Đề thi thử THPT quốc gia Vật lí lần 1 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hàn Thuyên

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Vật lí lần 1 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hàn Thuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Vật lí lần 1 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hàn Thuyên
SỞ GD&ĐT TỈNH BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 -2017 LẦN 1
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài : 50 phút
Cho c = 3.108 m/s;g= 10 m/s2
Câu 1: Chọn đáp án đúng. Sóng điện từ
	A. là sóng dọc hoặc sóng ngang
	B. là điện từ trường lan truyền trong không gian
	C. không truyền được trong chân không
	D. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.
Câu 2: Mạng điện dân dụng một pha sử dụng ở Việt Nam có giá trị hiệu dụng và tần số là
	A. 100V – 50Hz	B. 220V – 60Hz	C. 220V – 50Hz	D. 110V – 60Hz
Câu 3: Một sóng cơ có tần số f = 5Hz, truyền dọc theo sợi dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v = 5m/s. Bước sóng là
	A. 1m	B. 0,318m	C. 25m	D. 3,14m
Câu 4: Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp 3 đại lượng nào sau đây là không đổi theo thời gian?
	A. Biên độ, tần số, cơ năng dao động	B. Biên độ, tần số, gia tốc
	C. Động năng, tần số, sự hồi phục	D. Lực phụ hồi, vận tốc, cơ năng dao động
Câu 5: Sóng ngang truyền được trong môi trường nào?
	A. Chất khí	B. Chất rắn và trên bề mặt chất lỏng
	C. Cả trong chất lỏng, rắn và khí	D. không thay đổi theo thời gian
Câu 6: Mạch dao dộng điện từ LC lí tưởng đang hoạt động. Điện tích của một bản tụ điện
	A. biến thiên điều hòa theo thời gian	B. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian
	C. biến thiên theo hàm bậc 2 của thời gian	D. không thay đổi theo thời gian
Câu 7: Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây l tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động điều hòa với chu kỳ T phụ thuộc vào
	A. m và l	B. m và g	C. l và g	D. m, l và g
Câu 8: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A = 3cm và có gia tốc cực đại 9m/s2. Biết lò xo của con lắc có độ cứng k = 30N/m. Khối lượng của vật nặng là
	A. 200g	B. 0,05kg	C. 0,1kg	D. 150g
Câu 9: Một điện áp xoay chiều U = 120V, f = 50Hz được đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với tụ điện C. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ bằng 96V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R bằng
	A. 24V	B. 72V	C. 48V	D. 100V
Câu 10: Khi đặt vào một điện áp xoay chiều u = U0cosωt (V) vào hai bản của tụ điện có điện
dung C. Dung kháng của tụ được xác định bởi công thức
	A. ZC = C/ω	B. ZC = ω/C	C. ZC = ωC	D. ZC = 1/ωC
Câu 11: Một máy biến thế lý tưởng có số vòng dây cuộn sơ cấp là N1 = 4400 vòng. Khi nối vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng U1 = 220V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 6V. Số vòng dây cuộn thứ cấp là
	A. 60 vòng	B. 120 vòng	C. 240 vòng	D. 220 vòng
Câu 12: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cosπt (cm). Tốc độ cực đại của
vật bằng
	A. π cm/s	B. 5/π cm/s	C. 5π cm/s	D. 5 cm/s
Câu 13: Một sợi dây mảnh đàn hồi dài 100cm có hai đầu A, B cố định. Trên dây có 1 sóng dừng với tần số 60Hz và có 3 nút sóng không kể A và B. Bước sóng là
