Đề thi thử THPT Quốc gia số 1 môn Hóa học năm 2017 (Có đáp án)

doc 16 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia số 1 môn Hóa học năm 2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia số 1 môn Hóa học năm 2017 (Có đáp án)
Đề tham khảo hay theo cấu trúc mới
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA SỐ 1
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: Hóa học
(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)
NĂM 2017
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD.
Câu 1: N-metylmetanamin có công thức là
	A. CH3NHCH3	B. CH3NH2	C.CH3NHCH2CH3 	D. C2H5NHCH3 
Câu 2: Valin có tên thay thế là
	A. axit 3 – amino – 2 – metylbutanoic 	B. axit aminoetanoic
	C. axit 2 – amino – 3 - metylbutanoic	D. axit 2 - aminopropanoic
Câu 3: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
	A. S	B. FeS 	C. Cu	D. CuS
Câu 4: Cacbonhidrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?
	A. Glucozơ 	B. Mantozơ	C. Fructozơ	D. Saccarozơ
Câu 5: Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O?
	A. Tơ olon	B. Tơ Lapsan	C. Tơ nilon-6,6	D. Tơ tằm 
Câu 6: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catốt xảy ra
	A. sự khử ion 	B. sự oxi hóa ion 	C. sự oxi hóa ion 	D. sự khử ion 
Câu 7: Cho hỗn hợp kim loại Ag, Cu, Fe. Dùng dung dịch chứa một chất tan để tách Ag ra khỏi hỗn hợp là
	A. dung dịch HCl	B. dung dịch HNO3 loãng 	
	C. dung dịch H2SO4 loãng	D. dung dịch Fe2(SO4)3
Câu 8: Có các kết quả so sánh sau:
(1) Tính dẫn điện Cu>Ag	(2) Tính dẻo: Au>Fe
(3) Nhiệt độ nóng chảy Na>Hg	(4) Tính cứng: Cr>Ag
Số kết quả so sánh đúng là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 9: Oxit nào sau đây là oxit axit?
	A. CaO	B. CrO3	C. Na2O	D. MgO
Câu 10: Có các chất sau: keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan, tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoniaxetat; nhựa novolac; tơ nitron. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử chúng có chứa nhóm –NH-CO-?
	A. 4	B.6 	C.3 	D. 5
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
Xenlulozơ trinitrat có chứa 16,87% nitơ.
Xenlulozơ triaxetat là polime nhân tạo.
đipeptit mạch hở có phản ứng màu với Cu(OH)2.
Tơ nilon-6,6 được tạo ra do phản ứng trùng hợp.
Thủy tinh hữu cơ plexiglas có thành phần chính là poli (metyl metacrylat).
Số phát biết sai là :
	A.5	B.4	C.2	D.3 
Câu 12: Kết luận nào sau đây đúng?
	A. Điện phân dung dịch CuSO4 với anot đồng, nồng độ Cu2+ trong dung dịch không đổi	B. Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa	
	C. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4 không xảy ăn mòn điện hóa	
	D. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion dương.
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng với dãy chất nào sau đây.
	A. KMnO4, HNO3, Cu, HCl, BaCL2, K2Cr2O7, NaNO3.	
	B. K2Cr2O7, Br2, H2S, KI, NaNO3, NH4Cl, Cu	
	C. K2Cr2O7, Fe, Cl2, KI, KNO3,(NH4)2SO4, Cu.	
	D. KMn)4, HNO3, Cu, KI, BaCl2, K2Cr2O7, KNO3
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(a)Tất các các cacbohidrat đều có phản ứng thủy phân.
(b)Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột, xenluloxơ và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(c)Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch brôm hay dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d)Trong dung dịch glucozơ, fructozơ saccarozơ và mantozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng (vòng β).
(g) Trong dung dịch, glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
Số phát biết đúng là:
	A. 1	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 15: Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất Na[Al(OH)4] ; NaOH dư ; Na2CO3 ; NaClO ; CaCO3 ; CaOCl2 ; Ca(HCO3)2 ; CaCl2. Số trường hợp có xảy ra phản ứng hóa học là
	A. 8	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 16: Có các tập hợp các ion sau đây :
NH4+ ; Na+ ; HSO3- ; OH-
Fe2+ ; NH4+ ; NO3- ; SO42+
Na+; Fe2+; H+; NO3-
Cu2+; K+; OH- ; NO3-
H+, K+
Có bao nhiêu tập hợp có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
	A. 2	B. 1	C. 4	D. 3
Câu 17: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (các điều kiện phản ứng có đủ )
X(C4H6O2Cl2) + NaOH→B+D+E+H2O
D+O2→F
E+H2O→NaOH+G+H
G+H→I
G+F→K+I
K+NaOH→B+E
X có công thức cấu tạo nào sau đây?
