Đề thi thử trung học phổ thông quốc gia năm 2017 bài thi: khoa học tự nhiên; môn: Hóa Học - Mã đề 001

doc 9 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1062Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử trung học phổ thông quốc gia năm 2017 bài thi: khoa học tự nhiên; môn: Hóa Học - Mã đề 001", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử trung học phổ thông quốc gia năm 2017 bài thi: khoa học tự nhiên; môn: Hóa Học - Mã đề 001
TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN
Mã đề 001
(Đề thi có 03 trang)
KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng, không phản ứng được với Na là:
A. CH3COOH	B. CH3COOCH3 C. HCOOH D. C6H5OH (phenol)	
Câu 2: CH3COOC6H5 có tên gọi là:
Phenyl axetat 	B. metyl phenolat C. metyl benzoat D. benzylaxetat
Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại chất béo?
Glucozo	B. Glixerol	 C. tristearin	 D. Xenlulozo	
Câu 4: Chất không bị thủy phân trong môi trường axit là:
 A. Metyl axetat	B. fructozo C. Tinh bột D. Saccacrozo	
Câu 5: Chất tham gia phản ứng tráng gương là:
 A. Glixerol B. etyl amin C. saccarozo D. Fructozo	
Câu 6: Thí nghiệm nào sau đây không xẩy ra phản ứng?
Sục khí metyl amin vào dung dịch AlCl3.
Cho anilin vào dung dịch HCl.
Cho anilin vào dung dịch brom.
Cho phenylamoniclorua vào dung dịch brom.
Câu 7: Công thức của alanin là:
NH2CH2COOH	B. CH3CH(NH2)COOH	
NH2-CH2-CH2-COOH	D. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH	
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
Metyl amin, đimetylamin, trimetylamin là những chất khí không màu, có mùi khai.
Metyl amin và etylamin đều là amin bậc I.
Anilin và alanin đều là chất lỏng, dễ tan trong nước.
Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
Câu 9: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A. Tơ nilon-6 B. tơ visco C. tơ lapsan	 D. poli(metylmetacrylat)
Câu 10: Cho dãy các kim loại: Ag, Fe, Cu, Mg. Kim loại có tính khử mạnh nhất là:
A. Mg	B. Fe	C. Cu	D. Ag
Câu 11: Phương trình hoá học nào sau đây sai?
A. 2Fe + 6HCl ® 2FeCl3 + 3H2­
B. Al(OH)3 + 3HCl ® AlCl3 +3H2O
C. Fe2O3 + 6HNO3 ® 2Fe(NO3)3 + 3H2O
D. Cr + 2HCl ® CrCl2 + 2H2­
Câu 12: Dãy gồm các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối tương ứng là:
Na, Fe, Cu	B. Mg, Ag, Zn	C. Ni, Fe, Zn	D. Ba, Cu, Ag	
Câu 13: Cho các chất sau: CH3COOH, CH3COOCH3, NH2CH2COOH, CH3COONH4. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng là: A. 1 B. 2	 C. 3 D. 4
Câu 14: Chất X có công thức C4H6O2, thủy phân hoàn toàn X trong môi trường kiềm thu được hai chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là:
 CH3COOCH=CH2	 C. HCOOCH=CH-CH3
 HCOOCH=CH-CH2	 D. HCOOCH2-CH=CH2
Câu 15: Este khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được hai muối là:
 A. CH3COOC2H5 B. C6H5COOCH3
 C. HCOO-CH2-C6H5	 D. HCOOC6H5	
Câu 16: Cho 400 ml dung dịch glucozo 0,5M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
21,6	 B. 32,4 	 C. 43,2	D. 48,6
Câu 17: Dãy gồm các chất đều phản ứng với Cu(OH)2 là:
Glixerol, glucozo, anbumin, anilin	 C. Glucozo, fructozo, alanin, saccarozo
 Anbumin, glucozo, saccarozo, fructozo D. etylamin, etylaxetat, glucozo, saccarozo	
Câu 18: Số amin bậc I có công thức phân tử C3H9N là
 A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 19: Chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl là:
H2N-CH2-COONa	C. ClNH3-CH2COOH
CH3CH(NH2)-COOH	D. C6H5NH3Cl	
Câu 20: Cho 0,2 mol Glixin vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là
A. 0,50 mol.	B. 0,65 mol.	C. 0,35 mol.	D. 0,55 mol.
Câu 21: Cho các chất sau: Fe, Cu, Zn, ZnO, FeO, Fe(NO3)2, Al2O3. Số chất vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch AgNO3 là: A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 22: Thí nghiệm nào sau đây Fe bị ăn mòn điện hóa?
