Đề thi thử THPT quốc gia năm học 2015 môn hóa học thời gian làm bài 90 phút

pdf 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1146Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm học 2015 môn hóa học thời gian làm bài 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia năm học 2015 môn hóa học thời gian làm bài 90 phút
 Ths. Huỳnh Thiên Lương | Tuyển tập Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học 1 
Trường THPT ĐỒNG LỘC 
(Đề thi có 4 trang ) 
Mã đề: 111 
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 
NĂM HỌC 2015 
MÔN HÓA HỌC 
Thời gian làm bài 90 phút 
Câu 1: Tơ nitron thuộc loại tơ 
A.Thiên nhiên B. Poliamit C.Tổng hợp D. Nhân tạo 
Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua 
 Đáp án C 
Câu 2: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Cu; Fe và Zn; Fe và Sn; 
Fe và Ni, Fe và Mg. Khi lần lượt nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại 
trong đó Fe bị phá huỷ trước là 
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 
Fe bị phá hủy trước nếu kim loại còn lại đứng sau Fe trong dãy điện hóa (đóng vai trò cực dương) 
 Cu, Ni, Sn  Đáp án B 
Câu 3: Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt 
A. Proton, electron B. Electron C. Proton, electron, nơtron D. Proton, nơtron 
Nguyên tử được cấu tạo bởi Proton, electron, nơtron  Đáp án C 
Câu 4: Anilin có công thức phân tử là 
A. C6H5NH2 B. C3H5NH2 C. C6H5OH D. C4H5NH2 
Công thức phân tử của anilin là C6H5NH2 
(vòng cacbon nối với NH2)  Đáp án A 
Câu 5: Tổng số nguyên tố của chu kỳ 2 và 6 trong bảng Hệ Thống Tuần Hoàn là 
A. 16 B. 26 C. 40 D. 50 
Chu kì 2 có 8 nguyên tố, chu kì 6 có 18 nguyên tố  Đáp án B 
Câu 6: Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion. Các 
loại ion trong cả 4 dung dịch gồm Ba2+, Mg2+, Pb2+, Na+, 2
4SO
 , Cl
–
, 2
3CO
 , 
3NO
 . Đó là 4 dung dịch 
A. BaCl2, MgSO4, Na2CO3, Pb(NO3)2. B. BaCO3, MgSO4, NaCl, Pb(NO3)2. 
C. Ba(NO3)2, PbCl2, MgSO4, Na2CO3 D. Mg(NO3)2, BaCl2, Na2CO3, PbSO4 
PbCl2, BaCO3, PbSO4 kết tủa nên loại B, C, D  Đáp án A 
Câu 7: Dẫn khí H2 qua chất rắn X nung nóng thấy khối lượng của X giảm. Nếu Cho X phản ứng với 
dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và chất rắn B. X là 
A. ZnO B. Al2O3 C. CuO D. Fe2O3 
X có thể bị khử bơi Hidro  Loại A và B 
X tác dụng với HCl dư cho ra dung dịch A và rắn B nên X phải là CuO, nếu là Fe2O3 sẽ tan hết và 
không thu được rắn  Đáp án C 
Câu 8: Có các phát biểu : 
(1) Photpho trắng có cấu trúc tinh thể phân tử. 
(2) Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát trắng và than để điều chế photpho trong công nghiệp. 
(3) Axit H3PO4 có tính oxi hóa mạnh giống HNO3. 
(4) Amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. 
(5) Hàm lượng dinh dưỡng của phân lân được đánh giá qua hàm lượng P2O5 trong lân. 
(6) Bón lân cho cây trồng thường gây chua đất. 
(7) Photpho chỉ thể hiện tính khử. Số phát biểu đúng là 
A. (1), (2), (4), (5) B. (1), (3), (4), (6) C. (3), (4), (5), (7) D. (1), (3), (5), 
(7) 
ý Số 2 đúng nên loại B, C, D  Đáp án A 
 2 Tuyển tập Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học | Ths. Huỳnh Thiên Lương 
Câu 9: Cho các chất sau: Benzen, stiren, toluen, axetilen, etilen số chất làm mất màu nước brom là 
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 
Các chất làm mất màu brom gồm stiren, axetilen, etilen  Đáp án D 
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit hữu cơ Y được 4x mol CO2. Mặt khác, để trung hoà x mol Y 
cần vừa đủ 2x mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là 
A. C2H5COOH. B. HOOC–COOH. 
C. CH3COOH D. HOOC–CH2CH2–COOH. 
Theo bài ra, Y có 4C và có 2 nhóm COOH  Đáp án D 
Câu 11: Cho 9,2 gam hỗn hợp kim loại Mg và Fe vào 210 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản 
ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 15,68 gam hai kim loại. Phần trăm khối lượng của Fe 
trong hỗn hợp ban đầu là 
A. 60,87% B. 24,35% C. 36,52% D. 70,43% 
2Cu
n  = 0,21; Hai kim loại gồm Cu (0,21 mol) và Fe (dư) 
mFe(dư) = 15,68 – 0,21.64 = 2,24 (gam) 
Gọi a, b lần lượt là số mol Mg, Fe phản ứng với Cu2+ 
24a 56b 9,2 2,24 a 0,15
2a 2b 2.0,21 b 0,06
    
 
   
 %mFe = 
0,06.56 2,24
.100% 60,87%
9,2

  Đáp án A. 
Câu 12: Kim loại dẫn điện tốt nhất là 
A. Cu B. Ag C. Al D. Fe 
Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất trong số tất cả các kim loại, rồi tới đồng, vàng. .. 
 Đáp án B 
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng 
Trong chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì 
A. Bán kính nguyên tử kim loại giảm dần, bán kính nguyên tử phi kim tăng dần 
B. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần 
C. Bán kính nguyên tử kim loại giảm dần, bán kính nguyên tử phi kim giảm dần 
D. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố tăng dần 
Trong 1 chu kì, bán kinh nguyên tử giảm dần, không kể kim loại hay phi kim  Đáp án A 
Câu 14: Trong số các polime cho dưới đây, polime nào không phải là polime tổng hợp? 
A. Poli(vinylclorua) (PVC) B. Tơ capron 
C. Polistiren (PS) D D. Tơ xenlulozơ triaxetat 
Tơ xenlulozơ triaxetat có nguồn gốc là xenlulozo  Tơ nhân tạo hay còn gọi là bán tổng hợp 
 Đáp án D 
Câu 15: Có các nhận xét : 
(1) Amino axit là chất rắn vị hơi ngọt 
(2) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 
(3) Protein đơn giản là những protein được tạo thành từ các gốc α–amino axit 
(4) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các amino axit là liên kết peptit. 
Số nhận xét đúng là 
A 4 B. 3 C. 2 D. 1 
Nhận xét (4) sai vì phải là những anpha amino axit mới gọi là liên kết peptit  Đáp án B 
Câu 16: Phenol có công thức phân tử là 
A. C2H5OH B. C3H5OH C. C6H5OH D. C4H5OH 
Công thức đúng là phenol là C6H5OH (nhóm OH gắn với nhân thơm)  Đáp án C 
 Ths. Huỳnh Thiên Lương | Tuyển tập Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học 3 
Câu 17: Chia m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 cùng khối lượng thành 2 phần bằng nhau 
– Phần 1: Tác dụng với cacbon khi đun nóng thu được 8,96 lít hỗn hợp CO2, CO (đktc) có tỉ khối 
đối với H2 là 19 và x gam hai kim loại. 
– Phần 2: Tác dụng vừa hết với V lít dung dịch HNO3 1 M. Giá trị của m và V là 
A. 83,2 gam và 1,3 lít B. 41,6 gam và 1,3 lít 
C. 83,2 gam và 1,2 lít D. 38,4 gam và 1,2 lít 
Gọi x, y lần lượt là số mol của CO2, CO 
x y 0,4 x 0,25
44 28y 19.2.0,4 y 0,15
   
