Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Lê Thành Phương

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Lê Thành Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Lê Thành Phương
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT LÊ THÀNH PHƯƠNG
 ĐỀ MINH HỌA
(Đề gồm có 07 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề 
(Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu tương ứng dưới đây)
Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần II ở Việt Nam, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
A/. Công nghiệp chế biến.
B/. Nông nghiệp.
C/. Thương nghiệp.
D/. Giao thông vận tải.
Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đấu tranh mang tính tự giác ?
A/. Thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn - Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu (1921).
B/. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).
C/. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng (1922).
D/. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn (1925).
Câu 3. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên là:
A/. Báo Thanh Niên.
B/. Tác phẩm "Đường Kách Mệnh".
C/. Bản án chế độ tư bản Pháp.
D/. Báo Người Cùng Khổ.
Câu 4. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của cuộc cách mạng nào?
A/. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất.
B/. Cách mạng công nghiệp.
C/. Cách mạng văn minh tin học.
D/. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
Câu 5. Tháng 3 năm 1929 tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện: 
A/. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
B/. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
C/. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời.
D/. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu 6. Đặc điểm của quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là gì ?
A/. Quá trình truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
B/. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C/. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
D/. Quá trình thực hiện chủ trương “ vô sản hóa” để truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
Câu 7. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm những nước nào ? 
A/. Nga (Liên Xô cũ), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
B/. Nga (Liên Xô cũ), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức.
C/. Nga (Liên Xô cũ), Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc.
D/. Nga (Liên Xô cũ), Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc.
Câu 8. Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên nói đến sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười"
A/. Khi sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.
B/. Khi đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C/. Khi viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ”.
D/. Khi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).
Câu 9. Nước nào sau đây đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ ?
A/. Mĩ.
B/. Liên Xô (Nga).
C/. Nhật Bản.
D/. Trung Quốc.
Câu 10. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?
A/. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
B/. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
C/. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
D/. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước.
Câu 11. “Kế hoạch Mác-san” của Mĩ (tháng 6/1947) còn được gọi là:
A/. Kế hoạch khôi phục châu Âu.
B/. Kế hoạch phục hồi nền kinh tế châu Âu.
C/. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
D/. Kế hoạch phục hồi nền kinh tế các nước Tây Âu. 
Câu 12. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đó là:
A/. Làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản.
B/. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.
C/. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
D/. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.
Câu 13. Trụ sở của Liên Hợp Quốc đóng ở địa danh nào ?
A/. Xan Phơranxixcô.
B/. Niu York 
C/. Oasinhtơn.
D/. California.
Câu 14. Từ năm 1973 đến nay cuộc cách mạng nào trên thế giới được nâng lên vị trí hàng đầu ?
A/. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
B/. Cách mạng trắng trong nông nghiệp
C/. Cách mạng công nghiệp.
D/. Cách mạng công nghệ.
Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo? 
A/. Giai cấp tư sản.
B/. Giai cấp vô sản.
C/. Giai cấp địa chủ phong kiến.
D/. Giai cấp nông dân.
Câu 16: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
A/. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
B/. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩaYên Bái.
C/. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến.
D/. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân.
Câu 17. Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là: 
A/. Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Inđônêxia.
B/. Philippin, Singapo, Thái Lan, Inđônêxia, Brunây.
C/. Philippin, Singapo, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia.
D/. Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Inđônêxia.
Câu 18. Chính quyền được thành lập trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam, gọi là chính quyền Xô viết vì:
A/. Chính quyền đầu tiên được thành lập ở huyện Xô viết.
B/. Hình thức mới của chính quyền theo kiểu Xô viết (nước Nga).
C/. Hình thức chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.
D/. Hình thức nhà nước của những nước theo con đường XHCN.
Câu 19. Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi. Vì sao?
A/. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập.
B/. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lựợt tan rã.
C/. Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
D/.Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.
Câu 20. Ba nguyên thủ quốc gia nào đã tham dự hội nghị Ianta (2/1945).
A/. Đờ Gôn, Sớcsin, Tơruman.
B/. Sớcsin, Xtalin, Mao Trạch Đông.
C/. Xtalin, Mao Trạch Đông,Tơruman.
D/. Xtalin, Sớcsin, Rudơven.
Câu 21. Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là: 
A/. Thực dân Pháp.
B/. Quân phát xít
C/. Lực lượng phong kiến tay sai.
D/. Lực lượng phản động thuộc địa và tay sai của chúng.
Câu 22. Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, nhóm các nước sáng lập ASEAN phát triển kinh tế theo hướng nào ? 
A/. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. 
B/. Công nghiệp hóa ưu tiên công nghiệp nặng.
