Đề kiểm tra một tiết học kì II Giáo dục công dân lớp 12

docx 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết học kì II Giáo dục công dân lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết học kì II Giáo dục công dân lớp 12
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA I TIẾT HỌC KỲ II.
GDCD LỚP 12
Yêu cầu: Trắc nghiệm: 7 điểm – 21 câu.
	 Tự luận: 3 điểm – 1 câu
	 Tỉ lệ mức độ thống nhất: (1): 40%; (2): 30%; (3): 20%; (4): 10%
	 PPCT: 7 tiết. Tỉ lệ điểm cho các bài: Bài 6 ( 2 tiết): 3 điểm ; Bài 7( 3 tiết): 4 điểm. Bài 8 ( 2 tiết): 3 điểm
Mức độ
Nhận biết (1)
Thông hiểu (2)
Vận dụng
Cộng
Chủ đề.
TN
TL
TN
TL
Thấp ( 3)
Cao (4)
TN
Công dân với các quyền tự do.
( 2 tiết)
Khái niệm, nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do ngôn luận.
Phân tích được các trường hợp cho phép khám xét chỗ ở của công dân
giải thích được các hành vi sử dụng quyền hoặc xâm phạm quyền tự do ngôn luận; quyền đảm bảm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
Vận dụng kiến thức đã học để đánh giá các hành vi liên quan đến các quyền tự do đã học
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
4
1,33 đ
13,3%
2
0,7đ
7%
2
0,7đ
7%
1
0,33đ
3,3%
Số câu:
9
Sốđiểm:3
Tỉ lệ: 30%
2. Công dân với các quyền dân chủ.
Trình bày được khái niệm, nội dung quyền bầu cử, tham gia quản lí nhà nước; khiếu nại, tố cáo của công dân.
Trình
bày khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.
Xác định được các trường hợp thực hiện quyền bầu cử, tham gia quản lí nhà nước; khiếu nại, tố cáo của công dân.
Xác định mục đích khiếu nại, tố cáo
Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét, đánh giá các hành vi thực hiện các quyền dân chủ của công dân.
Vận dụng kiến thức đã học để đánh giá hành vi phù hợp với pháp luật.
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống hoặc chọn lựa các phương án giải quyết cho phù hợp với quy định của pháp luật
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 3
1đ
10%
1/3
0,75
7,5
1
0,33đ
3,3%
1/3
0,75 đ
7,5
1
0,33 đ
3,3%
1/4
0,5
5%
1
0,33đ
3,3%
Số câu: 6 
2 điểm
20%
TL: 1 câu
2 điểm
20%
3. Pháp luật với sự phát triển của công dân
( 2 tiết)
Nêu được nội dung quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
.
Hiểu được nội dung các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Nhận xét, đánh giá các hành vi khi thực hiện quyền học tập, sáng tạo, phát triển trong đời sống.
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống cho phù hợp với quy định của pháp luật
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 4
1,33 đ
13,3%
3
0,7đ
7%
1
0,33đ
3,3%
1
0,33đ
3,3%
TN: 9
Số điểm: 3
Tỷ lệ 30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
 11
3,7
37%
1/3
0,75
7,5
6
2đ
2o%
1/3
0,75 đ
7,5
4
1,33 đ
13,3%
1/4
0,5
5%
3
1 đ
10%
TN: 24
8 điểm
80%
TL: 1
2điểm
20%
10 điểm
100%
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM: 8 điểm. Chọn đáp án đúng bằng cách tô đen vào chữ cái trong phiếu trả lời trắc nghiệm.
( Mỗi câu trả lời đúng được 0,33 điểm)
Câu I.1.a. Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là công dân có quyền
A. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước mà mình muốn.
B. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị xã hội của đất nước.
C. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trong các cuộc họp ở lớp.
D. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về bất kỳ vấn đề trong xã hội mà mình muốn.
Câu I.2.a.Thư tín, điện thoại điện tín của cá nhân phải được bảo đảm an toàn và
A. công khai.
B. bí mật.
C. gián tiếp.
D. phát tán.
Câu I.3.a.
Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người
A. bảo hộ.
B. bảo vệ.
C. tôn tạo.
D. tôn trọng.
Câu I.4.a. Có mấy trường hợp pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân?
A. 2	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu I.5.b.
 Tự tiện vào nhà người khác là công dân đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
B. Quyền bí mật đời tư của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền tự do đi lại của công dân.
Câu I.6.b.
Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật là trách nhiệm của ai dưới đây ? 
A. Mọi công dân đủ 18 tuổi.	B. Mọi công dân.
C. Công chức Nhà nước.	D. Lãnh đạo nhà nước.
Câu I.7.c.
Với lí do là chủ nhà nên cô M thường xuyên vào phòng trọ của anh P kiểm tra dù anh không đồng ý. Cô P xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tài sản của công dân.
Câu I. 8.c.
Chị H đã lấy điện thoại của chồng để kiểm tra tin nhắn. Hành vi của chi H đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A . Bí mật đời tư.	B. An toàn và bí mật điện thoại.	C. An toàn về thư tín.
