BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC ĐỀ THAM KHẢO PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 (Đề thi có 06 trang) Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: Pháp luật là: A.Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Quốc hội ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. B.Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Chính phủ ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. C.Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.. D.Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Thủ tướng ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.. Câu 2: «Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì:» A.Vi phạm pháp luật hình sự. B.Phải chịu trách nhiệm hình sự. C.Bị xử phạt vi phạm hành chính D.Vi phạm pháp luật hành chính Câu 3: Thực hiện pháp luật là: Quá trình hoạt động có mục đích. Là quá trình đưa những quy định của pháp luật vào cuộc sống. Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. D.Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Câu 4:Công dân có quyền tự do kinh doanh, buôn bán. Đây là hình thức thực hiện pháp luật nào? A.Sử dụng pháp luật B.Thi hành pháp luật C.Áp dụng pháp luật D.Tuân thủ pháp luật Câu 5: Người kinh doanh, buôn bán phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Đây là hình thức thực hiện pháp luật nào? A.Sử dụng pháp luật B.Thi hành pháp luật C.Áp dụng pháp luật D.Tuân thủ pháp luật Câu 6: Người tham gia giao thông không được vượt đèn đỏ. Đây là hình thưc thực hiện pháp luật nào? A.Sử dụng pháp luật B.Thi hành pháp luật C.Áp dụng pháp luật D.Tuân thủ pháp luật Câu 7: Vi phạm pháp luật là gì? Là những hành vi trái pháp luật Do người có năng lực pháp lí thực hiện và hành vi đó có lỗi Là những hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Do người có năng lực pháp lí thực hiện và hành vi đó có lỗi Câu 8: Pháp luật quy định công dân bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình? Từ 16 tuổi trở lên, có tâm sinh lí bình thường Từ 17 tuổi trở lên, có tâm sinh lí bình thường Từ 18 tuổi trở lên, có tâm sinh lí bình thường Từ 20 tuổi trở lên, có tâm sinh lí bình thường Câu 9: Trách nhiệm pháp lí là? A. Nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện. B. Nghĩa vụ mà cá nhân và tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. C.Cả A và B đều đúng D.Cả A và B đều sai Câu 10: Vi phạm hình sự là: Là những hành vi nguy hiểm cho bản thân. Là những hành vi nguy hiểm cho toàn xã hội. Là những hành vi nguy hiểm cho gia đình. Là những hành vi nguy hiểm cho các tổ chức nhà nước. Câu 11: Pháp luật quy định, công dân bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm trước pháp luật? Từ 16 tuổi trở lên, có tâm sinh lí bình thường Từ 17 tuổi trở lên, có tâm sinh lí bình thường Từ 18 tuổi trở lên, có tâm sinh lí bình thường Từ 20 tuổi trở lên, có tâm sinh lí bình thường Câu 12: Pháp luật quy định, công dân bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trước pháp luật? Từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, có tâm sinh lí bình thường Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, có tâm sinh lí bình thường Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có tâm sinh lí bình thường Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, có tâm sinh lí bình thường Câu 13: Vi phạm hành chính là những hành vi: Gây nguy hiểm cho xã hội Gây nguy hiểm cho xã hội nhưng thấp hơn tội phạm Gây nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm đến các quy tắc quản lí nhà nước. Cả A, B, C đều sai Câu 14: Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn như đã thỏa thuận với bên bán hàng là khi đó bên mua đã vi phạm gì? Vi phạm pháp luật hình sự Vi phạm pháp luật hành chính Vi phạm pháp luật dân sự Vi phạm kỉ luật Câu 15: Mọi công dân, không phân biệt giới tính, đẳng cấp, tôn giáo, thành phần xã hội đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. Đây là hình thức: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí Công dân bình đẳng trước pháp luật Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Cả A, B, C đều đúng Câu 16: Một công ty xả chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là: Trách nhiệm hành chính. Trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Câu 17: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm: Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Câu 18: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ....................do ................... ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ........................... Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội Bắt buộc chung – xã hội – quan hệ xã hội Câu 19: Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài: Dân sự Hình sự Hành chính Kỷ luật Câu 20: “Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Bộ phận giả định là: Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa về dịch vụ Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Câu 21: Bình đẳng trong lao động được hiểu là: Bình đẳng của công dân trong thực hiện quyền lao động. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động. Bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam. Cả A, B, C đều đúng. Câu 22: Quyền bình đẳng, quyền tự do tín ngưỡng là: Quyền đối nhân. Quyền tài sản Quyền nhân thân Quyền chính trị. Câu 23:Công dân có quyền có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân khi đủ bao nhiêu tuổi theo quy định của pháp luật? A.Đủ 18 tuổi trở lên B.Đủ 19 tuổi trở lên C.Đủ 20 tuổi trở lên D.Đủ 21 tuổi trở lên Câu 24:Theo quy định của pháp luật người nào có quyền tố cáo? A.Công dân B.Nhà nước C.Các tổ chức chính trị D.Cả A, B, C đều đúng Câu 25:Bình đẳng trong lao động được quốc hội nước ta thông qua và chính thức có hiệu lực vào thời gian nào? A.Thông qua năm 2003 và có hiệu lực pháp lí vào ngày 1/1/2004 B.Thông qua năm 2004 và có hiệu lực pháp lí vào ngày 1/1/2005 C.Thông qua năm 2005 và có hiệu lực pháp lí vào ngày 1/1/2006 D.Thông qua năm 2006 và có hiệu lực pháp lí vào ngày 1/1/2007 Câu 26:Ngày 20 tháng 2 năm 1990, Việt Nam phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về .? A.Luật biển B.Luật doanh nghiệp C.Quyền con người D.Quyền trẻ em Câu 27:Ông A mất cái điện thoại di động, do nghi ngờ con ông B lấy, ông A vào nhà ông B kiểm tra. Theo em ông A đã vi phạm gì? A.Vi phạm về quyền tự do tín ngưỡng của công dân B.Vi phạm về thân thể của công dân C.Vi phạm về chỗ ở của công dân D.Vi phạm về danh dự và uy tín của công dân Câu 28:Theo pháp luật của Việt Nam thì bị cáo là người? A.Đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử B.Bị công an đang điều tra C.Chuẩn bị bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử D.Bị khởi tố hình sự Câu 29:Theo pháp luật của Việt Nam (trừ những trường hợp không thể trì hoãn) thì cơ quan thi hành pháp luật không được khám xét nhà công dân khi nào? A.Buổi sáng B.Buổi trưa C.Buổi chiều D.Buổi tối (ban đêm) Câu 30:Theo Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), người nào cố ý gây thương tích hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật tư 11% đến 30% thì bị phạt? A.Cải tạo không giam giữ ba năm B.Cải tạo không giam giữ bốn năm C.Cải tạo không giam giữ ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm D.Cải tạo không giam giữ bốn năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 4 năm Câu 31:Chị A nhận thư của chị B, nhưng chị A đã mở ra xem khi chưa được phép của chị B. Theo em, trong trường hợp này chị A đã vi phạm gì? A.Vi phạm về quyền tự do tín ngưỡng của công dân B.Vi phạm về quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín C.Vi phạm về quyền chỗ ở của công dân D.Vi phạm về uy tín danh dự của công dân Câu 32:Theo quy định của pháp luật,Công an chỉ có thể bắt người vi phạm khi nào? A.Khi có quyết định của tòa án, phê chuẩn của viện kiểm sát, khi bắt quả tang B.Khi có quyết định của tòa án, phê chuẩn của viện kiểm sát C.Bất cứ khi nào công an muốn bắt D.Cả A, B, C đều sai Câu 33:Ông A mất xe máy, nghi ngờ ông B lấy nên ông A đã báo công an xã. Công an xã đã bắt giam ông B. Theo em, trong trường hợp này, ai là người đã vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A.Ông A B.Ông B C.Công an xã D.Cả A, B, C đều đúng Câu 34:Ông A mất xe máy, nghi ngờ ông B lấy nên ông A đã báo công an xã. Công an xã đã bắt giam ông B. Theo em, trong trường hợp này ai là người đã vi phạm về danh dự và nhân phẩm của công dân? A.Ông A và ông B B.Ông A và công an xã C.Công an xã D.Cả A, B, C đều đúng Câu 35:Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước. Đây là quyền gì của công dân? A.Tự do tín ngưỡng B.Tự do kinh doanh C.Tự do lao động D.Tự do ngôn luận Câu 36: Theo pháp luật Việt Nam,công dân Việt Nam có độ tuổi bao nhiêu phải tham gia nghĩa vụ quân sự? A.Từ 16 tuổi đến 25 tuổi B.Từ 17 tuổi đến 25 tuổi C.Từ 18 tuổi đến 25 tuổi D.Từ 19 tuổi đến 25 tuổi Câu 37:Thep Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2008), trong trường hợp bình thường, cơ quan thi hành pháp luật không được giữ người trong thời gian bao lâu? A.Không quá 14 giờ B.Không quá 12 giờ C.Không quá 10 giờ D.Không quá 8 giờ Câu 38:Anh A là dân tộc Kinh, Anh B là dân tộc Mường. Hai người cùng làm chung cho Công ty X vào cùng thời gian như nhau với mức độ công việc như nhau. Công ty X trả lương cho anh A cao hơn anh B. Theo em, công ty X đã vi phạm gì? A.Bình đẳng trong lao động B.Bình đẳng trong kinh doanh C.Bình đẳng trong học tập D.Bình đẳng trong hôn nhân Câu 39:Quyền bất khả xâm phạm của công dân được ghi nhận tại? A.Điều 72 Hiến pháp năm 1992 B.Điều 71 Hiến pháp năm 1992 C.Điều 70 Hiến pháp năm 1992 D.Điều 69 Hiến pháp năm 1992 Câu 40:Theo em, cơ quan nào ở nước ta có thể ra quyết định khởi tố bị can A.Cơ quan điều tra B.Viện kiểm sát C.Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát D.Tòa án nhân dân ----------- HẾT ---------- ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B D A B D C A C B A B D C B A D A C B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án D A D A B D C A D C B A C B D C B A B C
Tài liệu đính kèm: