Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Lê Trung Kiên

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Lê Trung Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Lê Trung Kiên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2017
 TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG KIÊN Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: GDCD
 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
 ĐỀ MINH HỌA 
 (Đề thi có 07 trang) --------------------------------------------------------
Câu 1: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là
công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 2: Công dân bình đẳng trước pháp luật là
công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu 3: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là
người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là
chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.
chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.
vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện
nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.
lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Chủ thể của hợp đồng lao động là
người lao động và đại diện người lao động.
người lao động và người sử dụng lao động.
đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
Tất cả phương án trên.
Câu 7: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là
những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.
những tài sản có trong gia đình.
những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Tất cả phương án trên.
Câu 8: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là
bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh.
bất cứ ai cũng có quyền mua – bán hàng hóa.
mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động là
bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. 
bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Lựa chọn câu trả lời đúng
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là
công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 11: Số lượng các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là
A. 54.	
B. 55.	
C. 56.	
D. 57.
Câu 12: Dân tộc được hiểu theo nghĩa
A. một bộ phận dân cư của một quốc gia.	
B. một dân tộc thiểu số.
C. một dân tộc ít người.	
D. một cộng đồng có chung lãnh thổ.
Câu 13: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng
A. thắp hương trước lúc đi xa.	
B. yếm bùa.
C. không ăn trứng trước khi đi thi.	
D. xem bói.
Câu 14. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là
A. các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng.
B. các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ.
C.các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển.
D. các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Câu 15: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là
trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án.
Câu 16: Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị
phạt cảnh cáo.
cải tạo không giam giữ đến hai năm.
phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên.
Câu 17: Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của T ra xem tin nhắn, hành vi này xâm phạm quyền gì của công dân
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. quyền nhân thân của công dân.
C. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
Câu 18: "Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh" là một nội dung thuộc
bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
Câu 19. Tôn giáo được biểu hiện
A. qua các đạo khác nhau.
B. qua các tín ngưỡng.
C. qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.
D. qua các hình thức lễ nghi.
Câu 20: Nghi ngờ ông A lấy tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét, hành vi này xâm phạm quyền nào sau đây
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. quyền nhân thân của công dân.
C. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
Câu 21: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là
cơ quan nhà nước. 
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. 
cơ quan có thẩm quyền.
chỉ có công dân.
 Câu 22: Người có quyền tố cáo là
mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức. 
những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
mọi công dân.
những cán bộ công chức nhà nước.
 Câu 23: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
trong lĩnh vực văn hoá.
chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế.
chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
 Câu 24: Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự thì người giải quyết tố cáo là
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.
cơ quan tố tụng. 
người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.
Tất cả các phương án trên.
 Câu 25: Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc giữ vững an ninh - quốc phòng
quân đội nhân dân, công an nhân dân.
công an nhân dân, dân quân tự vệ. 
quân đội nhân dân, cảnh sát, bộ đội.
Tất cả các phương án trên.
 Câu 26: Nói đến vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến sự tác động của pháp luật đối với
Các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Lĩnh vực bảo vệ môi trường. 
Việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Phát triển kinh tế đất nước.
 Câu 27: Pháp luật qui định: củng cố an ninh quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân, mà nòng cốt là  và công an nhân dân
 	 A. bộ đội. 
 B. dân quân tự vệ. 
	 C. quân độ nhân dân. 
	 D. cảnh sát. 
 Câu 28: Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử
phổ thông. 
bình đẳng. 
công khai.
trực tiếp.
 Câu 29: Hiến pháp 2013 qui định mọi công dân 
đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
từ 18 – 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.
 Câu 30: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng 
một con đường duy nhất.
hai con đường. 
ba con đường. 
bốn con đường. 
 Câu 31: Đặc trưng của pháp luật là
	 A. có tính qui phạm phổ biến. 
	 B. tính quyền lực, bắc buộc chung. 
 C. tính xác định chặc chẽ về hình thức. 
 D. cả a,b,c đúng.
 Câu 32: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến người đó chết thì
	 A.vi phạm qui tắc đạo đức. 
	 B.vi phạm luật hình sự. 
	 C. vi phạm hành chính.
	 D. vi phạm dân sự.
 Câu 33: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu sau
A. hành vi trái pháp luật.
B. do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. người vi phạm phải có lỗi.
D. Cả a, b,c đúng.
 Câu 34: Nam công dân từ 18 đến 27 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào
A.thi hành pháp luật. 
	 B. sử dụng pháp luật. 
C. tuân thủ pháp luật.
	 D. áp dụng pháp luật.
 Câu 35: Người điều khiển xe môtô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào
A.vi phạm hành chính. 
B. vi phạm kỷ luật.
C. vi phạm dân sự.
D. vi phạm hình sự. 
Câu 36: Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào
A.vi phạm hành chính. 
	B. vi phạm kỷ luật.
C. vi phạm dân sự.
D. vi phạm hình sự. 
 Câu 37: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm
	 A. vi phạm hành chính. 
	 B. vi phạm hình sự. 
 C. vi phạm dân sự.
 D. vi phạm kỷ luật.
	 Câu 38: Một trong các đặt trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở 
	 A. tính quyền lực bắt buộc chung.
B. tính cơ bản. 
C. tính truyền thống.
D. Cả a,b,c đều đúng.
 Câu 39: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân
bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
	 Câu 40: Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm pháp luật nhằm
buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
giáo dục, răn đe những người khác.
Cả a,b,c đều đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_LTK.doc