Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Lần 1

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Lần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Lần 1
ĐỀ THI THỬ THPT QG 2017-LẦN 1
Câu 1. Hợp chất X đơn chức mạch hở có công thức phân tử là C4H8O2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
	A. 7	B. 4	C. 6	D. 5
 Câu 2. Hãy cho biết có bao nhiêu este đơn chức mạch hở mà trong phân tử có 3 nguyên tử cacbon?
	A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 3. Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam phenyl acrylat trong 200,0 ml dung dịch NaOH 1,5M, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thì thu được chất rắn có khối lượng là:
	A. 18,8 gam	B. 25,0 gam	C. 21,0 gam	D.17,4 gam
 Câu 4. Hỗn hợp X gồm các este có công thức phân tử là C8H8O2. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa dủ với dung dịch chứa 0,16 mol NaOH thì thu được dung dịch chứa m gam muối và 2,0 gam ancol. Vậy giá trị của m là:
	A. 19,24 gam	B. 17,46 gam	C. 16,92 gam	D.18,00 gam
Câu 5. Xà phòng hóa hoàn toàn 44,2 gam triglixerit X cần dùng V ml dung dịch NaOH 1,0M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 45,6 gam xà phòng. Vậy giá trị của V là:
	A. 200	B. 300	C. 100	D. 150
Câu 6. Có các dd mất nhãn sau: glucozơ, fructozơ, axit fomic và phenol. Thuốc thử nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dd đó? 
	A. quỳ tím	B. dung dịch Br2 	C. Cu(OH)2 trong dd NaOH 	D. AgNO3 trong dd NH3
Câu 7. Cho 8,55 gam saccarozơ (C12H22O11) vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khi X gồm các khí CO2 và SO2. Tính thể tích hỗn hợp khí X (đktc). 
	A. 10,08 lít 	B. 13,44 lít 	C. 20,16 lít 	D. 26,88 lít 
Câu 8. Đun nóng 3,42 gam mantozơ trong môi trường axit, đun nóng. Trung hòa axit sau phản ứng rồi cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư trong dd NH3, đun nóng thu được 3,78 gam Ag. Vậy hiệu suất phản ứng thủy phân mantozơ là: 
	A. 81,0% 	B. 87,5% 	C. 62,5% 	D. 75,0% 
 Câu 9. Thuỷ phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được hỗn hợp X. Chia hỗn hợp X thành hai phần:
	Phần 1: làm mất màu vừa hết 200 gam dung dịch Br2 nồng độ 4,8%.
	Phần 2: cho phản ứng tráng gương, thu được 43,2 gam Ag. Vậy hiệu suất của phản ứng thuỷ phân là
	A. 80%	B. 60%	C. 70%	D. 75%
Câu 10. Amin X bậc II có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C8H11N. Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
	A. 5 	B. 6 	C. 4 	D. 3 
 Câu 11 Amin X đơn chức có vòng benzen. Trong phân tử X, % khối lượng của N là 13,084%. Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo? 
	A. 4 	B. 5 	C. 6 	D. 3 
Câu 12. Nhúng quỳ tím vào dung dịch nào sau đây, quỳ tím có màu hồng: 
 A. H2N- -COONa 	B. ClH3N-CH2-CH2-COOH 	
 C. CH3-CH(NH2)-COOH 	D. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn aminoaxit X cần vừa đủ 30,0 gam khí oxi. Cho hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 48,75 gam và còn thoát ra 2,8 lít N2 (đktc). Vậy công thức phân tử của X có thể là: 
	A. C2H5O2N 	B. C4H9O2N 	C. C3H7O2N 	D. C3H9O2N
Câu 15. Tetrapeptit X có chứa 2 gốc alanin, 1 gốc glyxin và 1 gốc Valin. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
	A. 24	B. 12	C. 18	D. 8
Câu 16. Cho 1 mol peptit X mạch hở có phân tử khối là 461gam/mol thủy phân (xt enzim) thu được hỗn hợp các a-aminoaxit có tổng khối lượng là 533 gam. Vậy X thuộc loại peptit nào sau đây? 
	A. hexapeptit 	B. pentapeptit 	C. tetrapeptit 	D. tripeptit 
Câu 17. Cho chất X có công thức phân tử là C5H13O2N. Đun nóng X với NaOH thu được muối natri fomat, H2O và chất hữu cơ Y (chứa C, H, N). Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
	A. 8	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 18. PVC được điều chế trong thiên nhiên theo sơ đồ sau:CH4 C2H2 CH2=CHClPVC
Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy để điều chế ra một tấn PVC là bao nhiêu? Biết rằng khí thiên nhiên chứa 95% metan theo thể tích. 
	A. 5883 m3 	B. 2915 m3 	C. 1414 m3 	D. 6154m3 
Câu 19. Đốt một miếng hợp kim Cu-Ag trong khí oxi thu được chất rắn X. Cho chất rắn X vào dung dịch Fe(NO3)3 dư, sau phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn Y. Vậy thành phần của chất rắn Y là:
	A. CuO, Ag	B. CuO, Ag và Fe	C. Cu, Ag	D. CuO, Ag2O, Ag
Câu 20. Cho hỗn hợp gồm 1 mol Al và 2 mol Fe vào dung dịch chứa 2 mol AgNO3 và x mol Cu(NO3)2 thu được dung dịch chứa 2 muối và kết tủa chứa 3 kim loại. Hãy cho biết x có thể nhận giá trị nào sau đây?
	A. 0,5	B. 3,5	C. 1,5	D. 2,5
Câu 21. Cho m gam bột Fe vào 300,0 ml dung dịch AgNO3 1,0M, sau phản ứng hoàn toàn thì thu được 32,4 gam kết tủa. Vậy m có giá trị trong khoảng nào sau đây?
	A. 5,6 gam £ m £ 11,2 gam	B. 5,6 gam £ m £ 8,40 gam	C. 2,8 gam £ m £ 6,72 gam	D. 4,8 gam £ m £ 8,40 gam
 Câu 22. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al, Mg vào HCl dư cho 6,72 lít H2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp Al, Mg trên vào 400ml dung dịch gồm AgNO3 0,75M và Cu(NO3)2 0,8M, phản ứng xong thu được bao nhiêu gam kết tủa? 
	A. 49,6 gam 	B. 54,8 gam 	C. 42,0 gam 	D. 51,6 gam 
Câu 23. Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra: 
	A. sự oxi hoá phân tử H2O 	B. sự khử ion Na+ 	C. sự oxi hoá ion Cl- 	D. sự khử phân tử H2O 
Câu 24. Sục khí CO2 vào 100 ml dung dịch X chứa đồng thời Ba(OH)2 0,5M và NaOH 0,8M. Xác định thể tích khí CO2 (đktc) để khi hấp thụ vào dung dịch X luôn thu được kết tủa cực đại. 
	A. 1,12 lít ≤ V ≤ 2,016 lít 	B. 1,12 lít ≤ V ≤ 2,912 lít 	C. 1,68 lít ≤ V ≤ 3,360 lít	D. 1,12 lít ≤ V ≤ 4,032 lít 
 Câu 25. Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và Ba vào nước thì thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Sục 2,80 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thì thu được 19,7 gam kết tủa. Vậy giá trị của m tương ứng là:
	A. 31,20 gam	B. 29,55 gam	C. 31,85 gam	D. 20,60 gam
Câu 26. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là:
	A. Có kết tủa trắng xuất hiện và không tan khi dư dd NaOH	B. Có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan tạo dd trong suốt.
	C. Có kết tủa trắng xuất hiện và có khí bay ra.	D. Có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần khi dư NaOH.
Câu 27. Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa b mol AlCl3 thu được m gam kết tủa. Sục khí CO2 vào dung dịch sau phản ứng lại thấy xuất hiện kết tủa. Thiết lập mối quan hệ giữa a, b và m. 