 
   
  2On  = 2x + y = 0,65 
H
n  để phan ứng với O
2–
 trong các oxit = 2.0,65 = 1,3  V = 1,3 lít 
Gọi a, b lần lượt là số mol của CuO, Fe2O3 
a 3b 0,65 (BT Oxi) a 0,26
80a 160b 0 b 0,13
   
 
   
  m = 83,2 
Câu 18: Điện phân dung dịch X chứa 0,2 mol FeCl3 và 0,1 mol CuCl2. Thời gian điện phân để thu 
được hết kim loại là t (s). Nếu chỉ điện phân trong 0,6 t (s) trong điều kiện như trên thì khối lượng 
kim loại thu được ở catot là: 
A. 10,56 gam. B. 6,40 gam. C. 11,20 gam. D. 8,64 gam. 
ne trao đổi = 0,2.3 + 0,1.2 = 0,8 mol  ở 0,6t (s) ne trao đổi là 0,8.0,6 = 0,48 mol 
Quá trình điện phân tại catot : 
Fe
3+
 + e → Fe2+ 
0,2 --- 0,2 
Cu
2+
 + 2e → Cu 
0,1 ---- 0,2 --- 0,2 
Fe
2+
 + 2e → Fe 
0,08 -- 0,04 --- 0,04 
Khối lượng kim loại thu được ở catot là: m = 0,1.64 + 0,04.56 = 8,64g 
Câu 19: Ancol etylic có công thức phân tử là 
A. C2H5OH B. C3H5OH C. C6H5OH D. C4H5OH 
Công thức phân tử của ancol etylic là C2H5OH  Đáp án A 
Câu 20: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch kiềm là: 
A. Fe, K, Ca B. Li, K, Cs C. Be, Na, Ca D. Zn, Na, Ba 
Loại Fe, Be, Zn  Đáp án B 
Câu 21: Tên gọi của hợp chất hữu cơ CH2=CHOOCCH3 là: 
A. anlyl fomat. B. vinyl axetat. C. etyl fomat. D. vinyl fomat 
Axit là CH3COOH  axetat  vinyl axetat.  Đáp án B 
Câu 22: Nung 31,8 gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat hóa trị II (hóa trị không đổi) đến khối 
lượng không đổi, còn lại 16,4 gam chất rắn. Hấp thụ toàn bộ khối lượng khí CO2 sinh ra vào dung 
dịch Y chứa 0,1 mol Ba(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là. 
A. 17,73 gam B. 9,85 gam C. 19,7 gam D. 39,4 gam 
2CO
31,8 16,4
n
44