Gắn Fe với Zn rồi để trong không khí ẩm.
Cho Fe vào dung dịch HCl, sau đó cho vài giọt CuSO4
Cho Fe vào dung dịch FeCl3
Cho Zn vào dung dịch FeSO4
Câu 23: Trong các kim loại Fe, Al, Cu, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất là:
 Fe	B. Al	C. Cu	D. Au
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Fe và Al đều tan trong dung dịch H2SO4 loãng nguội.
Cu và Ag đều tan trong dung dịch HNO3 loãng.
Cu và Ag đều tan trong dung dịch FeCl3.
Cu và Ag đều phản ứng với O3 ở điều kiện thường.
Câu 25: Cho các chất sau: Al, Al2O3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Mg(OH)2, NaHCO3. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng được với dung dịch HCl là:
3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
 a. Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được α- aminoaxit.
 b. Tơ capron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
 c. Tơ nitron, tơ nilon-6,6 đều thuộc loại poliamit.
 d. NH2CH2COOCH3 là chất có tính lưỡng tính.
 e. Hidro hóa glucozo, fructozo đều thu được sobitol.
Số phát biểu đúng là: A. 2	 B. 3	 C. 4	D. 5	
Câu 27: Cho các phát biểu sau:
a. Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.
b. Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
c. Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
d. Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe. 
g. Kim loại Cu tan được trong dung dịch FeCl3 và dung dịch HNO3.
Số phát biểu đúng là A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
 a. Glucozo và metylacrylat đều làm mất mất màu dung dịch brom.
 b. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
 c. Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.
d. Cho Ba vào dung dịch CuSO4 có khí không màu thoát ra.
e. Vật liệu bằng thép để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa.
g. Các kim loại nhóm IA, IIA đều phản ứng được với nước.
Tổng số phát biểu đúng là: A. 6	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 29: Hỗn hợp X gồm glixin, alanin, axit glutamic trong đó oxi chiếm 41,719% theo khối lượng. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa (m +5,94) gam muối. Giá trị của m là:
 A. 18,71	B. 19,71	C. 20,71	D. 21,71
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 10,77 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 7,728 lít khí (đktc). Khối lượng của Al trong X là
A. 8,1	B. 4,05	C. 6,75	D. 5,4
Câu 31: Cho m gam hỗn hợp Fe và Al phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 12,88 lít khí (đktc). Mặt khác m gam hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư khí Cl2 thu được 65,875 gam muối. Giá trị của m là:
 A. 19,4	B. 9,96	C.17,95	D. 12,45
Câu 32: Hỗn hợp este X, Y đều có công thức phân tử C8H8O2, cho 0,06 mol hỗn hợp X, Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,12 mol NaOH thu được dung dịch Z. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là:
10,88 gam	B. 7,92 gam	C. 10,05 gam	D. 11,88 gam
Câu 33: Chất X có công thức C6H10O4 chỉ chứa một loại nhóm chức trong phân tử, có mạch cacbon không phân nhánh, đun nóng X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được muối của axit cacboxylic và 4 gam một ancol duy nhất. Cho toàn bộ ancol trên phản ứng với Na thấy thể tích khí H2 thoát ra vượt quá 1,12 lít ( đktc). Số công thức cấu tạo có thể có của X là: A. 1	B. 2	C. 3	D. 4	
Câu 34: X, Y là 2 axit đều mạch hở và không mang nhóm chức khác; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở không phân nhánh tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 29,145 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỷ lệ mol 1:1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 14,43 gam; đồng thời thu được 4,368 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 11,76 lít O2 (đktc), thu được CO2, Na2CO3 và 5,4 gam H2O. Khối lượng của T trong hỗn hợp E là:
	A. 7,695 	 B. 13,695 	C. 16,8125	D. 14,8125
Câu 35: Cho 0,12 mol FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
47,4	B. 34,44 	C. 25,15 D. 43,05
Câu 36: Cho m gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M, AgNO3 0,2M sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng gam. Cho toàn bộ chất rắn sau phản ứng vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,568 lít khí NO ( đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là với:
4,76	B. 5,32 C. 5,04	D. 6,72
Câu 37: Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). 
Dung dịch Y tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,8M, thu được 10,7 gam một chất kết tủa. % theo khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?
 A. 55	B. 53	C. 66	D. 62 
Câu 38: Dung dịch X chứa HCl, CuSO4, Fe2(SO4)3. Lấy 400 ml dung dịch X đem điện phân với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 7,72A cho đến khi ở catot thu được 5,12 gam Cu thì dừng lại. Khi đó ở anot có 0,1 mol một chất khí bay ra. Thời gian điện phân và nồng độ ion Fe2+ trong dung dịch sau điện phân lần lượt là (coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình điện phân)
A. 2500 giây và 0,1M.	B. 2500 giây và 0,6M.	C. 5000 giây và 0,6M.	D. 5000 giây và 0,1M.	
Câu 39: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe2O3 vào ống sứ nung nóng và dẫn từ từ 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm CO và H2 (tỉ khối so với H2 bằng 4,25) qua ống sứ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X1 và khí Y1. Cho khí Y1 hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 7 gam kết tủa và 0,06 mol khí Y2 (tỉ khối so với H2 bằng 7,5). Hoà tan X1 bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư), thu được dung dịch Z và 0,62 mol hỗn hợp 2 khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nếu cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thì thu được 0,225 mol hỗn hợp 2 khí. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là
  A. 40%.	B. 32%.	C. 16%.	D. 48%.
Câu 40: X là một α-amino axit, no, mạch hở, chứa 1 nhóm chức –NH2 và 1 nhóm chức –COOH. Hỗn hợp Y gồm các peptit mạch hở X-Gly, X-X-Gly và X-X-X-Gly có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 3. Cho 146,88 gam hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1,5M đun nóng, thu được dung dịch chứa 217,6 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy 0,12 mol Y cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 48,384.	B. 56,000.	C. 44,800.	D. 50,400.
 Hết..
TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN
Mã đề 002
(Đề thi có 03 trang)
KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng, không phản ứng được với Na là:
A. CH3COOC2H5	B. CH3COOH C. HCOOH D. C6H5OH (phenol)	
Câu 2: CH3COOC2H5 có tên gọi là:
Metylpropionat 	B. metyl phenolat C. etylaxetat D. metylaxetat
Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại chất béo?
Glucozo	B. Glixerol	 C. saccarozo	 D. triolein	
Câu 4: Chất không bị thủy phân trong môi trường axit là:
 A. Metyl axetat	B. Tinh bột C. Glucozo D. Saccacrozo	
Câu 5: Chất tham gia phản ứng tráng gương là:
 A. etylfomat B. etyl amin C. saccarozo D. Glixerol
Câu 6: Thí nghiệm nào sau đây không xẩy ra phản ứng?
Sục khí metyl amin vào dung dịch NaOH.
Cho anilin vào dung dịch HCl.
Cho anilin vào dung dịch brom.
Cho phenylamoniclorua vào dung dịch NaOH.
Câu 7: Công thức của glixin là:
NH2CH2COOH	B. CH3CH(NH2)COOH	
NH2-CH2-CH2-COOH	D. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH	
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
Metyl amin, đimetylamin, trimetylamin là những chất khí không màu, có mùi khai.
Metyl amin và đimetylamin đều là amin bậc I.
Alanin là hợp chất có tính lưỡng tính.
Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
Câu 9: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A. Tơ nilon-6 B. poli(vinylclorua) C. tơ lapsan D. tơ visco
Câu 10: Cho dãy các kim loại: Ag, Fe, Cu, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất là:
A. Fe	B. Al	C. Cu	D. Ag
Câu 11: Phương trình hoá học nào sau đây sai?
A. Fe + 2HCl ® FeCl2+ 2H2­
B. Al(OH)3 + 3HCl ® AlCl3 +3H2O
C. Fe2O3 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O
D. Cr + 2HCl ® CrCl2 + 2H2­
Câu 12: Dãy gồm các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối tương ứng là:
Ag, Fe, Zn	B. Mg, Ag, Zn	C. Na, Fe, Zn	D. Ba, Cu, Ag	
Câu 13: Cho các chất sau: CH3COOH, CH3COOCH3, NH2CH2COOH, CH3COONa. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng là:
 A. 1 B. 2	C. 3 D. 4
Câu 14: Chất X có công thức C4H6O2, thủy phân hoàn toàn X trong môi trường kiềm thu được ancol. Công thức cấu tạo của X là:
 CH3COOCH=CH2	 C. HCOOCH=CH-CH3
 HCOOCH=CH-CH2	 D. HCOOCH2-CH=CH2
Câu 15: Este khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được hai muối là:
 A. CH3COOC6H5 B. C6H5COOCH3
 C. HCOO-CH2-C6H5	 D. HCOOC2H5	
Câu 16: Cho 400 ml dung dịch glucozo 1M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
51,84	 B. 86,4 	 C. 43,2	D. 48,6
Câu 17: Dãy gồm các chất đều phản ứng với Cu(OH)2 là:
Glixerol, glucozo, anbumin, saccarozo	 C. Glucozo, fructozo, alanin, saccarozo
 Anilin, glucozo, saccarozo, fructozo D. etylamin, etylaxetat, glucozo, saccarozo	
Câu 18: Số amin bậc I có công thức phân tử C4H11N là
 A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 19: Chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl là:
H2N-CH2-COOH	C. ClNH3-CH2COOH
CH3CH(NH2)-COONa	D. C6H5NH3Cl	
Câu 20: Cho 0,1 mol Glixin vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là
A. 0,45 mol.	B. 0,65 mol.	C. 0,35 mol.	D. 0,55 mol.
Câu 21: Cho các chất sau: Fe, Mg, Zn, ZnO, FeO, Fe(NO3)2, Al2O3. Số chất vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch AgNO3 là:
2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 22: Thí nghiệm nào sau đây Fe bị ăn mòn điện hóa?
Gắn Fe với Zn rồi để trong không khí ẩm.
Cho Fe vào dung dịch HCl.
Gắn Fe với Cu rồi để ngoài không khí ẩm.
Cho Zn vào dung dịch FeSO4
Câu 23: Trong các kim loại Fe, Al, Mg, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất là:
 Fe	B. Al	C. Mg	D. Au
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Fe và Al đều tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
Cu và Ag đều tan trong dung dịch HNO3 loãng.
Cu và Fe đều tan trong dung dịch FeCl3.
Cu và Ag đều phản ứng với O3 ở điều kiện thường.
Câu 25: Cho các chất sau: Al, Al2O3, Zn(OH)2, Mg(OH)2, NaHCO3. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng được với dung dịch HCl là:
3	B. 4	C. 5	D. 5
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
 a. Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được α- aminoaxit.
 b. Tơ capron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
 c. Tơ nitron, tơ nilon-6,6 đều thuộc loại poliamit.
 d. NH2CH2COOCH3 là chất este của glixin với ancol metylic.
 e. Hidro hóa glucozo, fructozo đều thu được sobitol.
Số phát biểu đúng là: A. 2	 B. 3	 C. 4	D. 5	
Câu 27: Cho các phát biểu sau:
a. Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.
b. Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
c. Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
d. Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe. 
g. Kim loại Cu và Fe tan được trong dung dịch FeCl3 và dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
 a. Glucozo và metylacrylat đều làm mất mất màu dung dịch brom.
 b. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
 c. Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.
d. Cho Ba vào dung dịch CuSO4 có khí không màu thoát ra.
e. Vật liệu bằng thép để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa.
g. Các kim loại nhóm IA, IIA đều phản ứng được với nước.
