Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Du

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Du
ĐỀ MINH HỌA - NGUYỄN DU
Câu 1. Hội nghị Ianta diễn ra:
Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945
Từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945
Từ ngày 5 đến ngày 11/5/1945
Từ ngày 11/2 đến ngày 15/2/1945
Câu 2. Hiến chương Liên Hợp Quốc có hiệu lực
Ngày 24/10/1945
Ngày 25/10/1945
Ngày 24/10/1946
Ngày 25/4/1945
Câu 3. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngã về
phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. châu Phi.
D. châu Mĩ.
Câu 4. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy" vì:
Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
Năm 1960 cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ khắp châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân,
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này
Câu 5. Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á:
Ngày 8/8/1967 	
Ngày 8/8/1977
Ngày 8/8/1987 	
Ngày 8/8/1997
Câu 6. Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như
thế nào?
A. Đa cực.
B. Một cực nhiều trung tâm.
C. Đa cực nhiều trung tâm.
D. Đơn cực.
Câu 7. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mỹ latinh đã được mệnh danh là:
"Hòn đảo tự do" 	
“Lục địa mới trỗi dậy".
"Đại lục núi lửa" 	
"Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội"..
Câu 8. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế
giới thứ hai là
kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
Câu 9. Tờ báo “Người nhà quê” là của lực lượng nào ở Việt Nam giai đoạn 1919-
1925?
A. Nông Dân .
B. Tư sản.
C. Tiểu tư sản trí thức.
D. Công nhân.
Câu 10. Tên gọi Nguyễn Ái Quốc của Bác Hồ ra đời vào thời gian nào sau đây;
A. tháng 6/1919.
B. tháng 7/1920.
C. tháng 12/1920.
D. tháng 6/1911.
Câu 11. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai
cấp lãnh đạo cách mạng là
A. nông dân.
B. công nhân.
C. tư sản dân tộc.
D. tiểu tư sản trí thức.
Câu 12.chủ trương “vô sản hóa” ra đời vào thời gian?
A. Năm 1925.
B. Năm 1927.
C. Năm 1928.
D. Năm 1929.
Câu 13. Cho các sự kiện sau:
1. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
2. Quân Nhật vượt biên giới Việt-Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam.
3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
A. 2, 3 ,1.
B. 1, 2, 3.
C. 3, 2, 1.
D. 1, 3, 2.
Câu 14. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 là
A. nạn đói.
B. giặc dốt.
C. tài chính.
D. giặc ngoại xâm.
Câu 15.“Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ...” là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
A. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (1946).
B. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).
C. Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước (1966).
D. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951).
Câu 16. Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch ta buộc Pháp đánh lâu dài với ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Thượng Lào năm 1954.
B. Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Việt Bắc thu - đông năm 1947.
D. Biên giới thu - đông năm 1950.
Câu 17. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố
“phi Mĩ hóa” chiến tranh?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 18. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
một quốc gia
A. tự do.
B. tự trị.
C. tự chủ.
D. độc lập.
Câu 19. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị
A. Toàn dân kháng chiến.
B. Kháng chiến kiến quốc.
C. Kháng chiến toàn diện.
D. Trường kì kháng chiến.
Câu 20. Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương
Đảng ra chỉ thị nào?
A. Đánh du kích nhằm tiêu hao sinh lực địch.
B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường.
C. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp.
D. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch.
Câu 21. Chiến thắng Biên giới năm 1950 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân
Pháp phải:
A. phòng ngự.
B. tấn công.
C. đánh lâu dài.
D. đánh nhanh, thắng nhanh.
Câu 22. Phương châm tác chiến của ta trong Đông -Xuân 1953-1954 là:
A. Đánh vào vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tập trung quân cơ động của Pháp.
B. Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
C. Đánh vào Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch quân sự Nava.
D. Đánh vào toàn bộ các chiến trường ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Câu 23. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành:
A. Đảng cộng sản Đông Dương
B. Đảng cộng sản Việt Nam
C. Đảng lao động Việt Nam
D. Đông Dương cộng sản Đảng
Câu 24 Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động 
B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao
C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
D. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi 
Câu 25. Thế giới thời kì sau chiến tranh lạnh là
Thế giới vẫn là thế giới hai cực Xô – Mĩ
Thế giới đa cực, ở đó các nước hợp tác cùng phát triển
Xu thế hòa bình đóng vai trò chủ đạo
Cả B và C đều đúng
Câu 26. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm
1945 là mâu thuẫn giữa
A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
B. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
C. toàn thể nhân dân với đế quốc xâm lược và phản động tay sai.
D. nhân dân lao động với thực dân Pháp và các giai cấp bóc lột.
Câu 27. Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
truyền bá vào Việt Nam?
A. Lí luận Mác - Lênin.
B. Lí luận đấu tranh giai cấp.
C. Lí luận cách mạng vô sản.
D. Lí luận giải phóng dân tộc.
Câu 28. Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.
B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.
C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
Câu 29. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam
chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?
A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.
D. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
Câu 30. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu
sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là
A. Phát xít Nhật.
B. Đế quốc Anh.
C. Thực dân Pháp.
D. Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 31. Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của
cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. “Đồng khởi”.
B. Phá “ấp chiến lược”.
C. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập cô ng”.
D. “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
Câu 32. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị tríở miền Nam.
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.
Câu 33. Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là
A. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.
B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.
Câu 34. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
Câu 35. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư
bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.
D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
Câu 36. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là
A. giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Pháp- Nhật.
B. đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ.
C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
D. lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
Câu 37. Cách mạng tháng 8/1945 thành công tên gọi nước ta là:
A. cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
C. nước Đại Việt.
D. Đại Cồ Việt.
Câu 38. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ
(6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là
A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. không vi phạm chủ quyền dân tộc.
Câu 39. Nhiệm vụ chủ yếu của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam 
A. giải phóng dân tộc.
B. giải phóng giai cấp nông dân.
C. đòi dân sinh, dân chủ đòi cơm áo, hòa bình.
D. giải quyết ruộng đất cho nhân dân.
Câu 40. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-
1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do
A. các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
B. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.
C. không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa.
D. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_ND.doc