Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học lớp 12 năm 2017 lần 1 - Mã đề thi 903

pdf 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học lớp 12 năm 2017 lần 1 - Mã đề thi 903", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học lớp 12 năm 2017 lần 1 - Mã đề thi 903
 Sinh 903 3/3/2017. Trang 1 / 4 
 ĐÊ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2017 
MÔN : SINH HỌC – LỚP 12 
Thời gian bàm bài : 50 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Mã đề thi : 903 
Chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
Câu 81. Bộ ba nào dưới đây là bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin) làm nhiệm vụ báo hiệu kết thúc việc 
tổng hợp prôtêin? 
 A. UAA, UAG, UGA. B. AUA, AUG, UGA. C. UAA, UGA, UXG. D. UAX, AXX, UGG. 
Câu 82. Vùng điều hoà của gen cấu trúc là vùng 
 A. mang thông tin mã hoá các axit amin. 
 B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã. 
 C. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin. 
 D. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. 
Câu 83. Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao 
nhiêu nhiễm sắc thể? 
 A. 42 B. 15 C. 17 D. 21 
Câu 84. Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì: 
 A. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã thông tin di truyền đặc trưng cho 
loài 
 B. sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã thông tin di truyền khác nhau. 
 C. với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin. 
 D. có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã 
tạo ra bản mật mã thông tin di truyền đặc trưng cho loài. 
Câu 85. Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính 
 A. chỉ mang gen quy định giới tính mà không mang gen quy định tính trạng thường. 
 B. tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục của cơ thể. 
 C. của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX. 
 D. chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia. 
Câu 86. Điểm khác nhau trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là: 
 (1) nhân đôi ở sinh vật nhân thực có nhiều loại enzim tham gia hơn. 
 (2) ở sinh vật nhân thực, có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi trên mỗi phân tử ADN, còn ở sinh vật nhân sơ chỉ có 
một điểm. 
(3) mạch ADN mới của sinh vật nhân thực được hình thành theo chiều 5'-3' còn ở sinh vật nhân sơ là 3'-5'. 
(4) nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân sơ diễn ra trong nhân. 
(5) sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN, còn ở sinh vật nhân 
sơ chỉ xảy ra trên một phân tử ADN. 
Phương án đúng là: 
 A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 5. C. 2, 4, 5. D. 2, 3, 4. 
Câu 87. Cho một đoạn phân tử ADN có cấu trúc như sau 
3’ ... TAX AXX GGX XAA TXA... 5’ 
5’ ... ATG TGG XXG GTT AGT ... 3’ 
Do đột biến làm mất 2 cặp nuclêôtit số 4 và 10 (các vị trí gạch chân). Xác định trình tự nuclêôtit trên mARN do 
gen đột biến tổng hợp. 
 A. 5’ ... UAX XXG GXA AUX ...3’ B. 5’ ... AUG GGX XGU UAG ...3’ 
 C. 3’ ... AUG GGX XGU UAG ...5’ D. 3’ ... UAX XXG GXA AUX ...5’ 
Câu 88. Cho đoạn prôtêin có cấu trúc axitamin như sau: 
... Lơxin - Axit glutamic – Xêrin – Alanin ... 
Biết rằng: Lơxin do UUA quy định; Xêrin do UXU quy định; Alanin do GXX quy định; Axit glutamic do GAG 
quy định. 
Xác định cấu trúc đoạn mARN tổng hợp đoạn prôtêin trên? 
 A. ... 3’ AAT XTX AGA XGG 5’... B. ... 5’ AAT XTX AGA XGG 3’... 
 C. ... 3’ UUA GAG UXU GXX 5’... D. ... 5’ UUA GAG UXU GXX 3’... 
Câu 89. Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. 
Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử 
không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là 
A. 1/8. B. 1/4. C. 1/16. D. 1/2. 
 Sinh 903 3/3/2017. Trang 2 / 4 
Câu 90. Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu 
bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa 14N thì các tế bào 
vi khuẩn E.coli này sau 4 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa 14N? 
 A. 90 B. 42 C. 24 D. 18 
Câu 91. Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung 
gian khác nhau giữa tím và đỏ tuỳ thuộc vào 
 A. nhiệt độ môi trường B. hàm lượng phân bón C. cường độ ánh sáng D. độ pH của đất 
Câu 92. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình 
thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, khả năng họ sinh ra 
được đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu? 
 A. 100% B. 25% C. 75% D. 50% 
Câu 93. Một cơ thể có kiểu gen AABbDd, giảm phân bình thường, tối đa tạo được bao nhiêu loại giao tử 
 A. 8 B. 2 C. 6 D. 4 
Câu 94. Ở một loài thực vật, mỗi gen qui định 1 tính trạng, gen trội qui định tính trạng trội hoàn toàn. Một cơ 
thể có kiểu gen trong đó khoảng cách giữa A và B là 20cM. Quá trình phát sinh giao tử không có hiện tượng 
đột biến phát sinh. Tỉ lệ giao tử Ab được tạo ra là 
 A. 30% B. 20% C. 10% D. 40% 
Câu 95. Xét một cá thể đực có kiểu gen AabbDd
eg
EG
. Khi 150 tế bào của cơ thể này tham gia giảm phân tạo 
giao tử, trong các giao tử tạo ra, giao tử abDEg chiếm tỉ lệ 2%.Số tế bào đã xảy ra hoán vị gen là: 
 A. 48 B. 30 C. 36 D. 24 
Câu 96. Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo bao nhiêu dòng thuần về 2 gen trội ở thế hệ sau? 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 97. Cho 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb, giảm phân không có hiện tượng trao đổi chéo và đột biến xảy 
ra, tỉ lệ giao tử có thể tạo ra là 
 (1) 1:1:1:1 (2) 1:1 (3) 2:2:1:1 (4) 1:3 
Có bao nhiêu tỉ lệ đúng? 
 A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 98. Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể 
Ab
aB
 tự thụ phấn. Biết 
trong quá trình giảm phân có xảy ra hoán vị gen với tần số f = 40% ở cả hai giới. Tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả đỏ 
ở thế hệ sau là 
 A. 1% B. 24% C. 16% D. 21% 
Câu 99. Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với 
bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Nếu cho F1 lai với nhau thì tỉ lệ bí quả tròn dị 
hợp xuất hiện là 
 A. 3/8. B. 1/8. C. 2/3. D. 1/4. 
Câu 100. Ở người, nhóm máu A, B, O, AB do 3 alen IA, IB, IO qui định. Biết rằng 2 alen IA, IB là đồng trội so với 
alen I
O
. Mắt nâu là trội hoàn toàn so với mắt xanh, thuận tay phải là trội hoàn toàn so với thuận tay trái. Gen qui 
định các tính trạng trên nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Chồng nhóm máu A, thuận tay phải, mắt nâu 
lấy vợ nhóm máu B, thuận tay phải, mắt nâu sinh con đầu lòng có nhóm máu O, thuận tay trái, mắt xanh. Xác 
suất đứa con thứ hai có kiểu hình không giống bố và mẹ là bao nhiêu? 
 A. 14/32 B. 23/32 C. 6/32. D. 18/32 
Câu 101. Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Người chồng tóc xoăn có bố, mẹ 
đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng; người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng. Tính theo lí thuyết 
thì xác suất cặp vợ chồng này sinh được một gái tóc xoăn là 
 A. 5/12. B. 3/8 C. 1/4. D. ¾ 
Câu 102. Theo định luật Hacdi-Vanbec, các quần thể sinh vật ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng 
di truyền? 
 1. 0,64 AA : 0,04 Aa : 0,32 aa. 2. 100% Aa. 3. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. 
 4.0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa. 5. 100% aa. 6. 100% AA. 
 A. 2, 5, 6. B. 1, 4, 5, 6. C. 2, 3, 4, 6. D. 3, 5, 6. 
Câu 103. Một gen gồm 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 kiểu hình khác nhau. Cho rằng tần số các alen bằng 
nhau, sự giao phối là tự do và ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho các chỉ tiêu kinh tế mong muốn. Số cá thể 
chọn làm giống trong quần thể chiếm tỉ lệ 
 Sinh 903 3/3/2017. Trang 3 / 4 
 A. 4/9. B. 1/3. C. 1/9. D. 2/9. 
Câu 104. Ở cừu, gen D quy định lông dài trội hoàn toàn so với gen d quy định lông ngắn . Khi kiểm tra một 
quần thể cừu, người ta phát hiện cừu lông ngắn chiếm 1%, giả sử quần thể cừu có 50000 con và đã đạt được 
trạng thái cân bằng di truyền. Số cừu lông dài thuần chủng là 
 A. 25000. B. 49500. C. 15000. D. 40500. 
Câu 105. Một quần thể có 300 cá thể đực có kiểu gen AA; 200 cá thể cái có kiểu gen Aa; 300 cá thể cái có kiểu 
gen aa. Sau một số thế hệ ngẫu phối quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. Khi đó, cấu trúc di truyền của 
quần thể là 
 A. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. 
 C. 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa. D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. 
Câu 106. Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi, cây trồng là 
 A. thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lí gây đột biến. 
 B. làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng. 
 C. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống. 
 D. làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể. 
Câu 107. Kết quả nào dưới đây không phải do tự thụ phấn và giao phối gần đem lại? 
 A. Tạo ra dòng thuần chủng. B. Tạo ưu thế lai. 
 C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm. D. Hiện tượng thoái hóa giống. 
Câu 108. Một người có 48 NST trong tế bào, gồm 45 NST thường, NST 21 gồm 3 chiếc giống nhau, NST giới 
tính gồm 3 chiếc trong đó có 2 chiếc giống nhau. Kết luận nào sau đây đúng? 
 A. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphento. 
 B. Người này là nữ, vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X. 
 C. Người này là nam, vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X. 
 D. Người này là nam, vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphento. 
Câu 109. Ở người có bộ NST 2n = 46. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp NST giới tính (số 
23) không phân li tạo giao tử không chứa nhiễm sắc thể X. Giao tử này kết hợp với giao tử đực chứa 1 chiếc 
nhiễm sắc thể X sẽ tạo ra thể đột biến là 
 A. Hội chứng Tơcno B. Hội chứng siêu nữ C. Hội chứng Đao D. Hội chứng Claiphento 
Câu 110. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là 
 A. chúng sinh ra con bất thụ. B. chúng có hình thái khác nhau. 
 C. chúng không cùng môi trường. D. chúng cách li sinh sản với nhau. 
Câu 111. Tiến hoá nhỏ là quá trình 
 A. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. 
 B. hình thành các nhóm phân loại trên loài. 
 C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. 
 D. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. 
Câu 112. Có hai giống lúa: một giống mang gen kháng bệnh A, một giống mang gen kháng bệnh bệnh B, hai 
gen này nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau. Hãy nêu phương pháp hiệu quả nhất để tạo ra giống lúa luôn có 
2 đặc tính đó? 
 A. Cho lai rồi gây đột biến chuyển đoạn. B. Cho lai rồi gây đột biến gen. 
 C. Cho lai rồi gây đột biến lặp đoạn. D. Gây đột biến nhân tạo ở mỗi giống. 
Câu 113. Cho sơ đồ phả hệ sau: 
Bệnh P và bệnh Q đều do 1 gen có 2 alen quy định. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra ở tất cả các thế hệ 
trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? 
(1) Những người không mắc bệnh đều có kiểu gen dị hợp. 
 Sinh 903 3/3/2017. Trang 4 / 4 
(2) Có 4 người không thể xác định được chính xác kiểu gen. 
(3) Người II.5 và II.7 có kiểu gen giống nhau. 
(4) Xác suất cặp vợ chồng II.7 – II.8 sinh con không mang alen gây bệnh là 16/27. 
 A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. 
Câu 114. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là 
 A. đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này. 
 B. phát hiện được vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. 
 C. giải thích được sự hình thành loài mới. 
 D. giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi. 
Câu 115. Đối với tiến hoá, đột biến gen có vai trò tạo ra các 
 A. kiểu gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. 
 B. gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. 
 C. kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. 
 D. alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp cho chọn lọc. 
Câu 116. Vốn gen của quần thể giao phối có thể được làm phong phú thêm do 
 A. chọn lọc tự nhiên đào thải những kiểu hình có hại ra khỏi quần thể. 
 B. thiên tai làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể. 
 C. sự giao phối của các cá thể có cùng huyết thống hoặc giao phối có chọn lọc. 
 D. các cá thể nhập cư mang đến quần thể những alen mới. 
Câu 117. Hiện tượng nào sau đây nhanh chóng hình thành thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí? 
 A. Lai xa khác loài. B. Dị đa bội hoá. C. Tự đa bội hoá. D. Đột biến NST. 
Câu 118. Cho các phát biểu sau: 
(1) CLTN quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể 
(2) CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen từ đó làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. 
(3) CLTN tác động lên kiểu hình của cá thể qua đó tác động lên lên kiểu gen và các alen từ đó làm thay đổi 
thành phần kiểu gen của quần thể. 
(4) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác 
nhau trong quần thể. 
 Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu đúng? 
 A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 
Câu 119. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây? 
 A. Ðêvôn. B. Cacbon (Than ðá). C. Krêta (Phấn trắng). D. Silua. 
Câu 120. Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là: 
 A. Tay người không chỉ là cơ quan mà còn là sản phẩm của quá trình lao động. 
 B. Tiếng nói con nguời đã phát sinh từ nhu cầu trao đổi kinh nghiệm trong quá trình lao động. 
 C. Lao đông đã làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật. 
 D. Quá trình phát sinh loài người bắt đầu từ cuồi kỷ thứ tư thuộc đại Tân Sinh. 
 ------------------------------------------ Hết ------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_THU_THPT_QUOC_GIA_MON_SINH.pdf