	A. CH3COOCCl2CH3	B. CH3COOCHClCH2Cl	
	C. CH3COOCH2CHCl2	D. CH2ClCOOCHClCH3
Câu 18: Hiện tượng nào sau đây đúng?
	A. Cho dung dịch NaOH vào NH4NO3 thấy có khí mùi khai thoát ra.	
	B. Cho Cu vào HNO3 loãng xuất hiện khí màu nâu; dung dịch có màu xanh.	
	C. Dẫn khí NH3 qua chất rắn CuO màu đỏ nung nóng thấy xuất hiện chất rắn màu đen vào có hơi nước.	
	D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu xanh.
Câu 19: Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ?
	A. Vitamin C ; glucozơ.	B. Amphetaminc, Morphine.	
	C. Penixillin ; amonxilin.	D. Thuốc cảm pamin, paradol.
Câu 20: Ngâm một đinh sắt trong 200ml dung dịch CuSO4 x(M). Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô đinh sắt tăng thêm 3,2g. Giá trị của x là.
	A. 0.4	B. 0,08	C. 2	D. 0,2
Câu 21: Có bao nhiêu tên phù hợp với công thức cấu tạo (1). H2N-CH2-COOH: Axit aminoaxetic, (2).H2N-[CH2]5-COOH: Axit w – aminocaporic. (3). H2N-[CH2]6-COOH: Axit e – aminoenantoic (4). HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH: Axit a- aminoglutaric. (5).H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH: Axit a,e – aminocaporic.
	A. 3	B. 5	C. 4	D. 2
Câu 22: Cho 12,9g vinylaxetat thủy phân hoàn toàn, dung dịch sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m(g) kết tủa. Tính m
	A. 16,2 	B. 62,8	C. 24,3	D. 32,4
Câu 23: Cho các phát biểu sau về anilin
Anilin là chất lỏng; rất độc, tan nhiều trong nước.
Anilin có tính bazơ nhưng dung dịch của nó không làm đổi màu quỳ tím.
Nguyên tử H của vòng benzene trong anilin dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzene và ưu tiên thế vào vị trí meta.
Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, polime, dược phẩm.
Nhỏ giọt Brom vào dung dịch anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng
Anilin là amin bậc II.
Số phát biểu đúng là
	A. 2	B. 5	C. 3	D. 4
Câu 24: Cho các cặp chất sau:
(1) Ba(HSO3)2+NaOH	(2) Fe(NO3)2 + HCl
	(3) ) NaCl + H2SO4	(4) KCl + NaNO2	
(5) Fe(NO3)2 + AgNO3	(6) NH4Cl + NaNO2
	(7) AgNO3 + H2S	(8) KI + FeCl3
 (9)Br2 + I2 + H2O	(10)F2 + N2
	(11)Mg + SIO2	(12)C + H2O
Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch; chất rắn và dung dịch; các chất khí hay các chất rắn với điều kiện thích hợp là
	A. 8	B. 7	C. 10	D. 9
Câu 25: Hòa tan 4,8g Cu vào 250ml đ NaNO3 0,5M. sau đó thêm vào 250ml dd HCl 1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và khí NO duy nhất. Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M vào X để kết tủa hết ion Cu2+ .
	A. 250ml	B. 300ml	C. 200ml	D. 400ml
Câu 26: Cho x mol hỗn hợp kim loại Al, Fe (có tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch chứa Y mol HNO3 ( Tỷ lệ x:y = 3:17). Sau khi kim loại tan hết, thu được sản phẩm khử Y duy nhất và dung dịch Z chỉ chứa muối nitrat. Cho AgNO3 đến dư vào Z, thu được m gram rắn. Giá trị của m là :
	A. 53y/17	B. 27y/17	C. 108y/17	D. 432y/17
Câu 27: Dung dịch X chứa 0,01 mol H2NCH2COOCH3; 0,02 mol CLH3N-CH2COONa và 0,03 mol HCOOC6H4OH. Để tác dụng hết với dung dịch X cần tối đa V ml dung dịch NaOH 0,5M đun nóng thu được dung dịch Y. Giá trị của V là
	A. 280	B. 160	C. 240	D. 120
Câu 28: Cho dung dịch X chứa x mol FeCl2 và x mol NaCl vào dung dịch chứa 4x mol AgNO3 thu được 53,85 gam kết tủa và dung dịch Y. Khối lượng chất tan có trong dung dịch Y là
	A. 37,77	B. 32,7	C. 38,019	D. 54,413
Câu 29: Dung dịch X chứa x mol Na2CO3 và y mol NaHCO3. Dung dịch Y chứa V mol HCl. Nếu nhỏ từ từ X vào Y thu được mol khí. Nếu nhỏ từ từ Y vào X thu được mol khí. Tìm tỉ lệ .
	A. 1:2	B. 2:3	C. 3:4	D. 4:5
Câu 30: E là este của axit glutamic và 2 ancol đồng đẳng no đơn chức mạch hở kế tiếp nhau có phần trăm khối lượng của cacbon là 55,30%. Cho 54,25 gam E tác dụng với 800ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là
	A. 47,75gam	B. 59,75 gam	C. 43,75 gam	D. 67,75 gam
Câu 31: Hỗn hợp A gòm CuSO4, Fe(SO4)3 có % khối lượng của S là 22%. Lấy 50 gam hỗn hợp hòa tan vào nước và cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được kết tủa của B. Lọc và nung B trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn D. Dẫn luồng khí Co dư đi qua D nung nóng đến phản ứng hoàn toàn ta được m gam chất rắn E. Giá trị của m là
	A. 20	B. 19	C. 17	D. 18
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân của nhau cần dung 4,704 lít khí CO2 và 3,24 gam K2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (My > MZ). Các thể tích khí đều ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a:b là
	A. 2:3	B. 2:1	C. 1:5	D. 3:2
Câu 33: Cho hỗn hợp A gồm FeO, CuO, Fe2O3, Fe3O4. A tác dụng vừa đủ với 540ml dung dịch HCl 1M. Cho hỗn hợp A qua khí NH3 vừa đủ, đốt nóng thu được V(l) khí sau phản ứng (không tính hơi nước). Tính V
	A. 1,792(l)	B. 2,24(l)	C. 2,016(l)	D. 2,464(l)
Câu 34: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm mantozo và saccarozo trong môi trường axit. Giả sử hiệu suất thủy phân mỗi chất là 80%. Hỗn hợp thu được sau khi trung hòa hết axit dư đêm phản ứng với AgNO3/NH3 dư thu được 90,72 gam kết tủa. Mặt khác m/2 gam X phản ứng vừa đủ với 750 ml dung dịch Brom 0,1M. Tìm m?
	A. 68,4g	B. 83,3625g	C. 85,4g	D. 75,24g
Câu 35: Nung nóng 5,4gam Al với 3,2 gam S trong môi trường không có không khí; phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X; cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được hỗn hợp khí Y. Đem đốt hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ V lít O2 (đktc) cần dùng là
	A. 11,2 lít	B. 5,6 lít	C. 13,44 lít	D. 2,8 lít
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam nước. Xà phòng hóa m gam X (hiệu suất = 90%) thu được khối lượng glixerol là
	A. 0,414 gam	B. 1,242 gam	C. 0,828 gam	D. 0,46 gam
Câu 37: Tripeptit M và tetrapeptit Q được tạo từ một amino axit X mạch hở (phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2). Phần trăm khối lượng nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là
	A. 12,58 gam	B. 4,195 gam	C. 8,389 gam	D. 25,167 gam
Câu 38: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe vó tỉ lệ khối lượng tương ứng 3:7 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,8m gam chất rắn, dung dịch X và 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc) gồn NO và N2O (không có sản phẩm khử khacs của N5+. Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 56,7 gam. Giá trị của m là
	A. 133 gam	B. 105 gam	C. 98 gam	D. 112 gam
Câu 39: Để hòa tan hết hỗn hợp X gồm Cr2O3, CuO, Fe3O4 cần vừa đủ 550 ml HCl 2M, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Một nửa dung dịch Y hòa tan hết tối đa 2,8 gam Ni. Cô cạn nửa dung dịch Y còn lại thu được bao nhiêu gam muối kha?
	A. 30,8 gam	B. 30,525 gam	C. 61,6 gam	D. 61,06 gam
Câu 40: Cho 3 muối nitrat X,Y,Z có số mol bằng nhau. Nhiệt phân hoàn toàn X, Z đều tạo chất rắn màu đen. Đem chất rắn đó cho vào dung dịch HCl dư thì thấy còn một lượng chất không tan. Nhiệt phân hoàn toàn Y thu được 1,7 (g) một chất rắn màu trắng. Nếu đem đốt chất rắn đó thì thấy ngọn lửa có màu tím. Khi điện phân dung dịch muối của X thì thu được kim loại không tan trong HCl. Tính tống thể tích khí tạo thành khi nhiệt phân cả 3 muối X, Y, Z
	A. 1,568(l)	B. 2,016(l)	C. 1,344(l)	D. 2,688(l)
Đáp án
1-A
6-D
11-D
16-B
21-D
26-A
31-C
36-D
2-C
7-D
12-A
17-D
22-D
27-C
32-C
37-C
3-B
8-C
13-D
18-A
23-C
28-B
33-C
38-C
4-D
9-B
14-D
19-B
24-C
29-B
34-B
39-B
5-B
10-C
15-C
20-C
25-C
30-B
35-B
40-B
Lời giải chi tiết
Câu 1: Chọn A
N-metylmetanamin có công thức là CH3NHCH3
Câu 2: Chọn C
Cách đọc tên thay thế: Chọn mạch C dài nhất chứa nhóm chức axit làm mạch chính. Đánh số thứ tự trên mạch chính bắt đầu từ C trong nhóm chức gần nhóm NH2 nhất. Axit- số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh + tên thay thế của axit cacboxylic.
Câu 3: Chọn B
S, Cu, CuS không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tuy nhiên lại có thể tác dụng với H2SO4 đặc nóng. Đối với FeS có thể tác dụng với cả H2SO4 loãng và đặc nóng.
Câu 4: Chọn D
Saccarozơ có nhiều trong cây mía và củ cải đường.
Câu 5: Chọn B
CTCT của tơ lapsan là: 
Câu 6: Chọn D
Phương trình điện phân: 
Trong quá trình điện phân,ion Na+ di chuyển về phía catot (cực âm) và ion Cl- di chuyển về phía anot (cực âm). Na+ có tính oxi hóa nên bị khử. Vật tại catot xảy ra sự khử ion Na+
Chú ý: Tổng quát với quá trình điện phân, tại catot diễn ra sự khử và tại anot diễn ra sự oxi hóa.
Câu 7: Chọn D
Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với hỗn hợp kim loại sau phản ứng có 1 chất rắn duy nhất còn lại chính là Ag.
PTHH
Cu + Fe2(SO4)3 CuSO4 + 2FeSO4
Fe + Fe2(SO4)3 3FeSO4
Câu 8:Chọn C
Các kết quả so sánh đúng là: (2); (3); (4).
Câu 9: Chọn B
Khi hòa tan CrO3 vào nước ta được hỗn hợp gồm 2 axit không thể tách rời là H2Cr2O7 và H2CrO4.
Câu 10: Chọn C
Các chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH – CO – là: tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein.
Câu 11: Chọn D
1. Sai. Xenlulozơ trinitrat: C6H7O2(ONO2)3 có %N=14,1%
2. Đúng. Xenlulozơ triaxetat: C6H7O2(OOCCH3)3 là tơ nhân tạo hay là tơ bán tổng hợp.
3. Sai. Đipeptit không có phản ứng với Cu(OH)2.
4. Sai. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng đồng trùng ngưng
5. Đúng.
Câu 12: Chọn A
B. Sai vì đốt Fe trong khí Cl2 không có tiếp xúc với chất điện li
C. Sai vì thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hóa
D. Sai vì kim loại có tính khử, nó bị oxi hóa thành ion dương.
Câu 13: Chọn D
Dung dịch A gồm Fe3+, Fe2+, H+, SO42-.
Nên dung dịch A có thể phản ứng được với tất cả các chất trong đáp án D
- Ở đáp án A có HCl không tham gia phản ứng với dung dịch A.
- Ở đáp án B có NH4Cl không tham gia phản ứng với dung dịch A.
- Ở đáp án C có (NH4)2SO4 không tham gia phản ứng với dung dịch A.
Câu 14: Chọn D
Các phát biểu đúng là: d,e.
Câu 15: Chọn C
CO2 + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
CO2 + 2NaOHdu → Na2CO3 + H2O
CO2+Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3
CO2 + NaClO → NaHCO3 + HClO
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
CO2 + 2CaOCl2 + H2O → CaCO3 → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO
Câu 16: Chọn B
Tập hợp có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch là: (2)
(1)Không tồn tại được vì có phản ứng
 + → NH3 + H2O
(3) Không tồn tại vì có phản ứng
(4) Không tồn tại vì có phản ứng
(5) Không tồn tại vì không cân bằng điện tích
Câu 17: Chọn D
Ta có E: NaCl; D: CH3CHO; B: CH2(OH)COONa; F: CH3COOH; G: Cl2; H: H2; I:HCl; K: CH2(Cl)COOH
Chú ý: Phản ứng (3) là phản ứng điện phân dung dịch. Các phản ứng còn lại không phức tạp tuy nhiên để làm bài này ta phải thử các đáp án và các trường hợp của các chất chưa xác định mới tìm đáp án đúng.
Câu 18: Chọn A
B: Khí màu nâu – hóa nâu trong không khí (NO)
C: CuO màu đen, Cu màu đỏ
D: Xuất hiện kết tủa màu xanh sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch phức màu xanh đậm
Câu 19: Chọn B
Morphine (C17H19NO3): có trong cây thuốc phiện, có tác dụng làm mất cảm giác đau đớn, gây nghiện.
Amphetamine (C9H13N): chất kích thích hệ thần kinh, sẽ gây nghiện, rối loạn thần kinh nếu dùng thường xuyên.
Câu 20: Chọn C
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Ta có: Khối lượng thanh sắt tăng lên 3,2g
→64a – 56a = 3,2 → a=0,4mol → 
Câu 21: Chọn D
Các trường hợp tên phù hợp với công thức là (1); (4)
Câu 22: Chọn D
Câu 23: Chọn C
Các phát biểu đúng là: (2); (4); (5)
Câu 24: Chọn C
Các cặp chất xảy ra phản ứng là: (1); (2); (3); (5); (6); (7); (8); (9); (11); (12)
Câu 25: Chọn C
nCu = 0,075(mol); 
Ta có phản ứng:
→ Cu phản ứng hết, dư=0,05 (mol)
Vậy nNaOH = 0,075.2 + 0,05 = 0,2(mol) → V=200ml
Câu 26: Chọn A
Cho x=3; y=17 → nFe=nAl = =1,5 (mol)
Khi cho AgNO3 vào dung dịch Z thì tạo thành chất rắn do có phản ứng 
Gọi nAg = a. Bảo toàn e từ đầu đến cuối cùng ta có:
3nFe + 3nAl = nAg + nelectron mà N trao đổi
→ nelectron mà N trao đổi = 9 – a(mol)
Dung dịch cuối cùng có Fe(NO3)3; Al(NO3)3 trong đó có a mol do muối AgNO3 cung cấp.
Bảo toàn nguyên tố N ta có: =nN trong khí + nN trong muối = x(9-a) + (9-a)
Trong đó x là tỉ lệ giữa số nguyên tử N trong phân tử khí và số e mà một phân tử khí trao đổi.
Có 0 < a < 1,5 → 
Dễ thấy chỉ có x=1 thỏa mãn
→a=0,5 →m = 54 = 
Câu 27: Chọn C
= 0,12 (mol) → V = 240 (ml)
Câu 28: Chọn B
Kết tủa thu được gồm x mol Ag và 3x mol AgCl
→ 108x + 143,5.3x = 53,85 → x = 0,1(mol)
Trong dung dịch Y còn x mol NaNO3 và x mol Fe(NO3)3. Vậy m=32,7(g)
Câu 29: Chọn B
+ Thí nghiệm 1: Nhỏ X vào dung dịch chứa lượng dư HCl
Ta có hình vẽ (1)
+ Thí nghiệm 2: Nhỏ dung dịch chứa lượng dư vào dung dịch X
Ta có hình vẽ (2)
+ Ta ghép (1) và (2) với lượng HCl đi từ 0 đến rất dư
+ Vì đề bài cho 2 thí nghiệm đều tạo khí với lượng dung dịch Y như nhau
 Ta có hình vẽ mới sau khi bổ sung V mol HCl
Sử dụng nguyên tắc: XÉT TAM GIÁC NHỎ VÀ TAM GIÁC LỚN NHẤT CÙNG PHÍA
Ta có 2 tỉ lệ sau:
Câu 30: Chọn B
Gọi công thức chung của 2 ancol là → =Maxit glutamic + = 147 + 28 
nNaOH = 0,8(mol)
 chất rắn gồm 0,25 mol muối natri glutamate và 0,3 mol NaOH dư.
Câu 31: Chọn C
 ion trong kim loại (A)
%mS = 22% →%mSO4 = 66%
→%mion kim loại trong A = 34%
Vây m=17(g)
Câu 32: Chọn C
→2 este đều no, đơn chức, mạch hở
→trong mỗi este có 2 nguyên tử O.
Bảo toàn nguyên tố O ta có:
 = nKOH phản ứng
 nKOH dư = 0,05(mol)
Chất rắn thu được gồm muối khan và KOH dư
→mmuối = 5,18(g) → muối = 86,33
Mà este có 3 C nên 2 muối chỉ có thể là HCOOK (b mol) và CH3COOK (a mol)
Câu 33: Chọn C 
Khí thoát ra là N2:
→V=0,09.22,4=2,026(l)
Câu 34: Chọn B
Gọi số mol Man và Sac trong m gam X lần lượt là a,b;
Theo bài ra ta có: 
= 90,72 (mantozơ dư vẫn tráng bạc)
nmantozơ trong m/2 gam X: 0,75.0,1 = 0,075 (mol)
 a = 0,15 (mol)
b = 0,09375 /9mol)
 m = (0,09375 + 0,15).342 = 8303625(gam)
Câu 35: Chọn B
 Gọi số mol O2 phản ứng là x.
Bảo toàn electron ta có:
Câu 36: Chọn D
Chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó) nên số lien kết pi trong X là 3
→nGlixerol = nX = 0,005 mol
→ mGlixerol = 0,46 gam
Câu 37: Chọn C
MX = 75 → X: H2NCH2COOH
→ M: C6H11O4N3; Q: C8H14O5N4
Sau khi thủy phân ta thu được: nM = 0,005 (mol); nđipeptit = 0,035 (mol); nX=0,05 (mol)
→Tổng số mol gốc X là: 3.0,005 + 2.0,035 + 0,05 = 0,135 (mol)
→nM=nQ=
Vậy m = 8,389 (g) 
Câu 38: Chọn C
 nkhí = 0,15 (mol); =0,9(mol).
Đặt nNO x (mol); = y(mol) → x + y = 0,15
Sau phản ứng còn 8,0m gam chất rắn nên mới có 0,2m gam là Fe phản ứng. Vì kim loại còn dư nên sản phẩm cuối cùng sau phản ứng là muối Fe(II)
Bảo toàn nguyên tố N ta lại có :
→ 4x + 10y = 0,9 phản ứng = 0,35 (mol)
→ mFe phản ứng = 0,2m = 19,6 (g).
Câu 39 : Chọn B
Gọi số mol của Cr2O3 ; CuO và Fe3O4 lần lượt là a, b,c (mol)
→ Dd Y có 2a mol CrCl3 ; b mol CuCl2 ; c mol FeCl2 ;
Cho chất rắn màu đen X là Cu(NO3)2.
Muối Z nhiệt phân cho chất rắn màu đen và không tan trong HCl dư Z là AgNO3.
Cu(NO3)2 CuO + 2NO2 + O2
 0,02 0,04 0,01
KNO3 KNO2 + O2
0,02 0,02 0,01
AgNO3 Ag + NO2 + O2
0,02 0,02 0,01
Tổng mol khí thu được sau nhiệt phân là:
 n = 0,04 + 0,01 + 0,01 + 0,02 + 0,01mol = 0,09 mol →V = 2,016 (l)
Câu 40: Chọn B
Muối Y đốt cháy có ngọn lửa màu tím Y là khí KNO3
Muối X khi điện phân cho kim loại đứng sau H và nhiệt phân
Tổng hợp kiến thức lý thuyết và phương pháp có trong đề
LÝ THUYẾT
Tên gọi của các amin và amino axit
Các tính chất chung của kim loại
Tính chất của amin và cacbohiđrat
Cách điều chế kim loại bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân.
BÀI TẬP
Bài tập dạng cho từ từ CO2 vào dung dịch axit và ngược lại.
Bài tập tính khối lượng muối thu được khi cho kim loại tác dụng với HNO3.
 mMuối = 
Sử dụng các định luật bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng để giải các bài tập.
Đối với các bài tập nhiệt phân muối sử dụng PTHH và các phương pháp bảo toàn để giải.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_so_1_mon_hoa_hoc_nam_2017_co_dap_an.doc