D. Đời sống riêng tư.
Câu I.9.d.
 Một hôm H đi vắng, D nhận hộ thư cho chị mình và đã bóc thư ra xem trước. Hôm sau, D đã kể lại chuyện đó cho các bạn trong lớp cùng nghe về nội dung bức thư. Nếu là bạn thân của D, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp quyền đảm bảo bí mật về thư tín?
A. Không quan tâm vì đây không phải là việc của mình.
B. Im lặng, vì D là chị của H nên có quyền làm như vậy.
C. Mang chuyện này kể cho các bạn khác để cùng nhắc nhở H.
D. Khuyên D nên thành thật xin lỗi chị của mình.
Câu II.10.a.
Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Trực tiếp, dân chủ, tự nguyện, bình đẳng.
B. Gián tiếp, tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
D. Tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
Câu II.11.a.
Đối tượng nào dưới đây được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi.
B. Những người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Mọi công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Người đang bị tạm giam để điều tra, xét xử. 
Câu II.12.a. Ở phạm vi cả nước, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội trong trường hợp nào dưới đây?
A. Phát biểu ý kiến ở các cuộc họp.
B. Đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp luật.
C. Biểu quyết trong các cuộc họp ở thôn.
D. Tham gia bầu cử trưởng thôn.
.Câu II.13.b. Quy định mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị pháp lí như nhau, thể hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông	B. Bình đẳng	C. Trực tiếp	D. Bỏ phiếu kín.
Câu II.14.c. Chị M sau thời gian nghỉ hộ sản và quay trở lại công ti để làm việc thì chị nhận được quyết định buộc thôi việc của giám đốc công ty A. Theo em, chị M cần sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Khiếu nại.	B. Tố cáo.	C. Kiến nghị.	D. Lao động.
Câu II.15.d.
Chị của N năm nay đã 20 tuổi bị bệnh tâm thần nhưng chị thích đi bầu cử. N khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. N nên chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Đồng tình với ý kiến của chị.
B. Đi bầu cử hộ để đảm bảo quyền lợi cho chị của mình.
C. Lựa lời động viên chị ở nhà.
D. Chị của mình mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.
Câu III.16.a. Đâu là nội dung quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học tập không hạn chế.
B. Có thể học mà không phải qua kiểm tra, thi cử.
C. Có thể học bất cứ trường nào mà mình thích.
D. Có thể học trong nước hoặc nước ngoài.
Câu III.17.a. Công dân có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình, là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Học tập.
B. Sáng tạo.
C. Tự do lựa chọn ngành nghề.
D. Được phát triển.
Câu III.18.a. Nội dung nào dưới đây là đúng với quyền sáng tạo của công dân?
A. Tự do tìm tòi, nghiên cứu khoa học.
B. Làm những gì mình đam mê.
C. Khám phá các danh lam thắng cảnh.
D. Thực hiện các ‎ ý tưởng của mình.
Câu III.19.a. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện, phù hợp với
A. khả năng của bản thân.	B. nhu cầu của bản thân.
C. điều kiện kinh tế của đất nước.	D. tang trưởng kinh tế của đất nước.
Câu III. 20.b Miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Điều này thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Học tập.
B. Sáng tạo.
C. Kinh tế.
D. Xã hội.
 Câu III. 21.b.Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Đó là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập.
B. Tự do kinh doanh.
C. Sáng tạo.
D. Được phát triển.
Câu III.22.b. Học sinh lớp 12 đăng kí nguyện vọng xét tuyển Đại học không giới hạn. Điều đó chứng tỏ nội dung nào dưới đây về quyền học tập của công dân?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Có thể học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên, học suốt đời.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu III. 23.c. Anh T mới tốt nghiệp phổ thông nhưng anh đã tìm tòi, nghiên cứu và chế tạo ra máy bóc vỏ lạc góp phần nâng cao năng suất lao động cho nông dân. Trong trường hợp này, anh T đã sử dụng quyền nào dưới đây?
A. Sáng chế.
B. Sở hữu trí tuệ.
C. Sáng tạo.
D. Nghiên cứu khoa học.
 Câu III. 24.d.Bạn H muốn thi vào học viện âm nhạc nhưng bố mẹ bạn H không cho phép, vì cho rằng con đường nghệ thuật không phù hợp với truyền thống gia đình. H nên chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp?
A. Nghe lời bố mẹ chọn ngành phù hợp với truyền thống gia đình.
B. Nói với bố mẹ về sở thích của mình, đồng thời lựa chọn ngành mà mình yêu thích.
C. Giả vờ làm theo ‎ của bố mẹ nhưng vẫn âm thầm chọn ngành mà mình yêu thích để thi.
D. Tức giận để thể hiện chứng kiến của mình và bắt bố mẹ phải chiều theo ‎ mình.
II. Tự luận: ( 2 điểm)
Thế nào là quyền khiếu nại? Mục đích khiếu nại nhằm để làm gì? Khi có một quyết định hành chính trái pháp luật và xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của em thì em sẽ làm gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KIEM_TRA_1_TIET_HKII.docx