	A. m = 78 (4a - b) 	B. m = 26 (4b - a) 	C. m = 78 (4b- a) 	D. m = 26 (b - a) 
Câu 28. Phương trình hoá học nào sau đây viết không đúng? 
	A. Fe + S FeS 	B. 2Fe + 3I2 2FeI3 	C. 3Fe + 2O2 Fe3O4 	D. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 
Câu 29. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2,0M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1 : 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn phần một thu được m1 gam muối khan. Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam muối khan. Biết: m2 - m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
	A. 240 ml	B. 160 ml	C. 320 ml	D. 80 ml
Câu 30. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2,0M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1 : 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn phần một thu được m1 gam muối khan. Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam muối khan. Biết: m2 - m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
	A. 240 ml	B. 160 ml	C. 320 ml	D. 80 ml
Câu 31. hh X gồm Al và Cr2O3 (tỷ lệ mol 2 : 1). Cho X vào dd H2SO4 loãng dư thu được V lít H2 (đktc). Mặt khác, nung hh X ở nhiệt độ cao thu được hh Y. Cho Y vào dd H2SO4 loãng, thu được V' lít H2 (đktc). Tính hiệu suất phản ứng (h) theo V và V'. 
	A. h = 2(V - V')/V 	B. h = 3(V - V')/2V 	C. h = 3(V - V')/V 	D. h = (V - V')/V
Câu 32. Cho các kim loại sau: Cu, Zn, Cr, Ni, Pb và Fe. Số kim loại tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 5
Câu 33. Cho Cu lần lượt tác dụng hết với mỗi chất oxi hóa dưới đây có cùng số mol. TH nào thu được số mol hợp chất Cu(II) nhỏ nhất ? 
	A. Cu + H2SO4 đặc 	B. Cu + HNO3 đặc 	C. Cu + O2 	D. Cu + Cl2 
Câu 34. Nhúng tấm kẽm vào 100,0 ml dung dịch chứa 14,64 gam CdCl2. Sau một thời gian lấy tấm kẽm ra thấy khối lượng tấm kẽm tăng lên 3,29 gam. Xác định nồng độ mol/l của các muối trong dung dịch sau phản ứng. Cho biết: Cd = 112; 
	A. CdCl2 0,2M và ZnCl2 0,6M 	B. CdCl2 0,1M và ZnCl2 0,7M 	C. CdCl2 0,4M và ZnCl2 0,4M 	D. CdCl2 0,3M và ZnCl2 0,5M 
Câu 35. Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch?
	A. K k chứa 78%N2, 16 %O2, 3%CO2, 1%CO, 1%SO2.	B. Kk chứa 78%N2, 21%O2, 1% CO2, H2O, khí hiếm, H2.	C. Kk chứa 78%N2, 20%O2, 2% CH4, bụi và CO2.	D. Kk chứa 78%N2, 18%O2, 4 % hỗn hợp CO2, SO2, HCl
Câu 36. Trong một căn phòng, nếu không may có một ít khí Cl2 thoát ra. Hãy cho biết sử dụng hóa chất nào sau đây để loại bỏ khí Cl2?
	A. khí O2	B. khí SO2	C. khí H2	D. khí NH3
Câu 37. Có các dd đựng trong các bình mất nhãn sau: AgNO3, NaAlO2, Zn(NO3)2 và NaHCO3. Hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các mẫu dd đó? 
	A. dd HCl 	B. dd NH3 	C. dd HNO3 	D. dd NaCl 
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al trong đó số mol Na bằng 0,6 lần số mol Ba. Hoà tan m gam hỗn hợp X trong nước dư thu được dung dịch Y; 0,116m gam chất rắn khan và 11,648 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp X là :
 A. 40,12% B. 34,21% C. 35.87% D. 39,68%
Câu 39: Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là :
 A. 31,95%.	 B. 19,97%.	 C. 23,96%.	 D. 27,96%.
Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? 
	A. 23. 	B. 22.	C. 19. D. 20.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_lan_1.doc