Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 3 (Có đáp án) - Trường THPT Phạm Công Bình

doc 12 trang Người đăng dothuong Lượt xem 602Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 3 (Có đáp án) - Trường THPT Phạm Công Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 3 (Có đáp án) - Trường THPT Phạm Công Bình
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT 
PHẠM CÔNG BÌNH
ĐỀ THI KSCL ÔN THI THPT QG LẦN 3
MÔN: SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? 
(1) 0,5AA : 0,5aa. 	(2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. 	(3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. 
(4) 0,75AA : 0,25aa.	 (5) 100% aa. 	(6) 100% Aa.
	A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
Câu 2: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ
	A. Phấn trắng. 	B. Than đá. 	C. Đệ tam. 	D. Đệ tứ.
Câu 3: Cho gà trống lông sọc, màu xám giao phối với gà mái có cùng kiểu hình. Ở F1 thu được tỉ lệ: 37,5% gà trống lông sọc, màu xám : 12,5% gà trống lông sọc, màu vàng : 15% gà mái lông sọc, màu xám : 3,75% gà mái lông trơn, màu xám : 21,25% gà mái lông trơn, màu vàng: 10% gà mái lông sọc, màu vàng. Nếu cho gà trống ở P lai phân tích thì trong số những phát biểu dưới đây về tỷ lệ kiểu hình ở thế hệ con, phát biểu đúng là
	A. tỷ lệ gà mái lông sọc, màu xám bằng tỷ lệ gà mái lông trơn, màu vàng. 
	B. tỷ lệ gà mái lông trơn, màu xám bằng tỷ lệ gà mái lông trơn, màu vàng.
	C. tỷ lệ gà mái lông sọc, màu vàng là 30%.
	D. tỷ lệ gà mái lông sọc, màu xám là 10%.
Câu 4: Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y các gen này nằm trên các NST tương đồng khác nhau. Bằng phương pháp gây đột biến, người ta có thể tạo ra giống lúa mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Dạng đột biến cấu trúc NST được sử dụng để tạo ra giống lúa mới trên là đột biến:
	A. lặp đoạn. 	B. mất đoạn. 	C. đảo đoạn. 	D. chuyển đoạn.
Câu 5: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên (CLTN)
(1) CLTN quy định chiều hướng tiến hóa.
(2) CLTN không loại bỏ hoàn toàn các gen lặn có hại trong quần thể.
(3) CLTN tạo ra các kiểu gen thích nghi trong quần thể.
(4) CLTN không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể.
(5) CLTN tác động trực tiếp lên từng alen.
Số phát biểu đúng là
	A. 2	B. 1	C. 4	D. 3
Câu 10: Cho các bước sau:
(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.
(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen.
(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.
Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau:
	A. (2) → (1) → (3). 	B. (1) → (2) → (3). 	C. (3) → (1) → (2). 	D. (1) → (3) → (2).
Câu 11: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
	A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). 
	B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1).
	C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). 
	D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
Câu 12: Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí?
	A. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
	B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến.
	C. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn tương hỗ.
	D. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn
Câu 13: Đacuyn cho rằng loại biến dị bào sau đây là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá?
	A. Biến dị xác định	 	B. Biến dị cá thể
	C. Thường biến 	D. Biến dị do tập quán hoạt động ở động vật
Câu 14: Ở một loại thực vật, cho F1 có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thì F2 thu tỉ lệ 9 thân cao: 7 thân thấp. Để F2 thu tỉ lệ 3 thân cao:1 thân thấp thì F1 có kiểu gen AaBb phải lai với cây có kiểu gen nào sau đây?
	A. AABb. 	B. AaBb. 	C. aaBb.	D. Aabb.
Câu 15: Người đàn ông mắc bệnh di truyền cưới một người phụ nữ bình thường, họ sinh được 4 trai: 4 gái. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh giống như bố, tất cả con trai đều không mắc bệnh. Giải thích nào sau đây đúng?
	A. Bệnh này gây ra bởi gen lặn trên NST X.	
	B. Bệnh này gây ra bởi gen trội trên NST thường.
	C. Bệnh này gây ra bởi gen trội trên NST X.
	D. Bệnh này gây ra bởi gen lặn trên NST thường.
Câu 16: Vì sao tần số hoán vị gen luôn f ≤ 50%?
	A. Không phải tất cả các tế bào khi giảm phân đều xảy ra hoán vị gen.
	B. Các gen trên NST có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu .
	C. Khoảng cách giữa các gen trên NST gần nhau.
	D. Không phải tất cả tế bào giảm phân đều xảy ra sự trao đổi chéo và và sự trao đổi chéo chỉ xảy ra giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
Câu 17: Khi các nhà nghiên cứu đặt chân đến một hòn đảo giữa đại dương, họ thống kê được tần số các kiểu gen trong quần thể một loài động vật có vú như sau: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa (thế hệ P). Sau một thời gian, các nhà khoa học quay trở lại đảo, họ tiếp tục nghiên cứu loài động vật trên và lúc này, khi thống kê họ thấy ở thế hệ F1, tần số các kiểu gen là 0,45AA : 0,475Aa : 0,075aa. Biết rằng A trội hoàn toàn so với a/. Nguyên nhân sự biến động tần số kiểu gen ở loài động vật trên là:
	A. do phiêu bạt di truyền.	B. do quá trình đột biến diễn ra mạnh.
	C. do dòng gen.	D. do áp lực lớn của chọn lọc tự nhiên.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(1) Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
(2) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn của các loài sinh vật
(3) Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
(4) Cánh dơi và cánh chim là cơ quan tương đồng
(5) Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp về mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
Số phát biểu đúng là
	A. 2	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 19: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò
	A. tháo xoắn phân tử ADN. 	B. tổng hợp và kéo dài mạch mới.
	C. tách hai mạch đơn của phân tử ADN.	D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 20: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?
	A. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết
	B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
	C. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.
	D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 21: Để xác định một tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, người ta thường tiến hành
	A. lai xa. 	B. lai phân tích. 	C. lai khác dòng. 	D. lai thuận nghịch
Câu 22: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho một gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác?
	A. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng.
	B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
	C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
	D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 23: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen (A,a và B,b) nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác bổ sung, trong đó có mặt alen trội A và B quy định cây thân cao, có mặt alen trội A hoặc B hoặc không có alen trội nào quy định tính trạng thân thấp. Gen D quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với d quy định quả trắng. Các cặp gen phân li độc lập. Đa bội hóa cây dị hợp tử về tất cả các cặp gen rồi cho tự thụ phấn. Tỉ lệ cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ F1 là
	A. 1,52%. 	B. 7,5%. 	C. 2,63%. 	D. 14,06%.
Câu 24: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình. 
	B. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
	C. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
	D. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
Câu 25: Điều không đúng về liệu pháp gen là
	A. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến. 
	B. dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
	C. có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành.
	D. nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học
Câu 26: Ở gà, một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaXBY giảm phân bình thường sinh ra giao tử. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Luôn cho ra 2 loại giao tử.
(2) Luôn cho ra 4 loại giao tử.
(3) Loại giao tử AY luôn chiếm tỉ lệ 25% .
(4) Luôn sinh ra giao tử mang NST Y với tỉ lệ 50%.
(5) Nếu sinh ra giao tử mang gen aXB thì giao tử này chiếm tỉ lệ 100%.
	A. 1	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 27: Ở lúa có bộ NST 2n = 24. Tế bào nào sau đây là thể tứ bội
	A. Tế bào có 48 NST 	B. Tế bào có 23 NST. 	
	C.  Tế bào có 36 NST. 	D. Tế bào có 25 NST.
Câu 28: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là
	A. đột biến. 	B. giao phối không ngẫu nhiên.
	C. chọn lọc tự nhiên. 	D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 29: Trong quá trình nhân đôi AND, nếu chất Acridin chèn vào mạch khuôn sẽ gây ra dạng đột biến nào?
	A. Thêm 1 cặp nucleotit 	B. Mất 1 cặp nucleotit.
	C. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X	D. Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
Câu 34: Giống cây trồng nào sau đây đã được tạo ra nhờ thành tựu của công nghệ gen?
	A. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β- carôten.
	B. Giống lúa IR22.
	C. Giống dưa hấu tam bội.
	D. Giống dâu tằm tam bội.
Câu 35: Một bệnh di truyền đơn gen xuất hiện trong phả hệ dưới đây:?
Những kết luận từ phả hệ trên:
1 Gen quy định bệnh trên là gen trội và có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường.
2 Gen quy định bệnh trên là gen lặn và có thể gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y.
3 Gen quy định bệnh trên là gen lặn và có thể nằm ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y.
4 Người II.9 có kiểu gen dị hợp.
Số kết luận có thể có nội dung đúng là:
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 36: Điểm nào có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen?
	A. Biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào.
	B. Luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến.
	C. Di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính.
	D. Phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định.
Câu 37: Hai gen E, D, nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Trong đó gen E có 3 alen, gen D có 4 alen. Tính số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể?
	A. 900	B. 840	C. 60	D. 180
Câu 38: Giới tính người mắc hội chứng Tơcnơ và bộ NST tương ứng của người đó lần lượt là:
	A. nam, thiếu 1 nhiễm sắc thể thường 	B. nữ, thiếu 1 nhiễm sắc thể giới tính
	C. nam, thừa 1 nhiễm sắc thể giới tính 	D. nữ, thừa 1 nhiễm sắc thể thường
Câu 39: Tiêu chuẩn hoá sinh được xem là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các chủng, loài ở dạng sinh vật nào sau đây?
	A. Động vật bậc cao 	B. Thực vật bậc cao
	C. Vi khuẩn 	D. Thực vật và động vật bậc thấp
Câu 40: Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.
	B. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
	C. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
	D. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.
Đáp án
1-B
2-A
3-D
4-D
5-A
6-D
7-D
8-A
9-C
10-D
11-D
12-C
13-B
14-A
15-A
16-D
17-A
18-B
19-D
20-B
21-D
22-A
23-C
24-C
25-D
26-A
27-A
28-C
29-B
30-B
31-C
32-C
33-B
34-A
35-B
36-B
37-C
38-B
39-C
40-B
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Quần thể cân bằng là quần thể có thành phần kiểu gen như sau :  p2AA + 2 pq Aa + q2aa = 1 và p + q = 1 
                    p2(AA) x q2(aa) =  (2pq : 2 )2(Aa)
Trong các quần thể trên thì các quần thể : 2,5 thỏa mãn các điều kiện của quần thể ở trạng thái cân bằng
Câu 2: Đáp án A
Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ Phấn trắng
Câu 3: Đáp án D
Ở  gà : XX con đực, XY con cái
Xét kiểu hình dạng lông
P : lông sọc x lông sọc
F1 :    50% trống lông sọc
         25% mái lông sọc : 25% mái lông trơn
Do KH ở F1 không  bằng nhau giữa 2 giới
Gen qui định tính trạng dạng lông nằm trên NST giới tính
Có gà mái F1 phân li 1 : 1
Gà trống F1 dị hợp XAXaA lông sọc >> a lông trơn
   Xét kiểu hình màu lông
         P : trống xám x mái xám
         F1 :       trống : 37,5% xám : 12,5% vàng     trống : 6 xám : 2 vàng
 Mái : 18,75% xám : 31,25% vàng                   mái : 3 xám : 5 vàng
         F1 có 16 tổ hợp lai
=>   P phải cho 4 tổ hợp giao tử
=>   P : Bb, Dd
Mà kiểu hình 2 giới ở F1 không giống nhau
=>  Phải có 1 cặp nằm trên NST giới tính
Giả sử đó là cặp Bb
Vậy P : 
F1 :    trống : 
   Mái : 
Như vậy có B-D- = xám
         B-dd  = bbD- = bbdd = vàng
Tính trạng do 2 gen không alen tương tác  bổ  sung qui định có liên kết với giới tính
   Xét 2 tính trạng
         P : 
         F1 : gà mái lông sọc, màu xám   =  15%
=>  Vậy tỉ lệ 
=>  Gà trống P cho giao tử 
=>  Gà trống P có kiểu gen  vầ tần số hoán vị gen bằng f = 20%
Gà trống P lai phân tích :     
Fa :     Trống : 
         Mái :    
Tỉ lệ gà mái lông sọc, màu vàng là 0,5 x 0,4 x 0,5 + 0,5 x 0,1 x 1 = 0,15	=> A sai
Tỉ lệ gà mái lông sọc, màu xám là 0,5 x 0,4 x 0,5 = 0,1	=>   D đúng
Tỉ lệ gà mái trơn xám = 0,5 x 0,1 x 0,5 = 0,025
Tỉ lệ gà mái trơn vàng = 0,5 x 0,4 x 1 + 0,5 x 0,1 x 0,5 = 0,225
Câu 4: Đáp án D
Gen kháng bệnh X và gen kháng bệnh Y nằm trên các NST tương đồng khác nhau .
Thể đột biến tạo ra hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau→ Trong thể đột biến gen X và Y cùng nằm trên 1 NST 
Để tạo ra được thể đột biến thì cần sử dụng phương pháp đột biến chuyển đoạn NST 
Câu 5: Đáp án A
Đáp án đúng là 1 và 23 sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ có tác dụng sàng lọc các kiểu gen trong quần thể, không có tác dụng tạo ra kiểu gen 
 4 sai vì chọn lọc tự nhiên tác động nên cả cá thể và quần thể
 5 sai Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen
Câu 6: Đáp án D
1 Đúng – chuyển đoạn tương hỗ là hiện tượng chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau nên làm thay đổi nhóm gen liên kết 
2 Sai, hiện tượng một NST này sáp nhập vào một nhiễm sắc thể khác là hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ 
3-Sai, nếu chuyển đoạn tương hỗ chỉ xảy ra trên 1 trong hai cánh của NST thì vẫn có thể tạo ra giao tử bình thường( Hình 6, SGK Sinh học lớp 12 nâng cao)
4- Đúng.
Câu 7: Đáp án D
Trong kĩ thuật chuyển gen , các nhà khoa học sử dụng thể truyền có gen đánh dấu để nhận biết các tế bào đã nhận AND tái tổ hợp 
Gen đánh dấu thường là các gen kháng kháng sinh .
Câu 8: Đáp án A
Phép lai AaBBCCDd x AABbccDd sẽ cho đời con có tỉ lệ kiểu gen AaBbCcDd là
Câu 9: Đáp án C
Đổi 0,51µm = 5100  Ao
 Gen có số nucleotit là : 5100 : 3.4 ×2 = 3000 
Gen có 3900 liên kết hidro nên có số lượng G = 3900 – 3000 = 900
 Số lượng nucleotit loại A là : 3000 : 2 – 900 = 600 
Giải ra, ta có : A = T = 600 
G = X = 900
Gen đã có sự bắt cặp nhầm giữa ađênin với 1 phân tử 5 - Brôm Uraxin→ đột biến thay thế 1 cặp A- T bằng 1 cặp G- X
Gen đột biến có : 	A = T = 599 
G = X = 901
Phân tử DNA trên nhân đôi 4 lần (trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có sự bắt cặp nhầm giữa ađênin với 1 phân tử 5 - Brôm Uraxin ) tạo ra số gen đột biến là :
(24 – 1) : 2 -1 = 3 Số lượng nucleotit loại A = T = 599 x 3 = 1797
Số lượng nucleotit loại G = X = 901 x 3 = 2703
Câu 36: Đáp án B
Đột biến NST thường được biểu hiện ra kiểu hình .Đột biến gen thì có hai trường hợp : 
Nếu gen đột biến là gen trội thì kiểu hình của gen luôn được biểu hiện ở có thể mang gen đột biến 
Nếu đột biến gen là đột biến lặn thì đột biến chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp lặn
Câu 37: Đáp án C
Số kiểu gen liên quan đến gen E là : 3 x ( 3 +1) : 2 = 6 
Số kiểu gen liên quan đến gen D là 4 x ( 4 +1) :2 = 10 
Số kiểu gen tối đa liên quan đến hai gen đó trong quần thể là : 6 x 10 = 60
Câu 38: Đáp án B
Người mắc bệnh Tơcnơ có 22 cặp NST thường + XO ( thiếu 1 NST giới tính ) 
Người mắc hội chứng Tơcnơ là người nữ
Câu 39: Đáp án C
Vi khuẩn là những loại động vật có kích thước hiển vi nên không thể sử dụng tiêu chuẩn hình thái để phân biệt chủng và loài .
Để phân biệt các chủng và loài vi khuẩn người ta dùng tiêu chuẩn hình hóa sinhĐộng vật và thực vật là những sinh vất có kich thước lớn nên dễ phân biệt bằng tiêu chuẩn hình thái 
Câu 40: Đáp án B
Liên kết gen giúp đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
Trong 1 tế bào , khi các gen trên cùng 1 NST di truyền liên kết hoàn toàn thì mới di truyền cùng nhau . 
Các gen nằm trên các NST khác nhau thì phân li độc lập với nhau .

Tài liệu đính kèm:

  • docTHPT_Pham_Cong_Binh_Vinh_Phuc_mon_Sinh_Hoc_lan_3_Nam_2017.doc