Đề thi thực hành Sinh học lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Trừ Văn Thố

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 969Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thực hành Sinh học lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Trừ Văn Thố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thực hành Sinh học lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Trừ Văn Thố
SỞ GD & ĐT BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GD & ĐT BÀU BÀNG
TRƯỜNG THCS TRỪ VĂN THỐ
ĐỀ THI THỰC HÀNH
Môn: Sinh học
Năm học: 2014-2015
A/ TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng với chức năng của di truyền y học tư vấn? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)
Chẩn đoán.	C. Cho lời khuyên quan đến các bệnh và tật di truyền.
Cung cấp thông tin.	D. Điều trị các tật, bệnh di truyền.
Câu 2: Những người có quan hệ huyết thống trong vòng mấy đời thì không được kết hôn với nhau? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)
3 đời .	C. 5 đời.
4 đời .	D. 6 đời.
Câu 3: Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo: (chương VI / bài 31/ mức độ 1)
Cơ thể hoàn chỉnh.	C. Cơ quan hoàn chỉnh.
Mô sẹo.	D. Mô hoàn chỉnh.
Câu 4: Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm? (chương VI/ bài 31/mức độ1)
Mô.	C. Mô phân sinh.
Tế bào rễ.	D. Mô sẹo và tế bào rễ.
Câu 5: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chính? (chương VI / bài 31/ mức độ 1)
Tia tử ngoại.	C. Xung điện.
Tia X.	D. Hoocmôn sinh trưởng.
Câu 6 :Loại biến dị không di truyền cho thế hệ sau là :
A. Đột biến NST B. Đột biến gen
C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến
Câu 7 : Bộ NST của một loài là 2n = 24.Số lượng NST ở thể 4n là :
A . 48 B. 24 C. 12 D. 36 
Câu 8 : Cấu tạo gồm một chuỗi axit amin xoắn cuộn có dạng hình cầu là :
 A. Prôtêin bậc 1 B. Prôtêin bậc 2 C.Prôtêin bậc 3 D. Prôtêin bậc 4
Câu 9: Qua giảm phân ở động vật ,mỗi noãn bào bậc 1 cho ra bao nhieu trứng có kích thước lớn tham gia vào việc thụ tinh ?
A .1 trứng B. 2 trứng C . 3 trứng D. 4 trứng
Câu 10 :Tính đặc thù của mỗi loại prôtêin do yếu tố nào qui định ?
A .Trình tự sắp xếp các loại axit aminB. Thành phần các loại axit amin 
C. Số lượng axit amin D. Cả A,B và C đều đúng 
Câu 11 :Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội ?
 A. Tế bào sinh dưỡng B. Hợp tử 
 C. Tế bào xô – ma 	 D. Giao tử
Câu 12 : Thành phần hóa học của NST gồm có :
 A. ADN và lipôprôtêin B .Lipôprôtêin và axit amin.
 C. ADN và prôtêin loại histôn D. ADN 
Câu 13 : Ở đậu hà lan màu lục là trội hoàn toàn so với quả màu vàng .Cho lai giống đậu hà lan quả màu lục (dị hợp tử ) với giống đậu hà lan quả màu vàng .Kết quả F1 thu được có kiểu hình là gì ?
Toàn quả màu lục 
1quả lục :1 quả vàng 
3 quả màu lục :1 quả vàng 
3 quả vàng : 1 quả lục 
Câu 14: Người ta có thể sử dụng tác nhân hóa học để gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi bằng cách : (chươngVI / bài 33/ mức độ 3)
 A. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào gan
 B. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào não
 C. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào máu
 D. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên tinh hoàn và buồng trứng
Câu 15: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?( chương I / bài 41 / mức 3)
Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
Câu 16: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?( chương I / bài 42 / mức 1)
Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường. 
Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
Không thể sống được.
Câu 17: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì? (Chương I/ Bài 43/ Mức 1)
A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
D. Hạn sự thoát hơi nước.
Câu 18: Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì? (Chương I/ Bài 43/ Mức 1)
A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.
B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh. 
Câu 19: Quần thể người có 3 dạng tháp tuổi như hình sau :(Chương II. / bài số 48 / Mức 2)
Dạng tháp dân số già là: 
A. Dạng a, b	B. Dạng b, c	
C. Dạng a, c	D. Dạng c
Câu 20:Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm? ( Chương 1/ bài 43/ mức 3)
A. Ếch, ốc sên, giun đất.	B. Ếch, lạc đà, giun đất.
C. Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà.	D. Ốc sên, thằn lằn, giun đất.
B/ TỰ LUẬN:
Câu 1:
- Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN và trình bày cách lắp ráp mô hình phân tử này.
- Xác định số cặp N của mỗi chu kỳ xoắn- Các loại N liên kết với nhau, Đường kính vòng xoắn- Chiều cao của mỗi chu kì xoắn.
Câu 2:
	1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .
	2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.
******************************
ĐÁP ÁN
A/ TRẮC NGHIỆM: ( 5 ĐIỂM)
 Mỗi câu trả lời đúng 0,25 đ
1.D
2.A
3.B
4.C
5.D
6.D
7.A
8.D
9.A
10.D
11.D
12.C
13.B
14.D
15.C
16.C
17.C
18.B
19.D
20.A
B/ TỰ LUẬN:( 5 ĐIỂM)
Câu 1 (3đ)
Lắp ráp đúng
*Cách lắp ráp mô hình ADN:
-Nên tiến hành lắp 1 mạch hoàn chỉnh trước,đi từ chân đế lên hay từ trên đỉnh trục.
 -Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song tương ứng có mang các nuclêôtit với trật tự theo NTBS với đoạn mạch đã được lắp trước .Mạch thứ 2 cũng lắp bắt đầu từ trên xuống hay từ dưới lên tùy theo dạng xoắn của mạch đã được lắp trước.
 * Cấu trúc:
Số cặp N của mỗi chu kỳ xoắn 10 cặp
Các loại N liên kết với nhau: A liên kết vớiT; G liên kết với X
Đường kính vòng xoắn 20 A0
Chiều cao của mỗi chu kì xoắn 34 A 0.
1đ
1đ
1đ
Câu 2 (2đ)
1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .
* Xương có 2 tính chất 
- Đàn hồi
- Rắn chắc
* Thành phần hóa học của xương.
- Chất hữu cơ (chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi 
- Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi lam cho xương có tính rắn chắc.
* Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học cảu xương.
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axitclohiđric 10% sau 10 – 15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng à Xương chứa chất hữu cơ.
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn khói bay lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy xương vỡ vụn ra đó là các chất khoáng à Xương chứa chất vô cơ 
2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.
- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được.
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu ôxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ à ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ à Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút” 
0 ,25 
0 ,25 
0 ,5 
0 ,5 
0,5
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_thuc_hanh_Sinh_9.doc