SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian giao đề Câu 1: Giả sử trong điều kiện của định luật Hacdi – Vanbec, quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa, sau một thế hệ ngẫu phối thì quần thể 1. đạt trạng thái cân bằng di truyền; 2. phân li thành hai dòng thuần ; 3. giữ nguyên tỉ lệ kiểu gen 4. tăng thêm tính đa hình về kiểu hình; 5. có tần số là : A = 0,5 , a = 0,5; 6. có cấu trúc là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa Số kết luận không đúng là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 2: Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là: A. Tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần. B. Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần. C. Thành phần kiểu gen không thay đổi. D. Tần số các alen không thay đổi. Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa chủ yếu là do: A. . Sự không tương hợp giữa hai bộ gen ảnh hưởng tới sự bắt cặp của các NST trong giảm phân B. Sự không phù hợp giữa nhân và tế bào chất của hợp tử C. Hai loài bố mẹ có số lượng và hình thái NST khác nhau D. Bộ NST ở con lai là số lẻ ví dụ như ngựa cái lai với lừa đực tạo ra con là 2n=63 Câu 4: Xét một kiểu gen Aa ở một quần thể tự thụ phấn, ở thế hệ thứ 3, tần số của các kiểu gen đồng hợp và dị hợp là: A. Aa=0,125; AA=aa= 0,4375 B. Aa=0,8; AA=aa= 0,1 C. Aa=aa=0,4375; AA= 0,125 D. Aa=0,5; AA= aa=0,25 Câu 5: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội lặn là hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDd. Số kiểu tổ hợp giao tử, số kiểu gen và số kiểu hình xuất hiện ở F1 lần lượt là: A. 32, 27và 8 B. 64, 27 và 8 C. 32, 18 và 16 D. 32, 18 và 8 Câu 6: Cơ quan thoái hoá là cơ quan A. Phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới C. Thay đổi chức năng D. Biến mất hoàn toàn Câu 7: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là: A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định B. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột C. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể D. Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá. Câu 12: Nói về sự trao đổi chéo giữa các NST trong giảm phân, nội dung nào sau đây đúng? A. Trên cặp NST tương đồng hiện tượng trao đổi chéo luôn luôn xảy ra B. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân đã phân bố lại vị trí các gen trong bộ NST C. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa hai crômatit khác nhau của các cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I D. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các cặp NST tương đồng khác nhau ở kì đầu của giảm phân. Câu 13: Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX. Xét 3 gen, trong đó: gen thứ nhất có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ hai có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y; gen thứ ba có 4 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X,Y. Tính theo lý thuyết, loài động vật này có tối đa bao nhiêu kiểu gen về ba gen nói trên? A. 54 B. 378 C. 180 D. 126 Câu 14: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con lông xám nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Cho chuột lông đen và lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn chuột lông xám nâu. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau thì sự phân li kiểu hình ở F2 như thế nào? A. 12 lông xám nâu : 3 lông đen : 1 lông trắng. B. 9 lông xám nâu : 4 lông đen : 5 lông trắng. C. 9 lông xám nâu : 3 lông đen : 4 lông trắng. D. 9 lông xám nâu : 1 lông đen : 1 lông trắng. Câu 15: Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 6 nhóm gen liên kết. Thể một của loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là: A. 6 B. 11 C. 23 D. 22 Câu 16: Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh ung thư máu là: A. 47 B. 23 C. 45 D. 46 Câu 17: Hiện tượng các loài khác nhau trong điều kiện sống giống nhau mang những đặc điểm giống nhau được gọi là: A. Sự tương đồng tính trạng B. Sự phân hoá tính trạng C. Sự đồng qui tính trạng D. Sự phân li tính trạng Câu 18: Một loài thực vật có số nhiễm sắc thể trong tế bào nội nhũ bằng 18. Số thể ba kép có thể được tìm thấy trong quần thể của loài trên là bao nhiêu? A. 15 B. 20 C. 66 D. 36 Câu 19: Một quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec có 300 cá thể, biết tần số tương đối của alen A=0,3; a=0,7. Số lượng cá thể có kiểu gen Aa là: A. 126 cá thể. B. 63 cá thể. C. 147 cá thể. D. 90 cá thể. Câu 20: Để phát hiện một gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, trên nhiễm sắc thể giới tính hay trong tế bào chất, người ta dùng phép lai nào sau đây? A. Lai thuận nghịch. B. Tự thụ phấn ở thực vật. C. Giao phối cận huyết ở động vật. D. Lai phân tích. Câu 21: Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật biến đổi gen? A. Chuối nhà có nguồn gốc từ chuối rừng 2n. B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng. C. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Pentunia. D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai? A. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào số lượng alen trội có mặt trong kiểu gen. B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. C. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ. D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. Câu 23: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử abXe được tạo ra từ cơ thể này là: A. 5,0% B. 7,5% C. 10,0% D. 2,5% Câu 24: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những phát biểu sau: (1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản. (2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit của phân tử mARN. (3) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn. (4) Trong quá trình phiên mã, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa. (5) Trong quá trình nhân đôi ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới được tổng hợp. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng? A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 25: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu, có các phát biểu sau đây: (1) Bệnh phêninkêto niệu là bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra do đột biến gen. (2) Bệnh phêninkêto niệu do enzim không chuyển hóa được pheninalanin thành tirôzin. (3) Người bệnh phải ăn kiêng hoàn toàn pheninalanin. (4) Pheninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 26: Cho các phát biểu sau: (1) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit. (2) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi polipeptit mà gen đó tổng hợp. (3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’. (4) Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu sai? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 27: Ở người, gen quy định mù màu đỏ lục nằm trên NST X, không có alen trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, họ có người con trai bị bệnh mù màu đỏ lục. Xác suất họ sinh đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu là A. 50% B. 75% C. 12,5% D. 25% Câu 28: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng: A. Đều có sự tiếp xúc của các enzim ADN pôlimeraza, enzim ligaza B. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung C. Thực hiện trên toàn bộ phân tử AND D. Cả hai quá trình trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần Câu 29: Quần thể ngẫu phối nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. B. 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. C. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. D. 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa. Câu 30: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau: (1) Ung thư máu. (2) Hồng cầu hình liềm. (3) Bạch tạng. (4) Claiphentơ. (5) Dính ngón tay 2 và 3. (6) Máu khó đông. (7) Tơcnơ. (8) Đao. (9) Mù màu. Những thể đột biến lệch bội là: A. (1), (4), (8). B. (4), (7), (8). C. (2), (3), (9). D. (4), (5), (6). Câu 31: Một gen có chiều dài 5100 Å và có 3.900 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nu của gen nói trên là: A. A = T = 720, G = X = 480 B. A = T = 900, G = X = 60 C. A = T = 600, G = X = 900 D. A = T = 480, G = X = 720 Câu 32: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầulòng mang alen gây bệnh ở trạng thái dị hợp tử của cặp vợ chồng III.14 – III.15 là A. B. C. D. Câu 33: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ: A. 0,25% B. 0,5% C. 2% D. 1% Câu 34: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở: A. Thực vật B. Động vật C. Động vật ít di động D. Động vật kí sinh Câu 39: Tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Một cá thể, trong tế bào sinh dưỡng có tổng số nhiễm sắc thể là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện tượng: A. Chuyển đoạn NST. B. Sát nhập hai NST với nhau C. Lặp đoạn NST D. Mất NST Câu 40: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập: A. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. B. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác. C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh. Đáp án 1-B 2-C 3-A 4-A 5-D 6-A 7-D 8-C 9-D 10-B 11-A 12-C 13-B 14-C 15-D 16-D 17-C 18-A 19-A 20-A 21-A 22-D 23-D 24-C 25-D 26-B 27-D 28-B 29-A 30-B 31-A 32-D 33-B 34-A 35-C 36-B 37-C 38-B 39-B 40-C LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Sau 1 thế hệ ngẫu phối : F1 : 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền Tần số alen không đổi là : A = 0,4 và a = 0,6 Quần thể không tăng tính đa hình về kiểu hình ( vẫn chỉ là 3 kiểu hình ) Các kết luận không đúng là : 2, 3, 4, 5 Câu 2: Đáp án C Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là: thành phần kiểu gen không thay đổi Trong khi quần thể tự phối phân li thành các dòng thuần Câu 3: Đáp án A Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa chủ yếu là do Sự không tương hợp giữa hai bộ gen ảnh hưởng tới sự bắt cặp của các NST trong giảm phân → Tạo ra các giao tử bất thường về bộ NST → Các hợp tử (nếu được tạo ra) thường chết trong quá trình phát triển phôi Câu 4: Đáp án A P : Aa tự thụ F3 : Aa = AA = aa = (1 – 0,125)/2 = 0,4375 Câu 5: Đáp án D P: AaBbDd x AabbDd AaBbDd cho số loại giao tử là 23 = 8 AabbDd cho số loại giao tử là : 2 x 1 x 2 = 4 Vậy phép lai trên cho số kiểu tổ hợp giao tử là 8 x 4 = 32 F1 có số loại kiểu gen là 3 x 2 x 3 = 18 F1 có số loại kiểu hình là : 2 x 2 x 2 = 8 Câu 6: Đáp án A Cơ quan thoái hóa là : cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Trong tiến hóa, trước đây, cơ quan này từng giữ 1 vai trò nào đó của sinh vật, xong bây giờ chức năng đó không còn nữa, cơ quan đó cũng theo đó mà thoái hóa ( thường là teo nhỏ lại) Câu 7: Đáp án D Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là : Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá. Chiều hướng : kiểu hình thích nghi cao Nhịp điệu : nhanh/chậm Câu 8: Đáp án C Các phát biểu đúng là : (2), (4), (5). 1 sai vì đột biến thay thế chỉ dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã khi nó làm xuất hiện bộ ba mã hóa kết thúc sớm 3 sai vì đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến 1 cặp nucleotit Câu 9: Đáp án D P : 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1 Tần số alen A là : 0,04 + 0,32 : 2 = 0,2 Tần số alen a là : 0,64 + 0,32 : 2 = 0,8 Câu 10: Đáp án B P : AaBbCcDdEe x aaBbccDdee F1 : kiểu hình lặn về tất cả tính trạng aabbccddee chiếm : ½ x ¼ x ½ x ¼ x ½ = 1/128 →1 đúng Số loại kiểu hình ở F1 là 25 = 32 → 2 đúng Tỉ lệ kiểu hình trội về tất cả tính trạng A-B-C-D-E- chiếm : ½ x ¾ x ½ x ¾ x ½ = 9/128 → 3 đúng Số loại kiểu gen được tạo ra là : 2 x 3 x 2 x 3 x 2 = 72 → 4 sai Vậy các kêt luận đúng là : 1, 2, 3 Câu 11: Đáp án A Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là : Các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên Câu 38: Đáp án B A hạt dài >> a hạt tròn B chín sớm >> b chín muộn P : tự thụ F1 : aabb = 0,04 → A-B- = 0,04 + 0,5 = 0,54 → số cây hạt dài, chín sớm là 0,54 x 4000 = 2160 Câu 39: Đáp án B Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng sát nhập 2 NST vào thành 1 NST. Do đó lượng ADN là không đổi nhưng số lượng giảm từ 20 → 19 Câu 40: Đáp án C Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập là : mỗi cặp gen năm trên một cặp NSt tương đồng
Tài liệu đính kèm: