Đề thi thử vào thpt (vòng 3) năm học 2014-2015 môn: Ngữ văn 9

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 6720Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào thpt (vòng 3) năm học 2014-2015 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào thpt (vòng 3) năm học 2014-2015 môn: Ngữ văn 9
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH ĐỀ THI THỬ VÀO THPT (Vòng 3)
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi NĂM HỌC 2014-2015
Ngày thi: 21/5 /2015 MÔN: NGỮ VĂN 9
Họ tên......................................	 Thời gian: 120 phút
Lớp:......................................... (không kể thời gian giao đề)
Phần I: (7,0 điểm) Cho câu thơ sau:
	“Ngửa mặt lên nhìn mặt 	“
1) Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Của ai? 
2) Có thể viết câu thơ đầu tiên của khổ thành: “Ngửa mặt lên nhìn trăng" được không? Vì sao?
3) Chỉ ra từ láy trong khổ thơ thứ nhất và cho biết từ láy ấy giúp em hiểu gì về cảm xúc của nhà thơ?
4) Viết đoạn văn, 12 câu, theo phương pháp lập luận quy nạp nêu cảm nhận về hai khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và câu bị động.
5) Chép hai câu thơ trong một bài thơ (đã học ở lớp 8) cũng gợi tả sự đối diện giữa con người và vầng trăng. Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. 
Phần II: (3,0 điểm)
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
 	(Bếp lửa- Bằng Việt)
1)Vì sao trong câu thơ (2) và (3) của đoạn thơ trên, tác giả dùng hình ảnh “ngọn lửa” mà không phải là “bếp lửa”
2) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ. Nêu hiệu quả sử dụng.
3) Từ tình bà cháu trong đoạn thơ em hãy nêu suy nghĩ của mình về giá trị của tình cảm gia đình trong cuộc đời mỗi con người. (Bằng đoạn văn khoảng 5-7 câu)
Chúc các con thi tốt!
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO THPT (Vòng 3)
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi NĂM HỌC 2014-2015 
 Ngày thi: 21/ 5 /2015 MÔN: NGỮ VĂN 9
 Thời gian: 120 phút 
Phần I: (7,0 điểm)
1) Chép chính xác - 0,5đ
- Ánh trăng- Nguyễn Duy – 0,5đ
2) Nếu viết “Ngửa mặt lên nhìn trăng” thì ý nghĩa câu thơ đã bị thu hẹp. Bởi "trăng" là hình hài, “mặt” là tinh thần, hai từ “mặt” cùng xuất hiện trong một câu thơ tạo nên tư thế mặt đối mặt - đối diện đàm tâm giữa con người và vầng trăng. Đồng thời, cách viết đó cũng tạo nên trường liên tưởng phong phú. Phải chăng khi đối diện với trăng, con người như đối diện với quá khứ nghĩa tình, với ánh sáng cao cả, đẹp đẽ và với cả lương tâm của chính mình? – 1,0 đ
3)“Rưng rưng” là từ láy gợi lên dòng nước mắt cứ chực trào ra, nghẹn ngào, thổn thức. Nó diễn tả sự xúc động mãnh liệt đến lặng người đi của con người trọng giây phút đối diện với Vầng trăng. Từ giây phút ấy, những kỉ niệm quá khứ ào ạt ùa về.- 0,5đ
4)- 4,0đ- Các ý cần đạt được:
Hai câu thơ đầu gợi tả cuộc gặp gỡ giữa người và trăng. Con người trong tư thế chủ động đối diện đàm tâm với vầng trăng. Hai từ “mặt” cùng xuất hiện trong một câu thơ, tạo cho người đọc nhiều liên tưởng. Từ “mặt” thứ nhất là: mặt người (nghĩa gốc); từ “mặt” thứ hai được dùng theo nghĩa ẩn dụ, không chỉ gọi lên hình ảnh mặt trăng trong thiên nhiên mà hơn nữa nó là mặt người bạn tri kỉ, là quá khứ nghĩa tình. Như vậy con người đối diện với vầng trăng mà như đối diện với chính mình. (0,5đ)
Giây phút đối diện đàm tâm ấy đã khiến con người như lặng đi trong nỗi xúc động mãnh liệt: “có cái gì rưng rưng”(0,25đ)
Từ đó, hồi ức và kỉ niệm ùa về như một thước phim quay chậm:
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Nghệ thuật liệt kê (“đồng", “sông, bể”)cùng phép so sánh trực tiếp (“như là”) (0,25đ)gợi tả được sự sống dậy của những kỉ niệm. “Đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” cũng là hình ảnh thiên nhiên, quê hương, đất nước bình dị thuở nào, là hình ảnh quá khứ gian lao mà nghĩa tình. Đối diện với trăng là đối diện với một thời ấu thơ, một thời trai trẻ, một thời hoa niên và một phần cuộc đời. Những kí ức của một đời người chỉ bị che mờ bởi ánh điện, cửa gương, bị phủ bạc bởi lòng người hay thay đổi nay nhờ ánh trăng soi rọi đã được thức dậy.(0,5đ)
- Khổ tiếp theo: ánh trăng- quá khứ nghĩa tình, vẹn nguyên, và sự thức tỉnh của tác giả, lời nhắn nhủ sống ân tình thuỷ chung (1,0đ)
- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. 
+ Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. 
+ “Trăng tròn”, hình ảnh thơ khá hay, tình cảm trọn vẹn, chung thuỷ như năm xưa. 
+Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn (nhân hoá). Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc!
 - Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.
+ Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ. 
+ Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. 
- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào: 
“Trăng cứ tròn vành vạnh
..............Đủ cho ta giật mình”
+ Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
+“Giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên.
=> Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước. 
- Tiếng Việt – 1đ
- Hình thức – 0,5 đ
5) Hai câu thơ đó là:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
 (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
 Nguyệt tòng song khích khán thi gia) - 0,5đ
Phần II (3,0điểm)
1) Hình ảnh “bếp lửa” đã được thay thế bằng hình ảnh “ngọn lửa” vì:
- Bếp lửa là hình ảnh thực gợi cuộc sống âm thầm của bà cháu trong căn nhà nhỏ.
- Ngọn lửa mang ý nghĩa khái quát, tượng trưng cho ánh sáng, hơi âm. Đó là: ngọn lửa của tình thương yêu ủ sẵn, của niềm tin dai dẳng, của ý chí, nghị lực kiên trung nơi bà. Phải chăng bà đã thắp ngọn lừa bất diệt từ lòng mình để nhen lên trong tâm hồn cháu ngọn lửa của ý chí, nghị lực, tình yêu, niềm tin về cuộc sống và tương lai tươi sáng ngày mai. (0,75đ)
2) 
- Điệp từ “một ngọn lửa”- sức sống kì diệu của ngọn lửa (0,25đ)
- Lặp cấu trúc
- Ẩn dụ: “ngọn lửa”- tình yêu thương “luôn ủ sẵn” trong bà - ngọn lửa của niềm tin bền bỉ, bất diệt- ngọn lửa kỉ niệm. (0,5đ)
3) Đoạn văn đủ 5-7 câu- 0,25 đ
 Nội dung: Giá trị tình cảm gia đình trong cuộc đời mỗi con người (1,25đ)
(ví dụ:
Tình cảm gia đình là tình cảm thân thuộc, gần gũi giữa những người cùng dòng máu – (0,25đ)
Tình cảm gia đình là nguồn gốc đầu tiên của tình yêu thương mà ta nhận được, để từ đó ta biết yêu thương, là điểm tựa tinh thần, là động lực nâng bước chân con người tiến vào tương lai(1,0đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI VĂN V3-T37.doc