Đề thi tin học trẻ cấp huyện khối THCS – phần thực hành

doc 1 trang Người đăng haibmt Lượt xem 25328Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tin học trẻ cấp huyện khối THCS – phần thực hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tin học trẻ cấp huyện khối THCS – phần thực hành

ĐỀ THI TIN HỌC TRẺ CẤP HUYỆN
khèi thcs – phÇn thùc hµnh
Thời gian làm bài: 120 phhút
Câu 1: (3,0 điểm) 	Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật	DIENTICH.PAS
b
a
h
Cho 3 số a, b, h là 3 kích thước của một hình hộp chữ nhật
(1 ≤ a, b, h ≤ 32767).
Yêu cầu: Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Dữ liệu vào: Nhập 3 số a, b, h từ bàn phím. 
Dữ liệu ra: In kết quả tính được ra màn hình.
Ví dụ: Nhập vào từ bàn phím 3 số: a = 1, b = 1, h = 2
	 Kết quả in ra màn hình: 10
Câu 2: (3,5 điểm) Biến đổi xâu	BDXAU.PAS
	Cho xâu kí tự St có N kí tự được lấy từ tập các ký tự ’a’...’z’, ’A’...’Z’, ’0’...’9’ (0 < N ≤ 255). Phép biến đổi xâu (p, q) (1 ≤ p, q ≤ N) được thực hiện bằng cách hoán đổi ký tự ở vị trí p với ký tự ở vị trí q trong xâu St. Ví dụ: cho Xâu St = ’abcdefgh’ và phép biến đổi xâu (3, 5) thì ta có xâu St mới là: ’abedcfgh’.
Thực hiện lần lượt K phép biến đổi xâu (p1, q1), (p2, q2), ..., (pk, qk) trên xâu St thì sẽ thu được một xâu mới (1 ≤ K ≤ 50).
Yêu cầu: Hãy tìm xâu St sau khi thực hiện lần lượt K phép biến đổi xâu.
Dữ liệu vào: Nhập xâu ký tự St, số K và các cặp số (p1, q1), (p2, q2), ..., (pk, qk) từ bàn phím.
Dữ liệu ra: In ra màn hình xâu St sau khi thực hiện xong K phép biến đổi xâu.
Ví dụ: Nhập vào từ bàn phím xâu St = ’abcdefgh’ và K = 3, p1 = 3, q1 = 5, p2 = 4, q2 = 1, p3 = 3, q3 = 6.
	 Kết quả in ra màn hình: ’dbfacegh’
Câu 3: (3,5 điểm) Lỗ hổng chữ số	LHCS.PAS
	Các chữ số từ 0 đến 9, nếu một chữ số bất kỳ có một đường khép kín thì ta gọi chữ số đó có 1 lỗ hổng, có hai đường khép kín thì ta gọi số đó có 2 lỗ hổng, và không có đường khép kín nào thì ta gọi chữ số đó có 0 lỗ hổng. Vậy các chữ số 0, 4, 6, 9 có 1 lỗ hổng, chữ số 8 có 2 lỗ hổng và các chữ số 1, 2, 3, 5, 7 có 0 lỗ hổng.
	Cho một số nguyên dương N (1 ≤ N ≤ 2147483647), ta luôn đếm được số lỗ hổng của các chữ số xuất hiện trong nó.
Ví dụ: Với N = 388247 thì ta đếm được N có 5 lỗ hổng.
Yêu cầu: Đếm số lỗ hổng của số nguyên dương N.
Dữ liệu vào: Nhập số nguyên dương N từ bàn phím.
Dữ liệu ra: In số lỗ hổng của số nguyên dương N ra màn hình.
Ví dụ: Nhập vào từ bàn phím N = 388247
 Kết quả in ra màn hình: 5
==HẾT==

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi tin hoc tre cap tinh.doc