Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 128 - Trường THPT Triệu Sơn 3

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 128 - Trường THPT Triệu Sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 128 - Trường THPT Triệu Sơn 3
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
KHẢO SÁT THI THPT QG
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút.; 
Mã đề thi 128
Họ, tên thí sinh:.......................................................Số báo danh:...................................
Câu 1: C3H5(OOC-C17H33)3 có tên gọi là
A. triolein	B. tristearin.	C. Tripanmitin.	D. trilinolein.
Câu 2: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 21,8 gam muối. Số mol HCOOC2H5 và CH3COOCH3 lần lượt là
A. 0,2 và 0,1	.	B. 0,15 và 0,15	C. 0,1 và 0,2.	D. 0,25 và 0,05.
Câu 3: Cho 8,4 gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO, dung dịch X và còn lại 2,8 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 24,2 gam.	B. 18,0 gam.	C. 11,8 gam.	D. 21,1 gam.
Câu 4: Cho các chất glucozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ. Các chất trong đó đều có phản ứng tráng gương và phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh là
A. glucozơ, saccarozơ.	B. glucozơ, xenlulozơ.
C. saccarozơ, mantozơ.	D. glucozơ, mantozơ.
Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 14,0 gam Fe trong 400ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch X chứa m gam muối và khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 48,4	.	B. 54,0.	C. 60,5.	D. 51,2.
Câu 6: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen), có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dung được với dung dịch NaOH. Số lượng đồng phân thoả mãn tính chất trên là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 1.
Câu 7: Không khí trong phòng thí nghiệm nhiễm độc khí clo, người ta dùng cách nào sau đây để sử lí:
A. phun dung dịch NH3 đặc.	B. phun dung dịch NaOH đặc.
C. phun dung dịch Ca(OH)2.	D. phun khí H2 chiếu sáng.
Câu 8: Khi cho một mẩu kim loại Kali vào nước thì
A. mẩu kim loại chìm và không cháy.	B. mẩu kim loại nổi và bốc cháy.
C. mẩu kim loại chìm và bốc cháy.	D. mẩu kim loại nổi và không cháy.
Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 1 ancol và 1 muối. Cho lượng ancol thu được ở trên tác dụng hết với Na, tạo ra 0,168 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn lượng X ở trên, thu được 7,75 gam sản phẩm gồm CO2 và H2O. Công thức cấu tạo của 2 chất trong X là
A. HCOOC2H5 và HCOOC3H7.	B. C2H5COOH và C2H5COOC2H5.
C. HCOOC3H7 và C3H7OH.	D. CH3COOH và CH3COOC3H7.
Câu 10: Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Các chất có tính chất lưỡng tính là
A. Al và Al(OH)3.	B. Al và Al2O3.
C. Al, Al2O3 và Al(OH)3.	D. Al2O3, Al(OH)3.
Câu 11: Để điều chế phenyl axetat, người ta dùng phản ứng ( xúc tác coi như đủ)
A. CH3COOMgCl + C6H5Cl ® CH3COOC6H5 + MgCl2.
B. (CH3CO)2O + C6H5OH ® CH3COOC6H5 + CH3COOH.
C. CH3COONa + C6H5Cl ® CH3COOC6H5 + NaCl.
D. CH3COOH + C6H5OH ® CH3COOC6H5 + H2O.
Câu 12: Điện phân 200ml dung dịch Y gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 1158 giây, điện cực trơ, màng ngăn xốp. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Độ 
giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân là
A. 2,95 gam.	B. 2,31 gam.	C. 1,67 gam.	D. 3,59 gam.
Câu 13: Vật liệu bằng nhôm khá bền trong không khí là do
A. nhôm không thể phản ứng với oxi.	B. có lớp hidroxit bào vệ.
C. có lớp oxit bào vệ.	D. nhôm không thể phản ứng với nitơ.
Câu 14: Khi cho Cu2O vào dung dịch HCl dư thì
A. có kết tủa màu đỏ gạch, dung dịch màu xanh lam.
B. không có kết tủa, dung dịch màu xanh lam.
C. có kết tủa màu đỏ, dung dịch màu xanh lam.
D. có kết tủa đen, dung dịch không màu.
Câu 15: thể tích dung dịch KMnO4 0,1 M cần để phản ứng vừa đủ với 500ml dung dịch FeSO4 0,5M (trong H2SO4 loãng) là:
A. 500 ml.	B. 200 ml.	C. 250 ml.	D. 100 ml.
Câu 16: Cho 0,01 mol một aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác, 1,5 gam X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là
A. lysin.	B. glyxin.	C. alanin.	D. axit glutamic.
Câu 17: Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là
A. CH3COOCH3.	B. HO-CH2-CHO.	C. CH3COOH.	D. CH3-O-CHO.
Câu 18: Cho 9,2 gam Na vào 300 ml dung dịch HCl 1M cô cạn dung dịch sau phản ứng được số gam chất rắn khan là:
A. 17,55	B. 17,85.	C. 23,40	D. 21,55
Câu 19: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
A. 3,67 tấn.	B. 2,20 tấn.	C. 2,97 tấn.	D. 1,10 tấn.
Câu 20: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong một bình kín dung tích 11,2 lít chứa CO (đktc). Nung nóng bình 1 thời gian, sau đó làm lạnh tới 0oC,. Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H2 là 15,6. Số gam chất rắn còn lại trong bình sau khi nung là
A. 36,0.	B. 35,5.	C. 28,0.	D. 20,4.
Câu 21: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. 
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). 
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). 
Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là
A. 0,78; 0,54; 1,12.	B. 0,39; 0,54; 1,40.	C. 0,39; 0,54; 0,56.	D. 0,78; 1,08; 0,56.
Câu 22: Cho Al tác dụng với dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là
A. Al.	B. Al và AgNO3.	C. AgNO3.	D. Cu(NO3)2.
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc) và thu được dung dịchY. Thêm từ từ NaOH đến dư vào dung dịch Y. Kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 11,2.	B. 22,4.	C. 10,08.	D. 5,6.
Câu 24: Cho các cation: Fe3+, Cu2+, Ag+, H+. thứ tự tăng dần tính oxi hóa là:
A. H+ < Fe3+< Cu2+ < Ag+	B. Ag+ < Cu2+ < Fe3+< H+ .
C. H+ < Cu2+ < Fe3+< Ag+.	D. Ag+< Fe3+< Cu2+ < H+.
Câu 25: Cho 4,8 gam kim loại X tác dụng với HCl dư được 4,48 lít H2 (đktc). X là
A. Fe	B. Mg	C. Cu.	D. Ca
Câu 26: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm IIA có dạng
A. ns1	B. (n-1)d10ns2	C. ns2	D. ns2np2
Câu 27: Một trong các loại tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ nilon-6,6.	B. tơ tằm.	C. tơ capron.	D. tơ visco.
Câu 28: Khi tăng dần nhiệt độ, khả năng dẫn điện của hợp kim
A. tăng.	B. giảm rồi tăng.	C. giảm.	D. tăng rồi giảm.
Câu 29: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 324.	B. 486.	C. 405.	D. 297.
Câu 30: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 8.	B. 6.	C. 7.	D. 5.
Câu 31: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. 32,4.	B. 59,4.	C. 64,8.	D. 54,0.
Câu 32: A là peptit mạch hở khi thủy phân hoàn toàn chỉ tạo hỗn hợp glyxin và alanin. A có số liên kết peptit không lớn hơn 12. Cho m gam A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ rồi cô cạn được 83,65 gam muối khan, còn nếu cho cũng lượng A trên tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn được 73,5 gam muối khan. Giá trị m là
A. 55,5.	B. 67,1	.	C. 47,3	.	D. 35,1.
Câu 33: Hoà tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (đktc). Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X, thu được lượng kết tủa là
A. 49,25 gam.	B. 39,40 gam.	C. 78,80 gam.	D. 19,70 gam.
Câu 34: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC,. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 121 và 114.	B. 121 và 152.	C. 113 và 152.	D. 113 và 114.
Câu 35: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 36: Cho hỗn hợp X gồm 2,80 gam Fe và 0,81 gam Al vào 500 ml dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 8,12 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch Y tương ứng là
A. 0,2 và 0,3.	B. 0,2 và 0,02.	C. 0,1 và 0,03.	D. 0,1 và 0,06.
Câu 37: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. C2H4 và C3H6.	B. CH4 và C2H6.	C. C2H6 và C3H8.	D. C3H6 và C4H8.
Câu 38: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,672.	B. 0,746.	C. 1,792.	D. 0,448.
Câu 39: Trong Fe3O4 số oxi hóa của Fe là:
A. +8/3.	B. +3.	C. +2	D. +2 và +3.
Câu 40: Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,2.	B. 0,8.	C. 0,9.	D. 1,0.
-----------------------------------------------
	----------- HẾT ----------	

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_trac_nghiem_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_128_truong_thpt.doc