Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia môn Hóa học năm 2017 (Kèm đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 262Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia môn Hóa học năm 2017 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia môn Hóa học năm 2017 (Kèm đáp án)
4-1-2017
Câu 1: Cho các phát biểu về crom: 
Crom là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIB, chu kì 4, có số hiệu nguyên tử là 24.
Crom dường như không bị oxi hóa ở nhiệt độ thường do crom có lớp màng oxit bảo vệ.
Trong công nghiệp người ta sản xuất crom chủ yếu từ quặng cromit.
Hợp chất CrO thuộc tính bazơ, là chất rắn màu vàng, có tính khử mạnh.
Hợp chất Cr2O3 lưỡng tính, tan dễ dàng trong dung dịch axit hay kiềm ở mọi nhiệt độ.
Khi nhỏ vài giọt dung dịch axit vào muối cromat màu da cam ta được một dung dịch mới màu vàng.
Số phát biểu đúng là : 
4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 2: Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch cacbon không phân nhánh. Tên gọi của Y là 
A. glucozơ.	B. amilozơ.	C. amilopectin.	D. saccarozơ.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? Saccarozơ và glucozơ đều
A. có chứa liên kết glicozit trong phân tử. 
B. bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.
C. có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 
D. có tính chất của ancol đa chức.
Câu 4: Amin nào sau đây là amin bậc hai?
	A. propan-1-amin. 	B. propan-2-amin. 	
	C. phenylamin.	D. đimetylamin.
Câu 5: Alanin là một có phân tử khối bằng 89. Công thức của alanin là
	A. H2N-CH2-COOH. 	B. H2N-CH2-CH2-COOH. 	
	C. H2N-CH(CH3)-COOH.	D. CH2=CHCOONH4.
Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
	A. Glyxin.	B. Alanin.	C. Anilin.	D. Metylamin.
Câu 7: Trong phân tử tetrapeptit Ala-Gly-Val-Glu, amino axit đầu N là
	A. Val.	B. Glu. 	C. Ala.	D. Gly.
Câu 8: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ? 
	A. Anilin, amoniac, metylamin. 	B. Anilin, metylamin, amoniac. 
	C. Amoniac, etylamin, anilin. 	D. Etylamin, anilin, amoniac.
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng trong dung dịch: Alanin X Y.
	(X, Y là các chất hữu cơ và HCl dùng dư). Công thức của Y là
	A. H2N-CH(CH3)-COONa. 	B. ClH3N-CH(CH3)-COOH.
	C. ClH3N-CH(CH3)-COONa. 	D. ClH3N-(CH2)2-COOH. 
Câu 10: Hỗn hợp E chứa peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit là 6 và có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2. Thủy phân hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp E trong môi trường axit thu được 26,25 gam Glyxin; 22,25 gam Alanin; 40,95 gam Valin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 48,12 gam Y cần dùng 58,464 lít O2 (đktc) thu được 89,76 gam CO2. Số đồng phân cấu tạo của X là.
 A. 2  B. 6  C. 3  D. 4
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
	(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
	(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
	(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
	(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.	Số phát biểu đúng là
	A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 12: Hai chất đều không tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, nóng) là
	A. tristearin và etyl axetat. 	B. phenylamoni clorua và alanin. 	
	C. anilin và metylamin. 	D. axit stearic và tristearin.
Câu 13: Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, saccarozơ, glyxylalanin (Gly-Ala). Số chất bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là
	A. 3. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 1.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Mg trong đó oxi chiếm 31,03% khối lượng hỗn hợp. Hoà tan 27,84 gam hỗn hợp X bằng dung dich HCl vừa đủ thu được dung dịch Y và V lít H2 (đktc). Cho 27,84 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0,54V lít NO (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 141,96 gam muối khan. Giá trị của V là
 A. 8,94	 B. 9,69	 C. 9,78	 D. 8,48
Câu 15: Cho hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và ZnO vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH (dư) vào Y thu được kết tủa là
 	A. Fe(OH)2 và Zn(OH)2. 	B. Fe(OH)3 và Zn(OH)2. 
 C. Fe(OH)2.	D. Fe(OH)3.
Câu 16: Chất hữu cơ X (chứa vòng benzen) có công thức là CH3COOC6H4OH. Khi đun nóng, a mol X tác dụng được với tối đa bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch?	
A. a mol. 	B. 2a mol. 	C. 3a mol. 	D. 4a mol. 
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este đơn chức Y trong 145 mL dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và 10 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của Y là 
	A. CH3COOC2H5. 	B. C2H3COOC2H5. 
	C. C2H5COOC2H5. 	D. HCOOC2H5.
Câu 18: Cho các kết luận sau
Các dung dịch peptit đều hoà tan Cu(OH)2 thu được phức chất có màu tím đặc trưng.
Andehit axetic làm mất màu dung dịch brom trong CCl4.
Quấn một dây đồng vào một thanh sắt để ngoài trời thì thanh sắt bị ăn mòn điện hoá.
Để phân biệt glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch brom.
Tinh bột và xenlulozơ có nhóm OH hemiaxetal nên có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng dung dịch: NaOH, Na2CO3, Na3PO4, Ca(OH)2 (vừa đủ).
 Số kết luận đúng là	
 A. 2	B. 3	 C. 4	 D. 5
Câu 19: Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, saccarozơ, glyxylalanin (Gly-Ala). Số chất bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là
	A. 3. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 1.
Câu 20: Oxi hóa 24,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu trong không khí một thời gian thu được m gam hỗn hợp B gồm các oxit và kim loại còn dư. Hòa tan hết B trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X (không chứa ion NH4+) và 1,568 lít hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O có tỉ khối so với He bằng 8,75. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 12,0 gam rắn. Giá trị m là.
 A. 30,56 gam  B. 29,32 gam  C. 30,40 gam  D. 30,00 gam
Câu 21: Trong công nghiệp, glucozơ (được chuyển hóa từ nguyên liệu có tinh bột và xenlulozơ) dùng để sản xuất etanol. Cần lên men bao nhiêu gam kg glucozơ với hiệu suất của cả quá trình là 80% để thu được 23 lít etanol (khối lượng riêng của etanol là 0,8 g/mL)?
	A. 72 kg. 	B. 29 kg.	C. 36 kg. 	D. 45 kg.
Câu 22: Điện phân 400 ml (không đổi) dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện bằng 1,93A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện phân được biểu diễn dưới đây.
	Giá trị của t trên đồ thị là
	A. 3600.	B. 1200.	C. 1800.	D. 3000.
Câu 23: Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là
	A. poli(acrilonitrin). 	B. poli(metyl metacrylat).	
	C. poli(etylen terephtalat). 	D. poli(hexametylen ađipamit). 
Câu 24: Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỉ 19. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mũ cao su) là nguyên liệu để sản xuất cao su tự nhiên. Polime tạo ra cao su tự nhiên có tên gọi là
 	A. Polistiren.	B. Poliisopren.	C. Polietilen. 	D. Poli(butađien).
Câu 25: Khi không có không khí, hai kim loại nào sau đây đều tác dụng với HCl trong dung dịch theo cùng tỉ lệ số mol? 
A. Na và Mg. 	B. Fe và Al. 	C. Na và Zn. 	D. Fe và Mg.
Câu 26: Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 và HCl bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện I = 5A đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, ở anot thu được 16,8 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO vào dung dịch sau điện phân, thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau thu được dung dịch chứa 170,8 gam muối và 1,68 lít khí N2O (đktc). Thời gian điện phân là.
 A. 49215 giây  B. 48250 giây  C. 36140 giây  D. 53075 giây
Câu 27: Cho các phát biểu sau: 
1) Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn đường ray xe lửa
2) Trong nhóm IA kim loại K được dùng chế tạo tế bào quang điện.
3) Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm.
4) Thạch cao nung thường được dùng để đúc tượng, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương,
5) Muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật.
6) CuSO4 khan được dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng. Số phát biểu đúng là :
A. 6	B. 3	C. 4	D. 5
13
Câu 28: Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH. Sau phản  ứng thu được glixerol; 15,2 gam natri oleat và 30,6 gam natri stearat. Phân tử khối của X là
	A. 884.   	B. 886.    	C. 888.         	D. 890. 
Câu 29: X là 1 peptit cấu tạo từ 1 loại a–aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH 1M (đun nóng) khối lượng muối tạo thành là p gam. Đốt m gam X cần V’ lít O2 (đktc). Mối liên hệ giữa V’,V và p là
 A. V’=3,6(p–69V) B. V’=3,6(p+69V) C. V’=2,4(p+76V)	D. V’=2,4(p–76V)
Câu 30: Ở thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hoá học?
A. Cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch HCl.
B. Cho đinh Fe vào dung dịch AgNO3.	
C. Để mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm.
D. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô. 
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 (loãng, vừa đủ), thu được y mol khí N2O duy nhất và dung dịch Y chứa 8m gam muối. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 25,84 gam NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của y là
A. 0,032. 	B. 0,048. 	C. 0,054.	D. 0,060.
Câu 32: Cho lần lượt từng hỗn hợp bột (chứa hai chất có cùng số mol) sau đây vào lượng dư dung dịch HCl (loãng, không có không khí):
(a) Al và AlCl3; (b) Cu và Cu(NO3)2; (c) Fe và FeS; (d) Cu và Fe2O3; (e) Cu và CuO.
Sau khi kết thúc phản ứng, số hỗn hợp tan hoàn toàn là
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Câu 33: X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y cũng như 0,16 mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y và 0,16 mol Z (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần với giá trị nào nhất: 
 A. 12% 	B. 95% 	C. 54% 	D. 10%
 Câu 34: Hỗn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 140ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 840 ml (dktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 11,865 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu.Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?
 A. 7,26       	B. 6,26.      	 C. 8,25.                            D. 7,25.
Câu 35:Thủy phân hoàn toàn chất béo X sau phản ứng thu được axit oleic và axit linoleic. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 76,32 gam oxi thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với V ml Br2 1M. Tìm V
 A. 240	B. 360	 C. 120	 D. 150
Câu 36 : X là hỗn hợp gồm Mg và MgO (trong đó Mg chiếm 60% khối lượng). Y là dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6 gam X tan hoàn toàn vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa ba muối trung hòa) và hỗn hợp hai khí (gồm khí T và 0,04 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z, thu được 55,92 gam kết tủa. Biết Z có khả năng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,44 mol NaOH. Khí T là 
	A. NO. 	B. N2. 	C. NO2. 	D. N2O.
Câu 37: Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ và số mol của Y bé hơn số mol của X) tạo thành từ cùng một axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH ) và ba ancol no (số nguyên tử C trong phân tử mỗi ancol nhỏ hơn 4). Thủy phân hoàn toàn 34,8 gam M bằng 490 ml dung dịch NaOH 1M (dư 40% so với lượng phản ứng). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 38,5 gam chất rắn khan. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 34,8 gam M trên thì thu được CO2 và 23,4 gam H2O. thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong M là?
 A. 24,12%            	B. 34,01%        	 C. 32,18%                     D. 43,10%
Câu 38: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. 
	(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
	(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. 
	(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
	(e) Nhiệt phân AgNO3.
	(g) Đốt FeS2 trong không khí.
	(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
	Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
	A. 3. B. 2. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 39: Nung nóng m gam KMnO4 sau 1 thời gian trong điều kiện không có không khí thu được V lít O2 (đktc) và chất rắn Y trong đó nguyên tố oxi chiếm 35,87% khối lượng hỗn hợp Y. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HCl đặc nóng dư thu được 22,4 lít khí Cl2 (đktc). Lượng khí oxi ở trên oxi hoá vừa hết 0,09m gam hỗn hợp Z gồm Mg và Al. Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp Z là
A. 39,10%	 B. 40,88%	 C. 38,52%	 D. 37,21%
Câu 40: Cho este E đơn chức, mạch hở, phân tử có không quá 2 liên kết p. Đốt cháy hoàn toàn E cần vừa đủ 7a mol O2, thu được 6a mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng hoàn toàn với 0,15 lít dung dịch KOH 1,4M thu được dung dịch F. Cô cạn dung dịch F thu được 19,32 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 10,80.	B. 13,32.	C. 15,84.	D. 9,99.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017.doc