 = 0,35 mol 
Áp dụng: 2
23
COCO OH
n n n   = (0,1.2 + 0,2) – 0,35 = 0,05 mol 
So sánh với 2Ban  > 23CO
n   
3BaCO
m = 0,05.197 = 9,85 gam 
Câu 23: Cho dãy các chất: Mg, Zn, Fe, Cu và Al. Số kim loại phản ứng với dung dịch HCl là 
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 
 4 Tuyển tập Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học | Ths. Huỳnh Thiên Lương 
Kim loại phản ứng với dung dịch HCl phải đứng trước H+ trong dãy điện hóa  Loại Cu 
 Đáp án D 
Câu 24: Trimetylamin có công thức cấu tạo thu gọn là 
A. (CH3)2NH. B. CH3NH2 C. (CH3)2NC2H3. D. (CH3)2NCH3. 
Trimetyl  có 3 gốc metyl  (CH3)2NCH3.  Đáp án D 
Câu 25: Axit photphoric và axit nitric có công thức tương ứng là 
A. H3PO4, H2SO4 B. H3PO4, HPO3 C. H3PO4, H2SiO3 D. H3PO4, HNO3 
Để ý cả 4 đáp án axit photphoric đều là H3PO4, axit nitric là HNO3 
 Đáp án D 
Câu 26: Có V lít khí A gồm H2 và 2 anken là đồng đẳng liên tiếp nhau, trong đó H2 chiếm 60% về 
thể tích. Dẫn hỗn hợp A qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn B thu được 
19,8 gam CO2 và 13,5 gam H2O. Công thức 2 anken là 
A. C5H10 và C6H12 B. C3H6 và C4H8 C. C2H4 và C3H8 D. C4H8 và C5H10 
2CO
n = 0,45; 
2H O
n = 0,75 
Do anken cháy tạo 
2CO
n = 
2H O
n nên 
2H
n = 0,3  nanken = 0,3.
4
6
 = 0,2 
 2
CO
C
anken
n 0,45
N
n 0,2
  = 2,25  Vậy 2 anken là C2H4 và C3H8  Đáp án C 
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 15,84 gam hỗn hợp 2 este CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3 cho toàn 
bộc sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m 
là 
A. 12,96 gam B. 27,36 gam C. 44,64 gam D. 31,68 gam 
M 2 chất bằng nhau nên tổng số mol là 
15,84
88
 = 0,18 
mbình tăng = 
2 2CO H O
m m = 0,18.4.(44 + 18) = 44,64  Đáp án C 
Câu 28: Có các phát biểu về cabohiđrat: 
(1) Dung dịch Fructozơ hoà tan được Cu(OH)2 
(2) Sản phẩm thuỷ phân xenlulozơ đến cùng (xúc tác, H+, nhiệt độ) tham gia phản ứng tráng 
gương 
(3) Các dung dịch monosaccarit cũng như các dung dịch đisaccarit đều phản ứng với đồng (II) 
hiđroxit 
(4) Thuỷ phân hoàn toàn (xúc tác, H+, nhiệt độ) saccarozơ cũng như xenlulozơ đều cho cùng một 
monosaccarit 
Số phát biểu đúng là 
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 
Các ý đúng là (1), (2), (3); ý (4) sai vì saccarozơ cho fructozơ và glucozơ, trong khi xenlulozơ chỉ 
cho glucozơ  Đáp án D 
Câu 29: Chia m gam Mg làm hai phần bằng nhau: 
Phần I: đem hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được x mol hiđro. 
Phần II: đem hòa tan vừa hết trong dung dịch chứa y mol HNO3 thì thu được khí đinitơoxit là sản 
phẩm khử duy nhất của N+5. Mối liên hệ giữa x với y là 
A. 2x = 3y B. x = 4y C. 5x = 2y D. 2x = y 
Phần I: nMg = 
2H
n = x (Bảo toàn electron) 
Phần II: 
Ta có bán phản ứng: 
 Ths. Huỳnh Thiên Lương | Tuyển tập Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học 5 
10H
+
 + 
3 2 22NO 10e N O 5H O
    
2nMg -------------- 2nMg 
Vậy 2x = y  Đáp án D 
Câu 30 : Axit axetic có công thức phân tử là 
A. HCOOH B. CH3COOH C. C6H5OH D. C2H5COOH 
Lần lượt ý A là axit fomic, ý B là axit axetic, ý C là phenol và ý D là axit propionic 
 Đáp án B 
Câu 31: X là 1 tetrapeptit cấu tạo từ aminoaxit A, Trong phân tử của A có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm 
–COOH, no mạch hở. Trong A nitơ chiếm 15,73% về khối lượng. Thủy phân m g gam X trong môi 
trường axit thì thu được 27,72 gam tripeptit, 32 g đipeptit và 13,35g A. Giá trị của m 
A 68,705 gam B. 274,82 gam C. 70,680 gam D. 67,886 gam 
MA = 
14
.100
15,73
= 89  A là alanin: CH3CH(NH2)COOH 
3Ala
27,72
n
89.3 2.18
 