	A. 0,6m	B. 1m	C. 0,4cm	D. 0,5m
Câu 14: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì
	A. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện
	B. Năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm
	C. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi
	D. Năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn
Câu 15: Xét 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình dao động x1 =
5cos(3πt + 0,75π)cm, x2 = 5sin(3πt – 0,25π)cm. Pha ban đầu của dao động tổng hợp là
	A. 0,5π	B. 0	C. -0,5π	D. π
Câu 16: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng đọ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ
	A. giảm 4 lần	B. tăng 2 lần	C. giảm 2 lần	D. tăng 4 lần
Câu 17: Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo điện áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí
	A. ACV	B. DCV	C. ACA	D. DCA
Câu 18: Chọn ý sai khi nói về cấu tạo máy phát điện ba pha
	A. roto thương là một nam châm điện	B. phần cảm luôn là roto
	C. stato là bộ phận tạo ra từ trường	D. phần ứng luôn là roto
Câu 19: Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u = cos(20t – 4x) (cm), (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Vận tốc truyền sóng này trong môi trường trên bằng
	A. 5m/s	B. 40cm/s	C. 4m/s	D. 50cm/s
Câu 20: Một chiếc xe chạy trên đường lát gạch, cứ sau 15m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Biết chu kỳ dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 1,5s. Để xe bị xóc mạnh nhất thì xe phải chuyển động thẳng đều với tốc độ bằng
	A. 36km/h	B. 34km/h	C. 10km/h	D. 27km/h
Câu 21: Đặt vào hai đầu của một điện trở thuần R một hiệu điện thế xoay chiều u = U0cosωt
thì cường độ dòng điện chạy qua nó có biểu thức là
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 22: Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
	A. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu
	B. thế năng của vật có giá trị lớn nhất khi vật ở vị trí biên.
	C. khi đi qua vị trí cân bằng, gia tốc của vật có độ lớn cực đại
	D. động năng của vật có giá trị lớn nhất khi gia tốc của vật có độ lớn lớn nhất
Câu 23: Một mạch dao động LC có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 10-3/π H và tụ điện có điện dung C = 1/π nF. Bước sóng điện từ mà mạch đó có thể phát ra là
	A. 6m	B. 6km	C. 600m	D. 60m
Câu 24: Trong bài hát “Tiếng đàn bầu” do nam ca sĩ Trọng Tấn trình bày có câu “cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha”. “thanh”, “trầm” trong câu hát này là chỉ đặc tính nào của âm dưới đây?
	A. ngưỡng nghe	B. âm sắc	C. độ cao	D. độ to
Câu 25: Mạch dao động LC đang thực hiện dao động điện từ tự do với chu kỳ T. Tại thời
điểm nào đó dòng điện trong mạch có cường độ 4π μA, sau đó khoảng thời gian 3T/4 thì điện tích trên bản tụ có độ lớn 10-9C. Chu kỳ dao động điện từ của mạch là
	A. 1021 Hz	B. 0,5ms	C. 0,5ms	D. 0,25ms
Câu 26: Đặt điện áp u = U0cos(ωt + π/6) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có 1 trong số 4 phần tử: điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm; tụ điện và cuộn dây có điện trở thuần. Nếu cường độ dòng điện trong mạch có dạng i = I0cosωt thì đoạn mạch chứa
	A. cuộn cảm thuần	B. tụ điện
	C. cuộn dây có điện trở thuần	D. điện trở thuần
Câu 27: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, có k = 50N/m, m = 200g, g = 10m/s2. Vật đang ở vị trí cân bằng kéo xuống để lò xo dãn 8cm rồi thả nhẹ thì vật dao động điều hòa. Thời gian lực đàn hồi tác dụng lên giá treo cùng chiều với lực kéo về tác dụng lên vật trong một chu kỳ dao động
	A. 0,2s	B. 1/3s	C. 2/15s	D. 1/30s
Câu 28: Vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(10πt + π/3) cm. Vào lúc t = 0,5s thì vật có li độ và vận tốc là
	A. x = -2cm; v = -10pcm/s	B. x = 2cm; v = 20pcm/s
	C. x = 2cm; v = -20pcm/s	D. x = -2cm; v = 20pcm/s
Câu 29: Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu tần số 1000Hz. Tại điểm M cách nguồn một khoảng 2m có mức cường độ âm là 80dB. Tại điểm N cách nguồn âm 20m có mức cường độ âm là
	A. 50dB	B. 60dB	C. 40dB	D. 70dB
Câu 30: Một vật có khối lượng m = 1kg được treo vào lò xo độ cứng 100N/m, một đầu lò xo được giữ cố định. Ban đầu vật được đặt ở vị trí lò xo không biến dạng và đặt lên một miếng ván nằm ngang. Sau đó người ta cho miếng vãn chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống dưới với gia tốc a = 2m/s2. Lấy g = 10m/s2. Sau khi rời tấm ván vật dao động điều hòa với vận tốc cực đại là
	A. 60cm/s	B. 18cm/s	C. 80cm/s	D. 36cm/s
Câu 31: Một chất điểm chuyển động tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng, có bán kính quỹ đạo là 8cm, bắt đầu từ vị trí thấp nhất của đường tròn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ không đổi là 16π cm/s. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm ngang, đi qua tâm O của đường tròn, nằm trong mặt phẳng quỹ đạo có chiều từ trái qua phải là
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Câu 32: Trên sợi dây nằm ngang đang có sóng dừng ổn định, biên độ dao động của bụng sóng là 2a. Trên dây, cho M, N, P theo thứ tự là ba điểm liên tiếp dao động với cùng biên độ a, cùng pha. Biết MN – NP = 8cm, vận tốc truyền sóng là v = 120cm/s. Tần số dao động của nguồn là
	A. 2,5Hz	B. 5Hz	C. 8Hz	D. 9Hz
Câu 33: Cho ống sáo có 1 đầu bịt kín và 1 đầu để hở. Biết rằng ống sáo phát ra âm to nhất ứng với hai giá trị tần số của hai họa âm liên tiếp là 150Hz và 250Hz. Tần số âm nhỏ nhất khi ống sáo phát ra âm to nhất bằng
	A. 25Hz	B. 75Hz	C. 50Hz	D. 100Hz
Câu 34: Cho đoạn mạch RLC nối tiếp, R thay đổi được, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch u =
60cos100πt (V). Khi R1 = 9Ω hoặc R2 = 16Ω thì công suất trong mạch như nhau. Hỏi với giá trị nào của R thì công suất mạch cực đại, giá trị cực đại đó?
	A. 10Ω; 150W	B. 10Ω; 100W	C. 12Ω; 100W	D. 12Ω; 150W
Câu 35: Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là 2,52s. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên chậm dần đều với gia tốc cũng có độ lớn a thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là 3,15s. Khi thang máy đứng yên thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là
	A. 2,78s	B. 2,61s	
	C. 2,84s	D. 2,96s
Câu 36: Cho một bộ thí nghiệm khảo sát dao động của con lắc đơn như hình bên. Trong đó
	A. 5 – quả cầu, 6 – dây treo, 7 – cổng quang điện hồng ngoại, 8 – đồng hồ đo thời gian hiện số, 9 – thanh ke
	B. 5 – dây treo; 6 – quả cầu; 7 – cổng quang điện hồng ngoại, 8 – thanh ke, 9 - đồng hồ đo thời gian hiện số
	C. 5 – dây treo; 6 – quả cầu; 7 – cổng quang điện hồng ngoại; 8 – đồng hồ đo thời gian hiện số; 9 – thanh ke
	D. 5 – dây treo; 6 – quả cầu; 7 – cổng quang điện hồng ngoại; 8 – đồng hồ đo thời gian hiện số;9 – thanh ke
Câu 37: Tụ điện của mạch dao động có điện dung C = 1μF, ban đầu được tích điện đến hiệu điện thế 100V, sau đó cho mạch thực hiện dao động điện từ tắt dần. Năng lượng mất mát của mạch từ khi bắt đầu thực hiện dao động đến khi dao động điện từ tắt hẳn là
	A. W = 10mJ	B. W = 5mJ	C. W = 5kJ	D. W = 10kJ
Câu 38: ặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch gồm một điện trở thuần R,
một cuộn thuần cảm và một tụ điện ghép nối tiếp. Biết ZC = 2ZL. Tại thời điểm nào đó điện áp giữa hai đầu điện trở và hai đầu tụ điện bằng nhau và bằng 40V, thì điện áp hai đầu mạch ở thời điểm đó bằng
	A. 120V	B. 100V	C. 60V	D. 40V
Câu 39: Đặt điện áp xoay chiều U = 30V vào hai đầu mạch điện không phân nhánh gồm tụ
điện và cuộn dây không thuần cảm. .Biết hiệu điện thế 2 đầu tụ điện UC = 40V, hiệu điện thế 2 đầu cuộn dây Udây = 50V. Hệ số công suất của mạch điện là
	A. 0,6	B. 0,8	C. 1	D. 0,4
Câu 40: Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha có biên độ 1,5A và 2A dao động vuông góc với mặt thoáng chất lỏng. Nếu cho rằng sóng truyền đi với biên độ không thay đổi thì tại một điểm M cách hai nguồn những khoảng d1 = 5,75λ và d2 = 9,75λ sẽ có biên độ dao động
	A. AM = 3,5A	B. AM = A	C. AM = 3A	D. AM = 2A
Đáp án
1B 
2C 
3A 
4A 
5B 
6A 
7C 
8C 
9B 
10D
11B 
12C 
13D 
14D 
15D 
16D 
17A 
18D 
19A 
20A
21B 
22B 
23C 
24C 
25C 
26C 
27A 
28D 
29B 
30A
31D 
32B 
33C 
34D 
35A 
36D 
37B 
38C 
39C 
40A
Câu 1: Đáp án B
Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian
Câu 2: Đáp án C
Mạng điện dân dụng 1 pha ở Việt Nam có giá trị hiệu dụng và tần số là 220V – 50Hz
Câu 3: Đáp án A
λ = v/f = 5/5 = 1m
Câu 4: Đáp án A
Ba đại lượng không đổi theo thời gian của vật dao động điều hòa là Biên độ, tần số và cơ năng
Câu 5: Đáp án B
Sóng ngang truyền được trong môi trường chất rắn và bề mặt chất lỏng.
Câu 6: Đáp án A
Mạch LC lí tưởng đang hoạt động, điện tích của 1 bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian
Câu 7: Đáp án C
Câu 8: Đáp án C
amax = ω2A = kA/m à m = 0,1kg = 100g
Câu 9: Đáp án B
Câu 10: Đáp án D 
Câu 11: Đáp án B
vòng
Câu 12: Đáp án C
Câu 13: Đáp án D
L = kλ/2 = 100cm. Theo đề bài thì trên dây sẽ có 4 bụng sóng vậy k = 4. Thay vào ta được λ = 50cm = 0,5m
Câu 14: Đáp án D
Câu 15: Đáp án D
x2 = 5sin(3πt – 0,25π) = 5cos(3πt – 0,75π)cm
Dao động tổng hợp có pha ban đầu φ được xác định:
Câu 16: Đáp án D
 . Khi k tăng 2 lần, m giảm 8 lần thì f tăng 4lần
Câu 17: Đáp án A
Câu 18: Đáp án D
Trong máy phát điện 3 pha, stato là 3 cuộn dây đặt cố định có tác dụng tạo ra từ trường quay làm quay nam châm, nên được gọi là phần cảm.
Câu 19: Đáp án A
ω = 20 rad/s àf = 10/π Hz, 2πx/λ = 4x àλ = π/2 (m)
Vận tốc truyền sóng: v = λf = 5m/s
Câu 20: Đáp án A
Để xe xóc mạnh nhất tức là xảy ra cộng hưởng. Khi đó 15/v = 1,5s à v = 10m/s = 36km/h
Câu 21: Đáp án B
Cường độ dòng điện qua điện trở thuần cùng pha với điện áp, có giá trị cực đại I0=U0/R
Câu 22: Đáp án B
Khi một vật dao động điều hòa có mốc thế năng ở VTCB thì thế năng của vật có giá trị lớn nhất khi vật ở vị trí biên
Câu 23: Đáp án C
Câu 24: Đáp án C
Câu 25: Đáp án C
Biểu diễn hai thời điểm như hình vẽ. 