Tổng số phát biểu đúng là: A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 29: Hỗn hợp X gồm glixin, alanin, axit glutamic trong đó oxi chiếm 41,58% theo khối lượng. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa (m +5,5) gam muối. Giá trị của m là:
 A. 18,24	B. 19,24	C. 20,24	D. 21,24
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 17,95 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 12,88 lít khí (đktc). Khối lượng của Al trong X là A. 8,1	B. 4,05	 C. 6,75	D. 5,4
Câu 31: Cho m gam hỗn hợp Fe và Al phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Mặt khác m gam hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư khí Cl2 thu được 29,6 gam muối. Giá trị của m là:
 A. 8,3	B. 9,96	C.14,94	D. 12,45
Câu 32: Hỗn hợp este X, Y đều có công thức phân tử C8H8O2, cho 0,04 mol hỗn hợp X, Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,08 mol NaOH thu được dung dịch Z. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là:
7,8 gam	B. 7,92 gam	C. 10,05 gam	D. 9,504 gam
Câu 33: Chất X có công thức C6H10O4 chỉ chứa một loại nhóm chức trong phân tử, đun nóng X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được muối của axit cacboxylic và 4 gam một ancol duy nhất. Cho toàn bộ ancol trên phản ứng với Na thấy thể tích khí H2 thoát ra vượt quá 1,12 lít ( đktc). Số công thức cấu tạo có thể có của X là:
1	B. 2	C. 3	D. 4	
Câu 34: X, Y là 2 axit đều mạch hở và không mang nhóm chức khác; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở không phân nhánh tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 29,145 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỷ lệ mol 1:1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 14,43 gam; đồng thời thu được 4,368 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 11,76 lít O2 (đktc), thu được CO2, Na2CO3 và 5,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là
	A. 50,82%.	B. 26,40%.	C. 13,90%.	D. 8,88%.
Câu 35: Cho 0,1 mol FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
28,7	B. 14,35 	C. 25,15 D. 39,5
Câu 36: Cho m gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M, AgNO3 0,2M sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng 1,639m gam. Cho toàn bộ chất rắn sau phản ứng vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,792 lít khí NO ( đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m gần nhất với:
4,76	B. 5,32 C. 5,04	D. 6,72
Câu 37: Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). 
Dung dịch Y tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,8M, thu được 10,7 gam một chất kết tủa. Khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp 10,24 gam hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,00	B. 4,60	 C. 2,30	D. 5,45
Câu 38: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X, khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,4.	B. 0,3.	C. 0,5.	D. 0,2.
	Câu 39: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe2O3 vào ống sứ nung nóng và dẫn từ từ 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm CO và H2 (tỉ khối so với H2 bằng 4,25) qua ống sứ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X1 và khí Y1. Cho khí Y1 hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 7 gam kết tủa và 0,06 mol khí Y2 (tỉ khối so với H2 bằng 7,5). Hoà tan X1 bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư), thu được dung dịch Z và 0,62 mol hỗn hợp 2 khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nếu cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thì thu được 0,225 mol hỗn hợp 2 khí. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là
  A. 40%.	B. 32%.	C. 16%.	D. 48%.
Câu 40: X là một α-amino axit, no, mạch hở, chứa 1 nhóm chức –NH2 và 1 nhóm chức –COOH. Hỗn hợp Y gồm các peptit mạch hở X-Gly, X-X-Gly và X-X-X-Gly có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 3. Cho 146,88 gam hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1,5M đun nóng, thu được dung dịch chứa 217,6 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy 0,12 mol Y cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 48,384.	B. 56,000.	C. 44,800.	D. 50,400.
 Hết..
TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN
Mã đề 003
(Đề thi có 03 trang)
KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng, không phản ứng được với Na là:
A. CH3COOH	B. CH3COOCH3 C. HCOOCH3 D. C6H5OH (phenol)	
Câu 2: CH3COOCCH3 có tên gọi là:
Phenyl axetat 	B. metyl axetat C. etylaxetat D. metyl axetic
Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại chất béo?
tripanmitin	B. Glixerol	 C. tristearin	 D. Xenlulozo	
Câu 4: Chất không bị thủy phân trong môi trường axit là:
 A. alanin	B. Protein C. Tinh bột D. Saccacrozo	
Câu 5: Chất tham gia phản ứng tráng gương là:
 A. Glixerol B. Glucozo C. saccarozo D. Fructozo	
Câu 6: Thí nghiệm nào sau đây không xẩy ra phản ứng?
Sục khí metyl amin vào dung dịch AlCl3.
Cho benzylamin vào dung dịch brom.
Cho anilin vào dung dịch brom.
Cho phenylamoniclorua vào dung

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_thu_THPT_quoc_gia.doc