 0,12 ; 
2Ala
32
n 0,2
89.2 18
 

 ; nAla = 
13,35
0,15
89
 
Ta có các phản ứng thủy phân 
Ala4 + H2O → Ala3 + Ala 
 0,12 ← 0,12 → 0,12 
Ala4 + H2O → 2 Ala2 
 0,1 ←---- 0,2 
Ala4 + 3H2O → 4Ala 
 0,0225 ← (0,15 – 0,12) 
Bảo toàn khối lượng m = (27,72 + 32 + 13,35) – 
2H O
m = 73,07 – 0,2425.18 = 68,705 g 
 Đáp án A 
Câu 32: Chỉ từ cặp khí nào sau đây ta điều chế được axit nitric 
A. O2 và N2. B. NH3 và O2. C. N2 và H2. D. NO và O2. 
4NH3 + 3O2 
oxt, t 4NO + 6H2O 
2NO + O2 → 2NO2 
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 
 Đáp án B. 
Câu 33: Anilin không phản ứng với 
A. Dung dịch brom B. Dung dịch HCl 
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch H2SO4 
Vì anilin có tính bazo yếu nên không phản ứng với bazo là NaOH  Đáp án C 
Câu 34: Cho 0,1 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 1M thu được dung 
dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu 
được 22,1 gam muối khan. Công thúc cấu tạo thu gọn của X là 
A. NH2–CH2–CH2–CH2–COOH B. NH2–CH2–CH2–COOH 
C. (NH2)2–CH–COOH D. (NH2)2C2H2(COOH)2 
nHCl = 0,2; namino axit = 0,1 nên có 2 nhóm NH2 
mamino axit = 22,1 – 0,2.36,5 = 14,8 
Mamino axit = 148 
R(NH2)2–(COOH)z 
do M = 148 nên z < 3 
nếu z = 1 thì MR = 71 ~ C5H11 (loại) 
nếu z = 2 thì MR = 26 ~ C2H2  Đáp án D. 
 6 Tuyển tập Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học | Ths. Huỳnh Thiên Lương 
Câu 35: Kim loại đồng được điều chế bằng phương pháp là 
A. Nhiệt luyện B. Điện phân C. Thủy luyện D. Cả ba phương pháp 
Đồng được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện (hoạt động hóa học yếu) 
 Đáp án A 
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), cho 
toàn bộ sản phẩm vào bình chứa nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa và khối lượng bình 
nước vôi tăng 16,8 gam. Giá trị của V là 
A. 4,48 B. 2,24 C. 6,72. D. 8,96 
2 2CO H O
m m = 16,8 và 
2 3CO CaCO
n n = 0,3  
2H O
m = 3,6  
2H O
n = 0,2 
BT nguyên tố oxi 2 2
2
CO H O axit
O
2n n 2n 0,3.2 0,2 0,1.2
n 0,3
2 2
   
   
V = 0,3.22,4 = 6,72  Đáp án C 
Câu 37: Cho 9,6 gam Cu vào 200ml dung dịch gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M sau khi phản ứng 
xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối 
lượng muối khan là 
A. 25,4 gam B. 31,6 gam C. 28,2 gam D. 19,2 gam 
nCu = 0,15; 
3NO
n  = 0,2; 
H
n  = 0,4 
3Cu + 8H
+
 + 2 3NO
 → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O 
0,15 -- 0,4 --- 0,1 
 3NO
 dư; Cu2+, H+ hết 
Dung dịch sau phản ứng gồm 0,1 mol 24SO
 ; 0,15 mol Cu
2+
 và 0,1 mol 3NO
 
