SỞ GD-ĐT PHÚ YÊN TRƯỜNG THCS-THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2016-2017 MÔN : LỊCH SỬ ĐỀ: Câu 1. Địa danh nào được chọn để đặt trụ sở Liên Hợp Quốc: a/. Xan Phơranxixcô. b/. Niu Ióoc, c/. Oasinhtơn. d/. Caliphoócnia. Câu 2. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô): a/. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. b/. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc. c/. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận, d/. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm. Câu 3. Thời gian Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc: a/. Tháng 9 - 1967. b/. Tháng 9 - 1977, c/. Tháng 9 - 1987. d/. Tháng 9 - 1997. Câu 4. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX? a/. Đứng thứ nhất trên thế giới b/. Đứng thứ hai trên thế giới c/. Đứng thứ ba trên thế giới d/. Đứng thứ tư trên thế giới Câu 5. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai: a/. Hòa bình, trung lập b/. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới c/. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người d/. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ Câu 6. Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á: a/. Ngày 8-8-1967 b/. Ngày 8-8-1977 c/. Ngày 8-8-1987 d/. Ngày 8-8-1997 Câu 7. Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979: a/. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học. b/. Đối đầu căng thẳng, c/. Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại. d/. Giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Câu 8. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy" vì: a/. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ. b/. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập. c/. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, d/. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này. Câu 9. Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai: a/. Angiêri b/. Ai Cập, c/. Ghinê d/. Tuynid.i Câu 10: Mục tiêu bao quát nhất của “chiến tranh lạnh”do Mĩ phát động là gì ? Mĩ thực hiện “chiến lược toàn cầu” nhằm làm bá chủ thế giới. X Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc Mĩ. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng thế giới. Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 11. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai đã gây những hậu quả tiêu cực đến đời sống của con người: a/. Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp. b/. Cơ cấu dân cư thay đổi, lao động công nông giảm đi, lao động dịch vụ và trí oc tăng lên. c/. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng, d/. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 12: Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là: a/. Kennơđi b/. Nichxơn c/. B. Clintơn d/. G. Bush Câu 13: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai a/. Biết xâm nhập thị trường thế giới b/. Tác dụng của những cải cách dân chủ c/. Truyền thống " Tự lực tự cường" d/. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật Câu 14: Thời gian thành lập khối thị trường chung Châu Âu ( EEC) a/. Tháng 1-1949 b/. Tháng 5-1955 c/. Tháng 3-1957 d/. Tháng 3-1958 Câu 15 : Nguồn gốc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai a/. Do yêu cầu cuộc sống b/. Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai c/. Những thành tựu khoa học- kĩ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỹ XX, tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai d/. Tất cả đều đúng Câu 16: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở VN? a/. Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất b/. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra c/. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở VN d/.Tất cả các câu trên đều đúng Câu 17: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần II, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào? a/. Công nghiệp chế biến b/. Nông nghiệp và khai thác mỏ c/. Nông nghiệp và thương nghiệp d/. Giao thông vận tải Câu 18: Tác động của chương trình khai thác lần II đến kinh tế VN là: a/. Nền kinh tế VN phát triển độc lập tự chủ b/. Nền kinh tế VN phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp c/. Nền kinh tế VN lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp d/. VN trở thành thị trường độc chiếm của Pháp Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân VN bước đầu đi vào đấu tranh tự giác ? a/.Công hội(bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu b/. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn c/. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng d/. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? a/. Đưa yêu sách đến hội nghị Vecxay b/. Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa c/. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp d/. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari Câu 21:Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là: a/. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước b/. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản c/. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp đường lối dân tộc với chủ nghĩa xã hội d/. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa vô sản Câu 22: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân VN bước đầu đi vào đấu tranh tự giác ? a/.Công hội(bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu b/. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn c/. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng d/. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc Câu 23: Từ ngày 7 - 2 - 1930, hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp ở đâu? a/. Quảng Châu (Trung Quốc) b/. Ma Cao (Trung Quốc) c/. Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc) d/. Hương Cảng (Trung Quốc) Câu 24: Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào? a/. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng b/. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn c/. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn d/. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn Câu 25: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931? a/. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 b/. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩaYên Bái c/. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến d/. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân Câu 26: Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939 ? a/. Thực dân Pháp nói chung b/. Địa chủ phong kiến c/. Bọn phản động thuộc địa và tay sai không chịu thi hành chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp d/. Các quan lại của triều đình Huế Câu 27: Nhiệm vụ của cách mạng được Đảng xác định trong thời kì 1936 - 1939? a/. Đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc b/. Đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng c/. Chống phát xít, chống phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do dân chủ cơm áo hoà bình d/. Câu a, b đúng Câu 28: Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939 - 1945 là ai? a/. Bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng b/. Bọn đế quốc và phát xít c/. Bọn thực dân phong kiến d/. Bọn phát xít Nhật Câu 29: Hội nghị lần thứ 6 (11 - 1939) của ban chấp hành trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là gì? a/. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông dương hoàn toàn độc lập b/. Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh c/. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách d/. Tất cả các nhiệm vụ trên Câu 30: Tháng 11 - 1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là gì? a/. Mặt trận nhân dân phản đế b/. Mặt trận dân chủ Đông Dương c/. Mặt trận phản đế Đông Dương d/. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương Câu 31: Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11 - 1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? a/. 19 - 5 - 1941 tại Bà Điểm - Hóc Môn b/. 15 - 5 - 1939 tại PacBó - Cao Bằng c/. 6 - 11 - 1939 tại Bà Điểm - Hóc Môn d/. 10 - 5 - 1940 tại Đình Bảng - Bắc Ninh Câu 32: Khó khăn lớn nhất của nước ta sau cách mạng tháng Tám là: a/. Quân Tưởng, Anh dưới danh nghĩa Đồng minh vào VN giải giáp quân Nhật, nhưng lại chống phá Cách mạng VN b/. Nạn đói, nạn dốt đe doạ nghiêm trọng đến nhân dân ta c/. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng d/. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ra sức phá hoại chống phá Cách mạng Câu 33: Sự kiện trực tiếp nào đưa đến quyết định của Đảng và chính phủ toàn quốc kháng chiến chống Pháp? a/. Hội nghị Đà Lạt không thành công(18 - 5 1946) b/. Hội nghị Phôngtennơblô c/. Pháp chiếm Hải Phòng(11 - 1946) d/. Tối hậu thư của Pháp ngày 18 - 12 - 1946 đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng Câu 34: Mục đích chính của Pháp khi mở chiến dịch Hòa Bình (11/1951) là: Nối lại “hành lang đông – tây”, chia cắt Việt Bắc với liên khu III và IV. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Gây tiếng vang lớn và tranh thủ thêm viện trợ Mỹ. Câu 35: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành: a/. Đảng cộng sản Đông Dương b/. Đảng cộng sản Việt Nam c/. Đảng lao động Việt Nam d/. Đông Dương cộng sản Đảng Câu 36: Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954? a/. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng b/. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu c/. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán d/. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954 Câu 37: Chiến lược "chiến tranh cục bộ" là: a/. Loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu kết hợp vũ khí và trang thiết bị hiện đại của Mĩ b/ Loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, tiến hành bằng lực lượng quân dội viễn chinh Mĩ kết hợp quân chư hầu và quân Ngụy c/. Loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu và quân viễn chinh Mĩ kết hợp vũ khí và trang thiết bị hiện đại của Mĩ d/ Loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, tiến hành bằng lực lượng quân dội viễn chinh Mĩ kết hợp quân chư hầu Câu 38: Chiến công nào của quân giải phóng tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ a/.Trận Vạn Tường (18 - 8 - 1965) b/. Chiến công tiêu diệt quân Mỹ trong mùa khô 65 - 66 c/. Chiến công tiêu diệt quân Mỹ trong mùa khô 66 - 67 d/. Chiến công trong tết Mậu Thân (1968 Câu 39: Địa danh nào được coi như là "Ấp Bắc" đối với quân đội Mĩ? a/. Núi Thành b/. Chu Lai c/. Vạn Tường d/. Đà Nẵng Câu 40: Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? a/. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn b/. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng c/. Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa d/. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương HẾT SỞ GD-ĐT PHÚ YÊN TRƯỜNG THCS-THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN ĐỀ THI MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2016-2017 MÔN : LỊCH SỬ ĐÁP ÁN: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chọn B C B B B A B D B A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C C D C D B B C D B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A D C A A C C B A C 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C A D A C B B D C B ĐÁP ÁN: Câu 1. Địa danh nào được chọn để đặt trụ sở Liên Hợp Quốc: → Niu Ióoc, Câu 2. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô): → Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận, Câu 3. Thời gian Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc: → Tháng 9 - 197 Câu 4. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX? → Đứng thứ hai trên thế giới Câu 5. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai: → Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới Câu 6. Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á: →. Ngày 8-8-1967 Câu 7. Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979: → Đối đầu căng thẳng, Câu 8. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy" vì: →. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này. Câu 9. Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai: → Ai Cập, Câu 10: Mục tiêu bao quát nhất của “chiến tranh lạnh”do Mĩ phát động là gì ? → Mĩ thực hiện “chiến lược toàn cầu” nhằm làm bá chủ thế giới. Câu 11. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai đã gây những hậu quả tiêu cực đến đời sống của con người: . → Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng, Câu 12: Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là: → B. Clintơn Câu 13: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai →. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật Câu 14: Thời gian thành lập khối thị trường chung Châu Âu ( EEC) →. Tháng 3-1957 Câu 15 : Nguồn gốc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai → Do yêu cầu cuộc sống , Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai. Những thành tựu khoa học- kĩ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỹ XX, tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai Câu 16: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở VN? → Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra Câu 17: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần II, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào? → Nông nghiệp và khai thác mỏ Câu 18: Tác động của chương trình khai thác lần II đến kinh tế VN là: →. Nền kinh tế VN lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân VN bước đầu đi vào đấu tranh tự giác ? → Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? → Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Câu 21:Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là: → Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước Câu 22: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân VN bước đầu đi vào đấu tranh tự giác ? →. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc Câu 23: Từ ngày 7 - 2 - 1930, hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp ở đâu? → Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc) Câu 24: Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào? →. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng Câu 25: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931? → Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 Câu 26: Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939 ? → Bọn phản động thuộc địa và tay sai không chịu thi hành chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp Câu 27: Nhiệm vụ của cách mạng được Đảng xác định trong thời kì 1936 - 1939? → Chống phát xít, chống phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do dân chủ cơm áo hoà bình Câu 28: Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939 - 1945 là ai? → Bọn đế quốc và phát xít Câu 29: Hội nghị lần thứ 6 (11 - 1939) của ban chấp hành trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là gì? → Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông dương hoàn toàn độc lập Câu 30: Tháng 11 - 1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là gì? → Mặt trận phản đế Đông Dương Câu 31: Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11 - 1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? → 6 - 11 - 1939 tại Bà Điểm - Hóc Môn Câu 32: Khó khăn lớn nhất của nước ta sau cách mạng tháng Tám là: → Quân Tưởng, Anh dưới danh nghĩa Đồng minh vào VN giải giáp quân Nhật, nhưng lại chống phá Cách mạng VN Câu 33: Sự kiện trực tiếp nào đưa đến quyết định của Đảng và chính phủ toàn quốc kháng chiến chống Pháp? → Tối hậu thư của Pháp ngày 18 - 12 - 1946 đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng Câu 34: Mục đích chính của Pháp khi mở chiến dịch Hòa Bình (11/1951) là: → Nối lại “hành lang đông – tây”, chia cắt Việt Bắc với liên khu III và IV. Câu 35: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành: → Đảng lao động Việt Nam Câu 36: Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954? → Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu Câu 37: Chiến lược "chiến tranh cục bộ" là: → Loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, tiến hành bằng lực lượng quân dội viễn chinh Mĩ kết hợp quân chư hầu và quân Ngụy Câu 38: Chiến công nào của quân giải phóng tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ → Chiến công trong tết Mậu Thân (1968 Câu 39: Địa danh nào được coi như là "Ấp Bắc" đối với
Tài liệu đính kèm: