( N). Câu 36: Công thức của cường độ điện trường của một điện tích điểm đặt trong môi trường điện môi: A. B. C. D. Câu 37: Biểu thức của định luật Faraday: A. B. C. D. Câu 38: Suất điện động được tính bằng đơn vị nào sau đây? A. Cu lông( C). B. Héc( HZ). C. Ampe( A). D. Vôn( V). Câu 39: Cường độ điện trường là đại lượng: A. Đặc trưng cho khả năng sinh công của lực điện. B. Đặc trưng cho tác dụng của lực điện của điện trường tại một điểm. C. Đặc trưng cho khả năng tạo ra điện trường. D. Đặc trưng cho khả năng tạo ra thế năng. Câu 40: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây? A. Lực kế. B. Công tơ điện. C. Nhiệt kế. D. Ampe kế. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: