Đề thi trắc nghiệm kiểm tra một tiết học kì I Địa lí lớp 12

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trắc nghiệm kiểm tra một tiết học kì I Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trắc nghiệm kiểm tra một tiết học kì I Địa lí lớp 12
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
MÔN KIỂM TRA 1 TIẾT
Thời gian làm bài:45 phút
 Những diễn biến thời sự kinh tế, chính trị trên thế giới cho thấy xu thế phát triển hiện nay là: 
a.Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn
b.Liên kết khu vực bảo vệ nhau
c.Toàn cầu hoá mọi hoạt động kinh tế, chính trị
d.Câu b và Câu c đúng
[]
Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây:
a.Á và Ấn độ dương	 b. Á và TBD	
c.Á - Âu, TBD, ÂĐD	d. Á - Âu và TBD
[]
Con đường đổi mới của chúng ta là một quá trình phức tạp, lâu dài do:
a.Đất nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu
b.Đường lối kinh tế hai miền trước đây khác biệt nhau, nay khó hoà nhập
c.Thiếu vốn, công nghệ và lao động có tay nghề cao
d.Tất cả đều đúng
[]
Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư,...là vùng:
a. Lãnh hải	b. Tiếp giáp lãnh hải
c. Vùng đặc quyền về kinh tế 	d. Thềm lục địa
[]
Khó khăn lớn nhất của nước ta trước thời kì đổi mới là:
a. Các nước cắt viện trợ	b. Mĩ cấm vận
c. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng	d. Cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề
[]
Nước ta nằm trong hệ toạ độ địa lí nào sau đây:
a.23023’B-8030’B 102009’Đ-109024’Đ
b.23020’ B-8030’B 102010Đ- 109024’Đ 
c.23023’B-8034’B 102009’Đ- 109024’Đ
d.23023’B-8030’B 102010’Đ- 109020’Đ
[]
Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta .
a. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đât nước .
b. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí .
c. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc .
d. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn .
[]
Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại:
a. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn
b. Giao thông Bắc- Nam trắc trở
c. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn
d. Khí hậu phân hoá phức tạp
[]
Theo công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ:
a. Ngấn nước thấp nhất của thuỷ triều trở ra
b. Đường cơ sở trở ra
c. Giới hạn ngoài của vùng lãnh thổ trở ra
d. Vùng có độ sâu 200 mét trở vào
[]
Với vị trí nằm ở gần trung tâm Đông Nam á , Việt Nam là nơi:
a. Gặp gỡ của các nền văn minh cổ ấn Độ, Trung Quốc
b. Các thế lực bành trướng luôn luôn dòm ngó
c. Hội tụ những tiến bộ KHKT thời đại
d. Tất cả đều đúng
[]
Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm :
a. Diện tích 40.000km2
b. Do phù sa sông bồi tụ lên .
c. Có nhiều sông ngòi kênh rạch chằng chịt .
d. Có hệ thống đê sông và đê biển
[]
Sự đa dạng về bản sắc dân tộc do nước ta là nơi:
a. Có sự gặp gỡ nghiều nền văn minh lớn Á, Âu với văn minh bản địa
b. Đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động
c. Giao nhau của các luồng sinh vật Bắc, Nam
d. Giao tiếp của hai vành đai sinh khoáng lớn
[]
Đại hội đảng cộng sản lần thứ VI (1986) đã khẳng định xu thế phát triển kinh tế- xã hộinước ta là:
a.Dân chủ hoá đời sống kinh tế xã hội
b.Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
c.Tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới
d.Tất cả các ý trên
[]
Nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trước đổi mới:
a. Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp
b. Cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp
c. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề
d.Tất cả các ý trên
[]
Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung? 
a. Hẹp ngang 
b. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ 
c. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn. 
d. Được hình thành do các sông bồi đắp 
[]
Điểm cực Nam của nước ta là thuộc:
a. Mũi Cà Mau – tỉnh Cà mau	b. xã Đất Mũi – tỉnh Cà mau 
c. Năm Căn - tỉnh Cà mau	d. Rạch Giá - Kiên giang
[]
Những thành tựu to lớn sau khi tiến hành cuộc đổi mới ở nước ta là:
a. Ổn định chính trị- xã hội, nền kinh tế tăng trưởng cao và khá ổn định
b. Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiêp hoá- hiện đại hoá và chuyển biến theo lãnh thổ
c. Xoá đói giảm nghèo bước đầu đạt được nhiều thành tựu
d.Tất cả các ý trên
[]
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng? 
a. Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. 
b. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp. 
c. Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi. 
d. Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên... 