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là : 
0,1.96 + 0,15.64 + 0,1.62 = 25,4 g  Đáp án A. 
Câu 38: Khối lượng xenlulozơ và khối lượng axit nitric cần lấy để sản xuất ra 445,5 kg xenlulozơ 
trinitrat, biết hiệu xuất phản ứng đạt 75% là 
A. 324 kg xenlulozơ và 126 kg HNO3 B. 162 kg xenlulozơ và 378 kg HNO3 
C. 182,25 kg xenlulozơ và 212,625 kg HNO3 D. 324 kg xenlulozơ và 378 kg HNO3 
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 –> [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O 
Khối lượng xenlulozơ: 
445,5 100
.162.
297 75
 = 324 kg 
Khối lượng axit nitric : 
445,5 100
.3.63.
297 75
= 378 kg 
 Đáp án D. 
Câu 39: Cho các chất sau: axit glutamic; valin, lysin, phenol, axit fomic, glyxin, alanin, 
trimetylamin, anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh và không đổi màu lần lượt là 
A. 1, 3, 5 B. 2, 3, 4 C. 3, 3, 3 D. 2, 2,5 
Các chất làm quỳ hóa hồng là: axit glutamic, axit fomic 
Các chất làm quỳ hóa xanh: Lysin, trimetyl amin 
 Đáp án D 
Câu 40: NH3 được tổng hợp từ N2 và H2 ở nhiệt độ 450–500
o
C, áp suất p = 200–300 atm, xúc tác Fe 
theo phản ứng: N2 + 3H2 2NH3 
Nếu tăng nồng độ N2 và H2 lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng 
A. 16 lần B. 4 lần C. 8 lần D. 2 lần 
A do nồng độ tăng 2 nhưng hệ số trong phương trình là 1:3:2 nên khi tăng như vậy phản ứng tăng 
v = 2
1.
2
3
 = 16 lần  Đáp án A 
 Ths. Huỳnh Thiên Lương | Tuyển tập Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học 7 
Câu 41: Axit glutamic có công thức thu gọn là 
A.CH2OH[CHOH]4COOH B. HOOCCH2CH2CH2CH2COOH 
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COONa 
Axit glutamic có 2 nhóm COOH và không có Na  Loại A và D 
ý B sai vì không có nhóm NH2, không phải amino axit 
 Đáp án C 
Câu 42: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(a) Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4. (b) Sục Cl2 dư vào dung dịch NaOH 
(c) Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4; Cl2). (d) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. 
(e) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. (g) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. 
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá– khử xảy ra là 
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. 
(a) Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4. 
(b) Sục Cl2 dư vào dung dịch NaOH 
(g) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. 
 Đáp án D 
Câu 43: Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvC. Thủy phân 100 gam A thu được 33,998 
gam alanin. Số mắt xích alanin trong phân tử A là 
A. 562 B. 208 C. 382 D. 191 
% khối lượng alanin = 33,998% 
 trong 50 000 đvC có 33,998%. 50 000 = 16 999 
 số mắt xích: 
17000
89
 = 191 
 Đáp án D 
Câu 44: Có các phát biểu : 
(a) Tính oxi hóa của clo mạnh hơn Iot 
(b) Trong hợp chất các nguyên tố halogen đều có số oxi hóa –1, +1, +3, +5, +7 
(c) Các muối AgCl, AgBr, AgI, AgF không tan trong nước 
(d) HF, HCl, HBr, HI có tính khử giảm dần từ trái qua phải. 
Số phát biểu đúng là 
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 
Chỉ có ý A đúng. 
ý B, F chỉ có số oxi hóa –1 trong hợp chất 
ý C, AgF tan 
ý D là tính khử tăng dần 
 Đáp án D 
Câu 45: Khi lên men rượu m gam glucozơ (hiệu suất 100%) thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Giá trị 
của m là 
A.9,0 B. 18, 0 C. 27,0 D. 36,0 
Ta có 
2CO
n = 0,4 mol  nglucozơ = 0,2 mol 
 m = 180.0,2 = 36 gam 
 Đáp án D 
Câu 46: Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ khối đối với H2 bằng 24. Sau khi đun nóng hỗn hợp 
trên với chất xúc tác thu được hỗn hợp khí Y gồm SO2, O2 và SO3 có tỉ khối đối với H2 bằng 30. 
Phần trăm số mol của O2 trong hỗn hợp Y là: 
A. 12,5% B. 40% C. 50% D. 37,5% 
2X/H
d = 24 
 8 Tuyển tập Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học | Ths. Huỳnh Thiên Lương 
Gọi t là tỉ lệ mol của SO2  64t + 32(1 – t) = 24.2  t = 0,5 
Giả sử nX = 1 mol  
2 2SO O
n n 0,5  mol 
2SO2 + O2 2SO3 
[ ] 0,5 – a 0,5 – 0,5a a n = 1 – 0,5a 
Ta có: (1 – 0,5a).30.2 = 1.24.2 (Bảo toàn khối lượng mX = mY) 
 a = 0,4 
%
2O
0,5 0,5.0,4
n .100
1 0,5.0,4



= 37,5%  Đáp án D 
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn m gam một este đơn chức X cần vừa hết 10,08 lít oxi (ở đktc), sinh ra 
8,96 lit CO2 (ở đktc). Mặt khác m gam X phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Số 
đồng phân cấu tạo của X có dạng CxHy–OOCH là 
A. 3 B. 4 C. 7 D. 8 
neste X = nNaOH = 0,1.1 = 0,1 mol 
2O
n = 0,45; 
2CO
n = 0,4; 
Bảo toàn O: 
2 2 2H O este X O CO
n 2n 2n n   = 0,1.2 + 0,45.2 – 0.4.2 = 0,3 
NC = 
2CO
X
n 0,4
n 0,1
 = 4; NH = 
2H O
X
2n 0,3.2
n 0,1
 = 6 
Este có CTPT là C4H6O2 có k = 
2x 2 y 2.4 2 6
2 2
   
 = 2 liên kết , trong đó có một liên kết ở 
nhóm HCOO, một liên kết  ở gốc CxHy 
HCOO–CH2–CH=CH2 
HCOO–CH=CH–CH3 (đồng phân cis – trans) 
 Đáp án A 
Câu 48: Cho các chất : CH3COONH4, Na2CO3, Ba(OH)2, Al2O3, NH4Cl, KHCO3, NH4H2PO4, Al và 
(NH4)2CO3. Số chất vừa phản ứng với dung dịch HCl và vừa phản ứng với dung dịch NaOH là 
A. 5 B. 6 C. 7 D. 4 
Các chất thỏa mãn gồm CH3COONH4, Al2O3, NH4Cl, KHCO3, NH4H2PO4, Al và (NH4)2CO3 
 Đáp án C 
Câu 49: Tên gọi của chất có mùi thơm chuối chín là 
A.Vinylaxetat B. Isoamylaxetat C. Isopropylaxetat D. Etylaxetat 
Este có mùi chuối chín được giới thiệu trong phần este, công thức Isoamylaxetat (đọc thêm các 
este trong phần đọc thêm cuối bài)  Đáp án B 
Câu 50: Dung dịch X có chứa: 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl– và a mol 3HCO
 . Cô cạn X 
ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
A. 28,6 B. 37,4 C. 49,8 D. 30,5 
Bảo toàn điện tích : a = 0,1.2 + 0,3.2 – 0,4 = 0,4 
Khi nung ở nhiệt độ cao: 2 3HCO
→ CO2 + 
2
3CO
+ H2O → O
2–
 (oxit) 
Sau khi nung, chất rắn còn lại gồm 0,4 mol Cl–, 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; b mol O2–. 
Bảo toàn điện tích : 2b = 0,1.2 + 0,3.2 – 0,4  b = 0,2 
Vậy m = 0,4.35,5 + 0,1.40 + 0,3.24 + 0,2.16 = 28,6 gam  Đáp án B 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_thu_THPT_2015_Dong_Loc_giai_chi_tiet.pdf