Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 1 (Có đáp án) - Trường THPT Hoàng Hoa Thám

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 550Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 1 (Có đáp án) - Trường THPT Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 1 (Có đáp án) - Trường THPT Hoàng Hoa Thám
 ĐỀ THI THỬ THPTQG 2017 – LẦN 1 - TRƯỜNG HOÀNG HOA THÁM – TP.HCM 
MÔN SINH HỌC
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm của mã di truyền?
	A. Mã di truyền có tính phổ biến.
	B. Mã di truyền được đọc từ một điểm bất kì theo từng bộ ba.
	C. Mã di truyền có tính thoái hóa.
	D. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
Câu 2: Chọn nội dung đúng khi nói về vai trò của enzim ADN- polimeraza trong nhân đôi ADN?
	A. Enzim ADN- polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'- 3' nên trên mạch khuôn 3'-5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.
	B. Enzim ADN- polimeraza có vai trò tháo xoắn phân tử ADN tạo chạc chữ Y.
	C. Enzim ADN- polimeraza có tác dụng nối các đọan Okazaki lại với nhau tạo thành ADN mới.
	D. Enzim ADN- polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3'-5' nên trên mạch khuôn 5'- 3' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.
Câu 3: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ .  Gen này bị đột biến mất n cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hi đ rô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành đột biến là:
	A. A=T=900; G=X=599.	B. A=T=599; G=X=900.
	C. A=T=600; G=X=900.	D. A=T=600; G=X=899.
Câu 4: Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
	A. A+G=20%; T+X=80%.	B. A+G=25%; T+X=75%.
	C. A+G=80%; T+X=20%.	D. A+G=75%; T+X=25%.
Câu 5: Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau:
3' XGA GAA TTT XGA 5' (mạch mã gốc)
5' GXT XTT AAA GXT 3'
(Cho biết một số axit amin được mã hóa tương ứng với các bộ ba: XGA: acginin, GAA: axit glutamic, UUU: phênialanin, GXU: alanin, XUU: lơxin, AAA: lizin, GGU: alixin, AUG: mêtiônin).
Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là
	A. axit glutamic- acginin- phênialanin- axit glutamic.
	B. acginin- axit glutamic- phênialanin- acginin.
	C. alanin- lơxin- lizin- alanin.
	D. lơxin-alanin- valin - lizin.
Câu 11: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
	A. 40%.	B. 20%.	C. 30%.	D. 10%.
Câu 12: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
	A. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.	B. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'.
	C. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'.	D. 5'...GGXXAATGGGGA...3'.
Câu 13: Ở người chuyển đoạn không cân giữa NST số 22' với NST số 9 tạo nên NST số 22 ngắn hơn bình thường gây nên
	A. hội chứng tiếng mèo kêu.	B. hội chứng Đao.
	C. bệnh viêm gan siêu vi B.	D. bệnh ung thư máu ác tính.
Câu 14: Nội dung nào sau đúng khi nói về đột biến gen và đột biến cấu trúc NST?
	A. Đột biến gen gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
	B. Đột biến cấu trúc NST và đột biến gen đều gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
	C. Đột biến cấu trúc NST gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
	D. Đột biến điểm gồm: mất, thêm, chuyển hoặc thay thế một hay một số cặp nuclêôtit.
Câu 15: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là
	A. 1500.	B. 2100.	C. 1200.	D. 1800.
Câu 16: Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen b là:
	A. A = T = 301; G = X = 899.	B. A = T = 299; G = X = 901.
	C. A = T = 901; G = X = 299.	D. A = T = 899; G = X = 301.
Câu 17: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
	A. A = T = 250; G = X = 390.	B. A = T = 251; G = X = 389.
	C. A = T = 610; G = X = 390.	D. A = T = 249; G = X = 391.
Câu 18: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là
	A. 1120	B. 1080	C. 990	D. 1020
Câu 19: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là
	A. 2250	B. 1798	C. 1125	D. 3060
Câu 20: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) có tỉ lệ  .Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđro của alen b là:
	A. 3601	B. 3600	C. 3899	D. 3599
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
	A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.	
	B. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%.
	C. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.
	D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.
Câu 22: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
	A. có cùng kiểu gen.	B. có kiểu hình khác nhau.
	C. có kiểu hình giống nhau.	D. có kiểu gen khác nhau.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
	A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
	B. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%.
	C. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.
	D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.
Câu 24: Bản chất quy luật phân li của Menđen là
	A. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
	B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3: 1.
	C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1: 1: 1:1.
	D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1: 2: 1.
Câu 25: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là
	A. bí ngô.	B. cà chua.	C. đậu Hà Lan.	D. ruồi giấm.
Câu 26: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?
	A. Trâu, bò, hươu.	B. Hổ, báo, mèo rừng.	
	C. Thỏ, ruồi giấm, sư tử.	D. Gà, bồ câu, bướm.
Câu 27: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?
	A. Lai tế bào.	B. Lai thuận nghịch.	C. Lai cận huyết.	D. Lai phân tích.
Câu 28: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là
	A. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).	B. biến dị tổ hợp.
	C. mức phản ứng của kiểu gen.	D. thể đột biến.
Câu 29: Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
	A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.
	B. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
	C. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
	D. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
Câu 30: Ở sinh vật nhân thực, các gen nằm ở tế bào chất
	A. chủ yếu được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng
	B. luôn tồn tại thành từng cặp alen
	C. luôn phân chia đều cho các tế bào con
	D. chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới cái
Câu 31: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen
	A. nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân).
	B. trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
	C. trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.
	D. trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen?
	A. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
	B. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
	C. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó.
	D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
Câu 33: Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng?
	A. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
	B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
	C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
	D. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.
Câu 38: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
	A. thể tam bội.	B. thể lưỡng bội.	C. thể đơn bội.	D. thể tứ bội.
Câu 39: Trong cơ chế điều hòa hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ?
	A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.
	B. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
	C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
	D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các emzim phân giải đường lactôzơ.
Câu 40: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội.
	B. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
	C. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.
	D. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.
Đáp án
1-B
2-A
3-B
4-A
5-C
6-B
7-C
8-A
9-D
10-B
11-C
12-A
13-D
14-C
15-B
16-C
17-D
18-B
19-A
20-D
21-A
22-A
23-A
24-A
25-D
26-D
27-B
28-C
29-B
30-A
31-B
32-A
33-D
34-D
35-B
36-B
37-B
38-A
39-B
40-D
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Thông tin di truyền được ghi trên ADN dưới dạng mã bộ ba gồm 3 nuclêôtit kế tiếp nhau. Mỗi bộ ba mã hóa, mã hóa cho một loại axit amin. Người ta gọi các bộ ba mã hóa đó là mã di truyền.
Đặc điểm của mã di truyền :
- Mã di truyền được đọc theo 1 chiều trên phân tử ARNm (5’ 3’) → B sai
- Mã di truyền được đọc liên tục, không gối lên nhau.
- Mã di truyền mang tính đặc hiệu : Mỗi loại bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin.
- Mã di truyền mang tính thái hóa : Đó là trường hợp 1 số axit amin có thể đồng thời do một số bộ ba mã hóa (Ví dụ : Alanin có thể được mã hóa bởi 4 bộ ba khác nhau).
- Mã di truyền có tính phổ biến : Ở tất cả các loài sinh vật, thông tin di truyền đều được mã hóa theo nguyên tắc chung là mã bộ ba.
Vậy trong các đặc điểm trên của đề bài, B không phải là đặc điểm của mã di truyền
Câu 2: Đáp án A
Enzim ADN-pôlimeraza có vai trò lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’
+ Trên mạch khuôn có đầu 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’→ 3’cùng chiều với chiều tháo xoắn,
+ Trên mạch khuôn có đầu 5’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki cũng theo chiều 5’→ 3’ ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzim nối ADN - ligaza
Vậy trong các kết luận trên chỉ có kết luận A đúng.
B sai vì chức năng tháo xoắn phân tử ADN tạo chạc chữ Y được thực hiện bởi enzim tháo xoắn: gyrase và helicase
C sai vì enzim lyzara có tác dụng nối các đọan Okazaki lại với nhau tạo thành ADN mới.
Câu 3: Đáp án B
Gen có 3000 nucleotit, nên A + G = 3000 : 2 = 1500 nucleotit (1); (2).
Giải hệ tạo bởi (1) và (2) ta được: A = T = 600, G = X = 900
Gen bị đột biến mất n cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường → Đây là dạng đột biến mất 1 cặp A-T. Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành đột biến là:
A = T = 600 - 1 = 599; 
G = X = 900
Câu 4: Đáp án A
Chuỗi polinucleotide: (T +X)/(A +G) =0,25 → Tỷ lệ các loại nucleotide do môi trường cung cấp sẽ có tỷ lệ (T+X)/(A+G) = 1/0,25 = 4
A +T +G =X = 100% → A +G =20%; T+X =80%
Câu 5: Đáp án C
Mạch mã gốc: 3' XGA GAA TTT XGA 5'
mARN: 3' GXU XUU AAA GXU 5'
Polipeptit: alanin - lơ xin - lizin - alanin
Câu 6: Đáp án B
Thông tin di truyền được ghi trên ADN dưới dạng mã bộ ba gồm 3 nuclêôtit kế tiếp nhau. Mỗi bộ ba mã hóa, mã hóa cho một loại axit amin. Người ta gọi các bộ ba mã hóa đó là mã di truyền.
Đặc điểm của mã di truyền :
- Mã di truyền được đọc theo 1 chiều trên phân tử ARNm (5’ 3’)
- Mã di truyền được đọc liên tục, không gối lên nhau.
- Mã di truyền mang tính đặc hiệu : Mỗi loại bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin.
- Mã di truyền mang tính thái hóa : Đó là trường hợp 1 số axit amin có thể đồng thời do một số bộ ba mã hóa (Ví dụ : Alanin có thể được mã hóa bởi 4 bộ ba khác nhau).
- Mã di truyền có tính phổ biến : Ở tất cả các loài sinh vật, thông tin di truyền đều được mã hóa theo nguyên tắc chung là mã bộ ba.
→ Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin là tính đặc hiệu của mã di truyền
Câu 7: Đáp án C
Trong các câu trên, câu D sai vì đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nuclêôtit (đột biến điểm) → Đột biến điểm chỉ xảy ra tại 1 điểm nhất định trên gen
Câu 8: Đáp án A
Câu 9: Đáp án D
Xét các phát biểu của đề bài:
mARN sơ khai là mARN trưởng thành là quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ, còn quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, mARN sơ khai phải được cắt bỏ các intron và nối các êxon lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành.
Câu 10: Đáp án B
Câu 11: Đáp án C
Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A = T, G = X, A + G = 50% mà A = 20% → G = 30%
Câu 12: Đáp án A
Mạch mang mã gốc: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Theo nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X ta có:
Mạch bổ sung: 5'TTTGTTAXXXXT3'
Câu 13: Đáp án D
Ở người chuyển đoạn không cân giữa NST số 22' với NST số 9 tạo nên NST số 22 ngắn hơn bình thường gây nên bệnh ung thư máu ác tính.
Hội chứng tiếng mèo kêu do mất đoạn trên NST số 5
Hội chứng Đao do đột biến số lượng NST, NST số 21 có 3 chiếc.
Bệnh viêm gan siêu vi B do virus gây lên.
Câu 14: Đáp án C
Câu 15: Đáp án B
Tổng số liên kết hidro của gen được tính theo công thức: H = 2A + 3G = 2.600 + 3.300 = 2100 liên kết.
Câu 39: Đáp án B
Câu 40: Đáp án D
Trong các phát biểu trên, phát biểu D sai vì hiện tượng tự đa bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật do động vật có hệ thần kinh cao cấp và cơ chế xác định giới tính phức tạp

Tài liệu đính kèm:

  • docTHPT_Hoang_Hoa_Tham_TPHCM_mon_Sinh_Hoc_lan_1_nam_2017_co_loi_giai.doc