Ta có:
Câu 26: Đáp án C
Cường độ dòng điện trễ pha π/6 so với điện áp, vậy đoạn mạch chỉ có thể chứa cuộn dây có điện trở thuần.
Câu 27: Đáp án A
Ở vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn D = = = l mg / k 0,04m 4cm
Kéo đến khi lò xo dãn 8cm rồi thả nhẹ, vậy biên độ dao động A = 4cm.
Vậy trong quá trình dao động của vật lò xo bị dãn à lực đàn hồi tác dụng lên giá treo luôn có hướng xuống dưới.
Thời điểm có lực đàn hồi tác dụng lên giá treo cùng chiều lực kéo về, vật ở trong khoảng từ VTCB đến biên trên, khoảng thời gian đó là T/2 = 
Câu 28: Đáp án D
Biểu thức vận tốc v = 40πcos(10πt + 5π/6) cm/s
Thay t = 0,5s ta được x = -2cm, v = 20π cm/s
Câu 29: Đáp án B
Câu 30: Đáp án A
Viết phương trình 2 Niuton cho vật nặng ta được:
P – N – Fđh = ma
Khi vật bắt đầu rời tấm ván thì N = 0. Khi đó P – Fđh = ma à mg - k Dl = ma à Dl = 0,08m = 8cm
Với chuyển động nhanh dần đều có vận tốc đầu bằng 0 ta áp dụng công thức:
Vận tốc khi rời khỏi ván là: v = at = 2m/s
Ta có w=10rad / s , vị trí cân bằng của vật lò xo dãn Dl0 = mg / k = 0,1m = 10cm
Tại thời điểm vật rời ván ta có: x = - 0,02m; v = 2m/s
Biên độ dao động: 
Vận tốc cực đại của vật: v0 = ωA = 60cm/s
Câu 31: Đáp án D
A = 8cm, ωA=16π cm/s àω = 2π (rad/s)
Chất điểm bắt đầu đi từ vị trí thấp nhất của đường tròn, vậy pha ban đầu là –π/2
Câu 32: Đáp án B
Xét điểm X dao động với biên độ a cách nút sóng gần nhất một đoạn là d
Ta có: 
Ba điểm M, N, P được biểu diễn như hình vẽ.
MN – NP = 2λ/3 – λ/3 = λ/3 = 8cm à λ = 24cm
Tần số dao động: f = v/λ = 120/24 = 5Hz
Câu 33: Đáp án C
Ống sáo một đầu kín, một đầu hở: 
Theo bài ra ta có: 
Từ đó tìm được 
Tần số âm nhỏ nhất ứng với kmin=0. Thay vào ta được f = v/4l= 50 Hz
Câu 34: Đáp án D
U = 60V; Với hai giá trị R1, R2 của R mạch có cùng công suất P. 
Khi R = R0 công suất của mạch cực đại là P0.
Ta có:
Câu 35: Đáp án A
Theo bài ra ta có: 
Từ đó ta được: 
Khi thang máy đứng yên: 
Câu 36: Đáp án D
Câu 37: Đáp án B
Năng lượng mất đi đến khi tắt hẳn = Năng lượng ban đầu của hệ
W = CU02/2 = 5.10-3J = 5mJ
Câu 38: Đáp án C
Điện áp hai đầu mạch là: 
Câu 39: Đáp án C
UC = 40V
Từ các phương trình trên ta tìm được UL = 40V, Ur = 30V
Hệ số công suất của mạch điện là: 
Câu 40: Đáp án A
Sóng tại M nhận được do mỗi nguồn truyền đến:
Sóng tổng hợp tại M có biên độ:

Tài liệu đính kèm:

  • doc10.-thpt-han-thuyen-bac-ninh-nam-2017-lan-1-co-loi-giai.doc