Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học lớp 12 năm 2016 lần 1 - Mã đề 126 - Trường THPT Đường An

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học lớp 12 năm 2016 lần 1 - Mã đề 126 - Trường THPT Đường An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học lớp 12 năm 2016 lần 1 - Mã đề 126 - Trường THPT Đường An
SỞ GD &ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LỚP 12 LẦN 1 NĂM 2016
TRƯỜNG THPT ĐƯỜNG AN MÔN : SINH HỌC
 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ CHÍNH THỨC
 ( Đề này gồm 50 câu,07 trang)
MÃ ĐỀ 126
Họ, tên thí sinh...........................................................................
Số báo danh................................................................................
Câu 1: Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai: AaBbDD x aaBbDd thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 50% B. 37,5% C. 87,5% D. 12,5%
Câu 2: Một gen có 2 alen, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể là
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 3: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối với bản thân sinh vật?
A. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp quần thể sinh vật đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
B. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có sự mềm dẻo về kiểu gen để thích ứng.
C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.
D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi.
Câu 4: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”?
A. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau.
B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm.
C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm.
D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm.
Câu 5. Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là
A. đấu tranh sinh tồn.
B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
C.đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
Câu 6: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:
A. biến động theo chu kì ngày đêm.	B. biến động theo chu kì mùa.
C. biến động theo chu kì nhiều năm.	D. biến động theo chu kì tuần trăng.
Câu 7. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:
A.vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ cây họ Đậu
B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ
D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 8. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.
(3) Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
(4) Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây ?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
Câu 10. Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân là
A. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân đột biến.
B. có khả năng nhân đôi và phiên mã.
C. luôn tồn tại thành từng cặp alen.
D. chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 11. Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI với số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến
 I
 II
 III
 IV
 V
 VI
Số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng
 48
 84
 72
 36
 60
 25
Trong các thể đột biến trên có bao nhiêu thể đa bội lẻ?
A. 1. B.2. C. 3. D. 4.
Câu 12. Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin D. Xitôzin
Câu 13. Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây:
Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả
A. kì giữa của giảm phân II. B. kì giữa của giảm phân I.
C. kì giữa của nguyên phân. D. kì đầu của giảm phân I.
Câu 14. Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, thu được đời con gồm phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là
A. thể một. B. thể ba. C. thể tam bội. D. thể tứ bội.
Câu 15. Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. Abb và B hoặc ABB và b. B. ABb và A hoặc aBb và a.
C. ABB và abb hoặc AAB và aab. D. ABb và a hoặc aBb và A.
Câu 16. Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này
A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
Câu 17. Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 10 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 3 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 1%. B. 0,5%. C. 0,25%. D. 2%.
Câu 18. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp NST, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp NST. Theo lí thuyết , các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 64. B. 108. C. 144. D. 36.
Câu 19. Khi nói về quy luật di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các cặp tính trạng.
B. Gen trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ.
C. Sự phân li độc lập của các gen làm giảm biến dị tổ hợp.
D. Sự liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp.
Câu 20. Alen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Alen D bị đột biến mất một cặp A - T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 1799; G = X = 1200 B. A = T = 1800; G = X = 1200
C. A = T = 1199; G = X = 1800 D. A = T = 899; G = X = 600
Câu 21. Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể lớn và nhỏ tương ứng trong tế bào sinh dưỡng là
A. 26 và 13 B. 26 và 26 C. 13 và 13 D. 13 và 26
Câu 22. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả bầu dục; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen d quy định quả chua, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây quả bầu dục, hoa vàng, quả chua chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2, cây quả tròn, hoa đỏ, quả ngọt chiếm tỉ lệ
A. 54,0%. B. 66,0%. C. 16,5%. D. 49,5%.
Câu 23. Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.
B. Liên kết gen luôn làm tăng biến dị tổ hợp.
C. Số nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó.
D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể luôn di truyền cùng nhau.
Câu 24. Trong quá trình giảm phân bình thường hình thành giao tử đực ở 300 tế bào sinh tinh có kiểu gen , có 132 tế bào xảy ra trao đổi chéo. Tần số hoán vị gen trong trường hợp này là
A. 12% B. 22% C. 32% D. 30%
Câu 25. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?
A. AaBB × aaBb. B. Aabb × aaBb.
C. AABB × Aabb. D. AaBb × aaBb.
Câu 26. Ở ruồi giấm , alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng.
Thực hiện phép lai (P): XDXd x XDY thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 1,25% B. 3,75% C. 2,5% D. 7,5%
Câu 27. Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen.
Có bao nhiêu nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 28. Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh. B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
Câu 29. Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu 30. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là
	A. 7/15	B. 4/9	C. 29/30	D. 3/5
Câu 31. Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cỏ sống trong rừng Cúc Phương.
B. Tập hợp mèo sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau ở Nhật Bản.
C. Tập hợp thông nhựa sống trên một quả đồi ở Côn Sơn, Hải Dương.
D. Tập hợp cá sống trong một cái ao.
Câu 32: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diêt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?
(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.
(4) Không gây ô nhiễm môi trường.
A. (3) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (2). D. (1) và (4).
Câu 33. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
Câu 34. Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. châu chấu và sâu. B. rắn hổ mang và chim chích.
C. rắn hổ mang. D. chim chích và ếch xanh.
Câu 35. Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật sản xuất. B. Động vật ăn thực vật.
C. Động vật ăn thịt. D. Sinh vật phân hủy.
Câu 36. Bên cạnh những tác động của ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật gây ra diễn thế sinh thái. Nhóm loài sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế là
A. nhóm loài ngẫu nhiên. B. nhóm loài đặc trưng.
C. nhóm loài thứ yếu. D. nhóm loài ưu thế.
Câu 37. So với hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo
A. ổn định hơn do con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
B. là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
C. có khả năng tự điều chỉnh cao hơn.
D. có độ đa dạng sinh học thấp hơn.
Câu 38. Cho các hoạt động của con người:
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 39. Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi côđon mã hóa aa này thành côđon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì côđon AAA và AAG cùng mã cho Lizin, AAX và AAU cùng mã cho Asparagin)
A. 1	B. 2	C. 3	 D. 4
Câu 40. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do nhiều gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm. Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất có chiều cao 120cm, thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 7 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cây có chiều cao 130cm ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 1/64. B. 3/32. C. 9/64 D. 15/64.
Câu 41. Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa. Tần số alen A và alen a của quần thể này lần lượt là
A. 0,5 và 0,5. B. 0,7 và 0,3. C. 0,4 và 0,6. D. 0,2 và 0,8.
Câu 42. Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng. Quần thể nào sau đây chắc chắn ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.
B. Quần thể gồm 75% các cây hoa màu đỏ và 25% các cây hoa màu trắng.
C. Quần thể gồm 50% các cây hoa màu đỏ và 50% các cây hoa màu trắng.
D. Quần thể gồm tất cả các cây có hoa trắng.
Câu 43. Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. Sau một thế hệ ngẫu phối thu được F1, từ F1 người ta cho tự thụ phấn bắt buộc qua hai thế hệ thu được F3. Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể này ở F3 là:
A. 0,375AA : 0,050Aa : 0,575aa. B. 0,34AA : 0,12Aa : 0,54aa.
C. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. D. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa.
Câu 44. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo.
B. Ưu thế lai có thể biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
C. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng để làm thương phẩm.
D. Ưu thế lai chỉ biểu hiện ở phép lai thuận.
Câu 45. Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta không sử dụng những cấu trúc nào sau đây làm thể truyền?
(1) Plasmit. (2) ARN. (3) Ribôxôm. (4) ADN thể thực khuẩn.
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (4).
Câu 46. Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
(2) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
(3) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
(4) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(5) Tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ.
Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng công nghệ gen?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 47. Ở người, bệnh nào sau đây do alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định?
A. Ung thư máu. B. Máu khó đông. C. Bạch tạng. D. Phêninkêto niệu.
Câu 48. Cho biết một số bệnh, tật và hội chứng di truyền ở người:
(1) Tật có túm lông trên vành tai. (2) Hội chứng Đao. 
(3) Bệnh mù màu đỏ - xanh lục. (4) Bệnh phêninkêto niệu. 
(5) Bệnh bạch tạng. (6) Hội chứng Tơcnơ. (7) Bệnh ung thư máu.
Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền là do đột biến gen?
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 49. Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li trước hợp tử?
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (3), (4). D. (1), (2).
Câu 50. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5' UAX3'. B. 5' UGX3' . C. 5' UGG3'. D. 5' UGA3'.
 .................Hết..................
 ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm)
 Giáo viên phản biện Giáo viên ra đề
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_THPT_QUOC_GIA_2017.doc