[]
Sau khi thống nhất đất nước, nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế từ xuất phát điểm là nền sản xuất:
a. Công nghiệp	b. Công- nông nghiệp
c. Nông- công nghiệp	d. Nông nghiệp lạc hậu
[]
Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta: 
a. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 
b. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước. 
c. Có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới. 
d. Tất cả đều đúng 
[]
Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng?
a. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
b. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản 
c. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày 
d. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố
[]
Nằm ở bờ đông bán đảo Đông Dương, vị trí nước ta đóng vai trò là:
a.Đầu cầu xâm nhập vào vùng Vân Nam( Trung Quốc)
b.Cửa ngõ thông ra biển của các nước Đông Dương và Đông Bắc Thái Lan
c.Cả hai đều đúng
d.Cả hai đều sai
[]
Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là: 
a. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
b. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan. 
c. Được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo 
d. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đồng bằng
[]
Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc:
a.Phát triển nền nông nghiệp nhiệt dới
b.Phát triển kinh tế biển
c.Mở rộng quan hệ hợp tác với vùng Đông Nam á và thế giới
d.Tất cả các thuận lợi trên
[]
Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là: 
a. Động đất	 b. Khan hiếm nước 	
c. Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc 	d. Thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở đất)
[]
Vùng đất là: 
a. Phần đất liền giáp biển
b. Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo 
c. Phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển 
d. Các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển 
[]
Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là: 
a. Tây Côn Lĩnh	a. Phanxipăng	c. Ngọc Linh	d. Bạch Mã 
[]
Đường bờ biển nước ta dài (km):
a. 326	0	b. 3270	c. 236	0	d. 4600
[]
Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào? 
a.Móng Cái	b. Hữu Nghị	c. Đồng Văn	d. Lao Bảo 
[]
Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam: 
a. Trường Sơn Bắc có núi cao hơn Trường Sơn Nam 
b. Núi ở Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình 
c. Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất là trên 3000m 
d. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất nước.
[]
Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí: 
a. Tiếp giáp với biển Đông 
b. Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương
c. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật
d. Ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới 
[]
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm phần lớn diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do: 
a. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt 
b. Địa hình thấp và bằng phẳng 
c. Có nhiều vùng trũng rộng lớn 
d. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng
[]
Do nằm ở trung tâm Đông Nam Á, ở nơi tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên, nên nước ta có:
a. Đủ các loại khoáng sản chính của khu vực Đông Nam Á. 
b. Nhiều loại gỗ quý trong rừng 
c. Cả cây nhiệt đới và cây cận nhiệt đới 
d. Tất cả đều đúng
[]
Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ :
a. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
b. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. 
c. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên
d. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km. 
[]
Trong diện tích đồi núi, địa hình đồi núi thấp chiếm (%): 
a. 40	b. 50	c. 60	d. 70 
[]
Mỗi năm, nước triều lấn mạnh làm cho số diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn là: 
a.1/3	b. 2/3	c.3/4	d. 3/2 
[]
Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây: 
a. Lương thực	b. Thực phẩm	c. Công nghiệp	d. Hoa màu 
[]
Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là: 
a. Đồi núi thấp chiếm ưu thế 	
b. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam 
c. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên 
d.Có nhiều khối núi cao, đồ sộ
[]
Thích hợp đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu là địa hình của: 
a. Các cao nguyên badan và cao nguyên đá vôi 
b. Bán bình nguyên đồi và trung du 
c. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới 
d. Câu A + B đúng
[]
Một hải lí tương ứng với bao nhiêu m?
a.1851	b. 1852m	b. 1853m 	d. 1854m
[]
Địa hình nào sau đây ứng với tên của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi? 
a.Tây Bắc	b. Đông Bắc	c. Trường Sơn Bắc	d. Trường Sơn Nam
[]
HẾT.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_HKI_DIA_LI_12.doc