C/. Công nghiệp hóa ưu tiên công nghiệp nhẹ. 
D/. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
Câu 23. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh là "Lục địa mới trỗi dậy"?
A/. Châu Á. 
B/. Châu Mĩ. 
C/. Châu Phi. 
D/. Châu Âu.
Câu 24. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI (tháng 11/1939) đã xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là gì ?
A/. Đánh đổ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày.
B/. Củng cố và xây dựng mặt trận, đoàn kết toàn dân.
C/. Đánh đổ đế quốc và tay sai.
D/. Củng cố và xây dựng Đảng vững mạnh.
Câu 25. Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã đánh bại âm mưu “Đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
A/. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).
B/. Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950).
C/. Chiến cuộc đông – xuân 1953 – 19554.
D/. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Câu 26. Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở đâu?
A/. Châu Á, châu Phi và châu Âu. 
B/. Châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
C/. Châu Á, châu Âu và khu vực Mĩ Latinh. 
D/. Trên tất cả các lục địa.
Câu 27. Yếu tố nào được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền nam Việt Nam?
A/. Ngụy quân.
B/. Ngụy quyền.
C/. Đô thị (hậu cứ).
D/. “Ấp chiến lược”.
Câu 28. Chiến thắng nào của quân và dân ta trong năm 1975 đã chuyển từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền nam Việt Nam ?
A/. Chiến thắng ở Phước Long.
B/. Chiến thắng ở Quảng Trị
C/. Chiến thắng ở Tây Nguyên.
D/. Chiến thắng ở Huế - Đà Nẵng.
Câu 29. Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin đã làm gì trong việc thực hiện chinh phục vũ trụ?
A/. Người đầu tiên bay vào vũ trụ. 
B/. Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo. 
C/. Người đầu tiên bay lên Sao Hỏa. 
D/. Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
Câu 30. “Chặt cánh tay, phá đồn địch” là nói đến anh hùng dân tộc nào của Việt Nam trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
A/. Phan Đình Giót.
B/. Tô Vĩnh Diện.
C/. La Văn Cầu.
D/. Trần Cừ.
Câu 31. Nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta ?
A/. Đại hội lần thứ IV, năm 1976.
B/. Đại hội lần thứ V, năm 1982.
C/. Đại hội lần thứ VI, năm 1986.
D/. Đại hội lần thứ VII, năm 1991.
Câu 32. Nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo là nhiệm vụ chính của tổ chức nào ?
A/. Liên minh châu Âu(EU). 
B/. Liên Hợp Quốc. 
C/. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).	 
D/. Hội nghị Ianta. 
Câu 33. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (tháng 4/1949) nhằm:
A/. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B/. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. 
C/. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
D/. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 34. Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ở Việt Nam?
A/. Trận đánh ở Đông Khê.
B/. Trận đánh ở Cao Bằng.
C/ . Trận đánh ở Thất Khê.
D/. Trận đánh ở Đình Lập.
Câu 35. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) của Đảng ta, đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là gì?
A/. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
B/. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
C/. Đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
D/. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ và thống nhất đất nước.
Câu 36. Chính sách nào thể hiện chiến lược “Chiến tranh một phía” của Mĩ - Diệm thực hiện ở miền Nam Việt Nam ?
A/. Gạt hết quân Pháp đế Mĩ độc chiến miền Nam Việt Nam.
B/. Phế truất Bảo Đại để Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống.
C/. Hiệp thương và tiến hành tuyển cử riêng.
D/. Ra sức “Tố cộng”, “diệt cộng” thi hành “Luật 10 - 59”.
Câu 37. Chiến thắng nào của quân và dân ta buộc Mỹ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí hiệp định Pari (27/01/1973), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
A/. Chiến thắng trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
B/. Chiến thắng ở Quảng Trị năm 1972.
C/. Chiến thắng Đông Nam Bộ năm 1972.
D/. Chiến thắng “Lam Sơn – 719” năm 1971.
Câu 38. “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”. Đoạn trên được trích ở đâu?
A/. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi.
B/. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C/. Tuyên ngôn độc lập.
D/. Tác phẩm “Đường Kách Mệnh”.
Câu 39. Chính sách “Đu đưa trên miệng hố chiến tranh” là nói đến:
A/. Chiến tranh lạnh.
B/. Chiến tranh thế giới thứ hai. 
C/. Nội chiến. 	
D/. Phong trào đấu tranh giành độc lập.
Câu 40. “..Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng. Chí không mòn!...” Đoạn thơ trên của nhà thơ Tố Hữu nói đến chiến dịch nào trong kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ? 
A/. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
B/. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
C/. Chiến cuộc đông – xuân 1953 - 1954.
D/. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
----------------------Hết----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_LTP.doc